Bệnh nhân nhiễm Covid-19: “Tôi không đơn độc những ngày cách ly”
Đến nay, Việt Nam đã chữa khỏi cho 11/16 bệnh nhân nhiễm Covid-19. Các trường hợp còn lại đều đang tiến triển ổn định.
Mang tâm lý hoang mang vì mắc căn bệnh mới bắt nguồn từ Vũ Hán (Trung Quốc) đang khiến cả thế giới lo sợ, 2 bệnh nhân khi được điều trị khỏi tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã rất vui mừng trong ngày xuất viện.
Đây là 2 trường hợp bệnh nhân nhiễm Covid-19 cuối cùng điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Như vậy, cả 5 ca điều trị tại đây đều đã khỏi và xuất viện. Chia sẻ sự xúc động ngày ra viện, các bệnh nhân cho biết họ đã đặt hết tin tưởng vào các y bác sĩ trong hành trình đi đến chiến thắng Covid-19.
Hai bệnh nhân nhiễm Covid-19 được điều trị khỏi tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và được xuất viện sáng 18/2.
“Tôi xin cảm ơn tất cả các y bác sĩ. Trong thời gian điều trị cách ly, từ các bác sĩ đến các y tá đều rất quan tâm, động viên chúng tôi. Khi tôi vào viện, các y bác sĩ đã thông báo tôi dương tính với Covid-19 và tuổi cao nên tôi phải cẩn trọng hơn. Tôi đã rất lo lắng và nói với các bác sĩ rằng nếu chữa được thì tiếp tục chữa, còn không thì dừng lại. Nhưng các bác sĩ thường xuyên động viên tôi mạnh mẽ lên. Đây mới là bước điều trị đầu, còn bước thứ 2, thứ 3 điều trị cao hơn nữa và tôi hoàn tin tưởng các bác sĩ” – đây là những lời chia sẻ đầy xúc động của bệnh nhân N.T.Y (55 tuổi), địa chỉ: Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc khi được xuất viện sáng 18/2.
Bệnh nhân Y là trường hợp có tiếp xúc với người được xác định nhiễm Covid-19. Kết quả xét nghiệm các ngày 12/2 và 15/2 của bệnh nhân đều âm tính, tình trạng viêm phổi cải thiện. Hiện tại toàn trạng bệnh nhân ổn định. Các kết quả XQ, xét nghiệm đều bình thường.
Bệnh nhân Y nhắc lại câu nói “Còn chúng em đây. Còn rất nhiều người ngoài kia và cả Việt Nam mình mong chị khỏe” của các bác sĩ đã giúp bà thêm niềm tin và lạc quan chiến thắng bệnh tật.
“Tôi rất mệt vì sốt cao trên 39,7 độ C. Từ Quang Hà chuyển xuống Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương được 3 ngày thì tôi ngừng sốt. Những ngày cách ly tôi rất buồn và chán nản vì không biết tin tức gì ở ngoài, lo lắng cho mọi người ở nhà, cho cộng đồng ở Sơn Lôi. Các y bác sĩ luôn động viên tôi yên tâm điều trị. Phòng điều trị của tôi rất tốt, môi trường đủ ấm, các bác sĩ điều trị đều tận tình và mỗi ngày tôi cảm thấy khỏe hơn”, bà Y kể lại.
Bà Y xúc động trước sự chăm sóc của các y bác sĩ.
Theo ThS. BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cùng với 3 bệnh nhân đã khỏi bệnh, 2 bệnh nhân ra viện sáng 18/2 là 2 ca cuối cùng điều trị tại Bệnh viện. BS Cấp khẳng định, kết quả điều trị này có được là nhờ sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Y tế và lãnh đạo Bệnh viện.
“Trong quá trình điều trị, các bệnh nhân đều tuân thủ tốt các hướng dẫn, quy trình điều trị của Bộ Y tế. Không chỉ các y bác sĩ chúng tôi mà toàn bộ xã hội đều quan tâm tới tình hình sức khỏe của người bệnh và mong mỏi họ khỏi bệnh”, BS Cấp nói.
