Bệnh nhân phát hiện bị ung thư dạ dày sau 3 tháng đau bụng
Bà Chen (người Trung Quốc) phát hiện bị ung thư khi nội soi dạ dày sau 3 tháng chịu đựng những cơn đau bụng âm ỉ.
Bà Chen nhập viện do bị đau vùng bụng trên. Bà đã chịu đựng tình trạng này suốt 3 tháng. Ban đầu, người phụ nữ 55 tuổi không quá bận tâm vì chỉ đau âm ỉ.
Nhưng sau đó, các triệu chứng ngày càng nặng và tăng tần suất. “Tôi không muốn ăn uống gì và bị sụt cân sau nửa tháng”, bà Chen tâm sự.
Đau thượng vị kéo dài có thể liên quan tới các bệnh dạ dày. Ảnh minh họa: Healthline
Qua nội soi dạ dày, bác sĩ phát hiện ra khối u có đường kính 4 cm trong dạ dày của bà Chen. Ở Trung Quốc, số trường hợp bị phát hiện ung thư dạ dày lên tới 400.000 người mỗi năm.
Dạ dày là bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa của cơ thể. Sau khi vào dạ dày, thức ăn dưới dạng nhuyễn sẽ được trộn lẫn với các dịch vị trước khi chuyển xuống ruột non để tiếp tục tiêu hóa.
Nếu bạn có đầy đủ 4 dấu hiệu dưới đây, nguy cơ bị ung thư dạ dày của bạn rất cao:
1. Bị đau thượng vị khi ăn
Video đang HOT
Nếu cơn đau thượng vị (vùng bụng trên rốn) xuất hiện đột ngột, có thể người bệnh bị ngộ độc thực phẩm, do ăn quá no, không điều độ hoặc viêm ruột thừa (nếu có sốt).
Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân có khả năng lớn bị bệnh liên quan tới dạ dày như viêm loét, thậm chí là ung thư.
Đau thượng vị là một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất cảnh báo ung thư dạ dày. Hiện tượng này xảy ra do niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn tới những cơn đau liên tục.
2. Ăn mất ngon
Mặc dù không phải là nơi sản sinh ra chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng dạ dày đóng vai trò quan trọng trong quá trình đó. Thức ăn rắn vào tới dạ dày được nhào trộn với dịch vị để tạo thành một hỗn hợp sẽ tiếp tục được xử lý ở ruột non.
Dạ dày bị loét, có khối u sẽ gây ra cảm giác chán ăn đột ngột ở những người từng luôn ngon miệng.
3. Buồn nôn và nôn khi ăn
Dạ dày của người bị ung thư sẽ cứng như da. Lúc này, hoạt động của dạ dày sẽ trở nên yếu ớt rõ rệt, bị tắc nghẽn. Khi đó, bệnh nhân dễ có cảm giác buồn nôn và nôn.
4. Nôn ra máu hoặc phân màu đen
Khi khối u phát triển, bệnh nhân sẽ có hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa. Khi đó, người bệnh có thể nôn ra máu hoặc phân màu đen. Đây là lúc tình trạng khá nặng, cần đi khám ngay.
Làm gì để phát hiện sớm ung thư dạ dày?
Phát hiện ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày có tiên lượng tốt hơn nhiều so với giai đoạn tiến triển (90% sống sót sau 5 năm).
Ung thư dạ dày là một trong 5 bệnh ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam, năm 2018 có hơn 17.000 ca mắc mới và hơn 15.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.
Việc tiến hành sàng lọc và điều trị dự phòng mang lại hiệu quả tích cực bởi ung thư dạ dày nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thì vẫn có khả năng điều trị thành công. Tuy nhiên, tại nước ta tỉ lệ phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn còn cao, khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kém, kinh phí điều trị lớn.
Ung thư dạ dày giai đoạn sớm được định nghĩa là mức độ xâm lấn ung thư dạ dày chưa vượt qua lớp hạ niêm mạc. Ở giai đoạn này có tiên lượng tốt hơn nhiều so với ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển (90% sống sót sau 5 năm).
Dưới đây bác sĩ Bệnh viện K đưa ra hướng dẫn các bước tầm soát ung thư dạ dày:
Bước 1: Khám lâm sàng
Đây là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng trong khám tầm soát ung thư dạ dày.
Bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cụ thể về tuổi, tình trạng sức khỏe, bệnh sử cá nhân và gia đình nếu có, các triệu chứng biểu hiện bệnh nghi ngờ gặp phải... nhằm đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Sau đó sẽ tiến hành khám lâm sàng phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
Bước 2: Nội soi dạ dày
Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi để đưa vào từ thực quản xuống đến dạ dày để quan sát bên trong. Ưu điểm của nội soi cho phép quan sát được các thay đổi của niêm mạc dạ dày và tiến hành sinh thiết qua nội soi để có chẩn đoán mô bệnh học, qua đó cho phép chẩn đoán các ung thư dạ dày tại chỗ hoặc xâm lấn.
Ngoài ra các tổn thương tiền ung thư cũng có thể thấy được trên nội soi như: viêm teo, loét, polyp hoặc các tổn thương dạng tăng sản biểu mô tuyến. Sinh thiết các tổn thương nghi ngờ cũng có thể phát hiện các tổn thương tiền ung thư trên mô bệnh học như viêm teo, tăng sản, dị sản, loạn sản...
Ngoài ra, nội soi cũng có thể đánh giá tình trạng có hay không có nhiễm Helocobacter Pylori (HP), một trong số những yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày, giúp cho việc điều trị dự phòng.
Ung thư dạ dày là loại bệnh lý tiến triển khá nhanh, do đó trong sàng lọc, vai trò của nội soi dạ dày chủ yếu tập trung vào phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư.
Bước 3: Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân chụp CT. Bác sĩ chủ yếu dựa vào các hình ảnh để đánh giá tình trạng thương tổn của dạ dày, sự xâm lấn của khối u đến các bộ phận xung quanh.
Hơn nữa qua đó có thể đánh giá tình hình của bệnh nếu ung thư bắt đầu di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể như: gan, hạch, ổ bụng, ổ phúc mạc...
Bước 4: Sinh thiết
Phương pháp này có thể được tiến hành ngay khi nội soi ở nơi có tổn thương tại niêm mạc dạ dày, sau đó tiến hành giải phẫu bệnh. Sinh thiết là thủ tục cần để chẩn đoán tế bào khối u có phải là ung thư hay không.
Bạn có nguy cơ mắc loại ung thư nào cao nhất? Lối sống, môi trường làm việc, bệnh nền, tiền sử bệnh lý trong gia đình là những yếu tố mang tính quyết định đến nguy cơ mắc ung thư của một người. Ung thư dạ dày Bước sang độ tuổi 50, chức năng miễn dịch bắt đầu suy giảm nên có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao. Bên cạnh đó, việc...