Với các bệnh nhân – những người trực tiếp đối mặt với căn bệnh lạ, họ không hề đơn độc trong cuộc chiến chống Covid-19.
Cùng với bệnh nhân N.T.Y được điều trị khỏi và xuất viện sáng 18/2, anh P.V.C (29 tuổi), địa chỉ: Hợp Hòa, Tam Dương, Vĩnh Phúc, đã rất xúc động và cám ơn sự chăm sóc và chữa trị tận tình của các y bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Video đang HOT
Bệnh nhân C là một người trong đoàn công ty TNHH Nihon Plast của Nhật Bản cử sang Trung Quốc tập huấn tại Vũ Hán, Hồ Bắc trong 2,5 tháng. Trở về Việt Nam ngày 17/1. Bệnh nhân xuất hiện đau rát họng, ho từ 21/1, đến 26/1 bệnh nhân còn sốt cao, đến khám và nhập viện tại Khoa Cấp cứu được xác định dương tính với mẫu xét lấy cùng ngày.
Bệnh nhân C đã có kết quả xét nghiệm 2 mẫu âm tính ngày 11 và 12/2. Hiện tại bệnh nhân sức khỏe ổn định, hết sốt trong 10 ngày qua, toàn trạng ổn định.
Bệnh nhân C chia sẻ cảm xúc khi ra viện.
24 ngày nhập viện và điều trị Covid-19, anh C khẳng định mình không đơn độc trong cuộc chiến này: “Ban đầu tôi cũng lo lắng vì đây là căn bệnh mới nên không biết sẽ như thế nào. Nhưng sau một thời gian tôi thấy cơ thể mình khỏe hơn và thấy căn bệnh cũng giống như cúm thông thường. Được các bác sĩ động viên tôi thấy thoải mái hơn. Các bác sĩ mỗi buổi sáng đều đến khám và hỏi thăm sức khỏe, các y tá luôn dặn dò súc miệng nước muối, rửa tay sạch… Tôi uống thuốc và truyền khoảng 2 ngày, sau đó khi hết sốt tôi chỉ uống thêm thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng”.
Chiều cùng ngày 18/2, tại khu điều trị Phòng khám đa khoa Quang Hà (Bình Xuyên – Vĩnh Phúc), có thêm 2 bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh và xuất viện. Trong đó, bệnh nhân P.T.B (42 tuổi, ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) đã có kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính ngày 8/2, lần 3 âm tính vào ngày 14/2. Hiện, tình trạng bệnh nhân không ho, nhiệt độ 36,8 độ C. Bệnh nhân thứ hai là chị N.T.N (29 tuổi, quê ở xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) là công nhân Công ty Nihon Plast ở khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Bệnh nhân N có kết quả lần 3 âm tính vào ngày 15/2 và hiện bệnh nhân không ho, nhiệt độ 36,6 độ.
Các bệnh nhân sau khi ra viện tiếp tục được theo dõi y tế chặt chẽ. Theo thông tin mới nhất, trong số các ca xác định dương tính với Covid-19 đang được điều trị, bệnh nhi 3 tháng tuổi (điều trị tại Bệnh viện nhi Trung ương) và Việt kiều Mỹ (điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy) đã có xét nghiệm âm tính và đang tiếp tục được theo dõi thêm./.
Theo VOV
Bác sĩ chỉ rõ 2 biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết
Theo BS. Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, sốt xuất huyết có hai biến chứng là hạ tiểu cầu trong máu ngoại biên gây xuất huyết và biến chứng tăng tính thấm thành mạch gây thoát dịch có thể dẫn đến sốc.
Cả hai biến chứng này đều gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, biến chứng chảy máu thường dễ nhận biết và ít khi bị bỏ qua. Trong khi đó, biến chứng thoát dịch đôi khi người bệnh khó tự nhận biết, thậm chí đến giai đoạn sốc người bệnh mới tự phát hiện ra.
Khi bị SXH, giai đoạn nguy hiểm thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi bị sốt.
Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt nên đôi khi người bệnh chủ quan cho rằng bệnh đã khỏi. Bởi vậy ở giai đoạn này, người bệnh không nên chủ quan mà cần theo dõi sát các dấu hiệu của cơ thể để kịp thời đến viện khi có các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Chính vì thế, nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo các biến chứng trên là điều rất quan trọng.
Theo BS. Cấp, nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đưa ngay người bệnh tới bệnh viện gần nhất. Đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm:
- Chảy máu: Các chấm hay đốm màu đỏ trên da. Chảy máu mũi, lợi. Nôn ra máu. Đi ngoài phân đen. Kinh nguyệt ra nhiều/chảy máu âm đạo.
- Nôn liên tục.
- Đau bụng dữ dội.
- Lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật.
- Xanh tím, tay và chân lạnh ẩm.
- Khó thở.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân có tình trạng sốt cao liên tục không kiểm soát được bằng các thuốc hạ sốt thông thường cũng nên đến bệnh viện để được xử trí có hiệu quả hơn.
"Tỉ lệ biến chứng nặng của SXH là khá nhỏ. Đa phần bệnh SXH được bác sĩ hướng dẫn điều trị và theo dõi tại nhà, chỉ nhập viện khi có các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Vì thế, người bệnh không nên quá hoang mang, lo lắng"- BS. Cấp cho hay.
Nguyên tắc cần tuân thủ khi bị sốt xuất huyết
Khi người bệnh có biểu hiện sốt trước tiên nên đi khám để xác định nguyên nhân do SXH hay nguyên nhân khác để được xử lý theo đúng căn nguyên gây bệnh.
Người bệnh SXH cần theo dõi chặt chẽ tránh biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa.
Nếu sốt do SXH, người bệnh nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nghỉ ngơi và uống đủ nước
Khi cơ thể đang sốt cao, hãy nghỉ ngơi, hạ sốt, uống nhiều nước và dinh dưỡng đầy đủ. Trong đó, sữa, nước hoa quả (thận trọng với người bệnh đái tháo đường) và các dung dịch điện giải đẳng trương (oresol) và nước cơm được khuyến khích dùng với người bệnh.
Nếu uống quá nhiều nước trắng đơn thuần có thể gây rối loạn điện giải, vì thế các loại nước trên được khuyên dùng, nước hoa quả, nước rau luộc, nước oresol... đều rất tốt cho người bệnh.
Chỉ uống hạ sốt paracetamol
Liều hạ sốt được khuyến cáo là
Bệnh nhân cũng cần lưu ý tuyệt đối tránh không dùng các thuốc hạ sốt họ salicylat (aspirin), mefenemic acid (ponstan), hay các chất chống viêm không-steroid khác (NSAID).
Ngoài ra, bệnh nhân có thể chườm ấm để hỗ trợ hạ sốt.
Bệnh nhân không tự ý uống kháng sinh. Bởi SXH là bệnh do virus gây ra, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng. Vì vậy, uống kháng sinh không mang lại tác dụng điều trị.
Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2019 đến nay cả nước ghi nhận trên 105.000 trường hợp mắc SXH , trong đó có 10 trường hợp tử vong, số mắc có xu hướng tiếp tục gia tăng tại nhiều địa phương.
Hiện nay, bắt đầu bước vào những tháng cao điểm mùa dịch, cộng với sự diễn biến bất lợi của thời tiết, xen kẽ các đợt nắng nóng kéo dài và các đợt mưa lớn làm cho muỗi truyền bệnh phát sinh và phát triển mạnh.
Dự báo thời gian tới số mắc sẽ tiếp tục gia tăng và bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống.
Để chủ động phòng chống bệnh SXH trong thời gian tới, ngành y tế khuyến cáo:
1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt côn trùng vào bát nước kê chân chạn.
3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vô xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế dễ được khám và tư vấn điều trị. Không tự điều trị tại nhà.
Theo Lê Nguyên/SK&ĐS
Người hút thuốc nên cảnh giác cao với COVID-19 Các chuyên gia y tế gần đây cảnh báo mối liên quan giữa việc hút thuốc và các biến chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) gây ra. Ảnh: medicalnewstoday Qua phân tích sức khỏe 8.000 bệnh nhân nhiễm COVID-19 đầu tiên, các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Mỹ phát hiện nam giới có...