Bệnh nhân nghi nhiễm Ebola được xuất viện sau 21 ngày theo dõi
Ngày 21.11, bệnh nhân Chu Văn Chung (26 tuổi, quê Quảng Xương, Thanh Hóa) – người đã nhập viện, cách ly điều trị hồi đầu tháng 11 tại bệnh viện Đà Nẵng do nghi nhiễm Ebola – đã được các bác sĩ khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng đồng ý cho xuất viện.
Bệnh nhân Chu Văn Chung đã khỏe mạnh hoàn toàn sau 21 ngày theo dõi Ebola
Theo bác sĩ Phạm Ngọc Hàm, Trưởng khoa Y học nhiệt đới, sau 21 ngày theo dõi, điều trị bệnh nhân Chung theo đúng quy định về việc cách ly và theo dõi đối với bệnh nhân nghi nhiễm Ebola, đến nay, bệnh nhân Chung đã hoàn toàn bình phục, và đã có thể cho bệnh nhân xuất viện.
“Sau khi bệnh nhân được xác định bị sốt rét ác tính, nhưng do đảm bảo an toàn, chúng tôi vẫn tiếp tục giữ bệnh nhân lại và điều trị. Do bệnh nhân ở xa, vùng nông thôn khó khăn, nên bệnh viện đã hỗ trợ rất nhiều cho bệnh nhân về kinh phí điều trị, đi lại, ăn uống”, bác sĩ Hàm chia sẻ.
Video đang HOT
Bệnh nhân Chu Văn Chung, trong niềm vui được xuất viện, cho hay mình đã cảm thấy khỏe mạnh hoàn toàn. Sau khi rời bệnh viện, Chung sẽ quay về quê nhà. “Nếu tình hình dịch bệnh Ebola bên đó lắng dịu, tôi sẽ quay trở lại Guinea làm việc vì công việc bên ấy rất tốt. Còn nếu tình hình dịch vẫn đáng lo như vậy thì tôi chắc sẽ kiếm việc làm ở quê nhà!”, Chung vui vẻ nói với phóng viên.
Tin, ảnh: Diệu Hiền
Theo Thanhnien
Y tá Mỹ thứ hai xuất viện, Obama tin Ebola sẽ bị đánh bại
Y tá Mỹ thứ hai bị nhiễm Ebola vừa xuất viện sau một thời gian điều trị. Tổng thống Barack Obama ca ngợi đây là dấu hiệu cho thấy loại virus chết người này "sẽ bị đánh bại".
Y tá Vinson ôm hôn các bác sĩ chăm sóc cho mình trước khi rời bệnh viện Emory ở Atlanta, Georgia hôm nay. Ảnh: Reuters
"Tôi rất biết ơn khi mình đã khỏe mạnh", y tá Amber Vinson, 29 tuổi, nói tại bệnh viện ở bang Georgia. "Tình yêu của Chúa đã thực sự giúp tôi và gia đình vượt qua quãng thời gian khó khăn này".
Vinson bị nhiễm virus trong quá trình chăm sóc cho một bệnh nhân Ebola người Liberia. Cô được xác định dương tính với virus ngay sau khi đi máy bay cùng hơn 100 người khác. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng dịch Ebola có thể sớm bùng phát ở Mỹ.
Tuy nhiên, cả Vinson và y tá Mỹ đầu tiên bị nhiễm Ebola Nina Phạm đều đã được chữa trị thành công tại các bệnh viện chuyên khoa.
Theo Telegraph, Tổng thống Barack Obama đã nói chuyện với Vinson ngay sau khi cô ra viện và nói với các phóng viên rằng cô "khỏe". Ông Obama xem trường hợp của y tá này là một cơ hội để trấn an người dân Mỹ về khả năng đối phó với dịch bệnh của chính phủ.
"Trong 7 người Mỹ được chữa trị Ebola cho đến nay, tất cả đều sống sót", ông Obama nói.
Craig Spencer, một bác sĩ New York bị nhiễm virus trong khi chăm sóc cho các bệnh nhân Ebola ở Guinea, hiện là người Mỹ duy nhất mắc bệnh. Tình trạng của anh khá nghiêm trọng nhưng đã ổn định.
"Dịch bệnh này có thể khống chế được", Obama nói. "Nó sẽ bị đánh bại. Tiến bộ này là có thể, nhưng chúng ta sẽ phải thận trọng và chúng ta phải đảm bảo hợp tác cùng nhau".
Tổng thống cũng khiển trách các thống đốc bang New York, New Jersey và Illinois vì đã áp đặt lệnh cách ly 21 ngày với các nhân viên y tế từ Tây Phi trở về. Các bang khẳng định rằng biện pháp này là cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của virus ở Mỹ, tuy nhiên Nhà Trắng cảnh báo điều đó có thể làm nhụt chí các tình nguyện viên đến châu Phi để chiến đấu với dịch bệnh này.
Ông Obama mô tả các tình nguyện viên của Mỹ đang làm "công việc của Chúa". "Chúng tôi không muốn các nhân viên y tế của chúng ta nản lòng khi tiến ra chiến trường", ông nói. "Nếu họ thành công thì chúng ta sẽ không phải lo lắng về Ebola ở đây".
Anh Ngọc
Theo VNE
Bác sĩ tử vong vì Ebola trên đất Mỹ Tổng thống Obama đã gửi lời chia buồn đến gia đình nạn nhân thứ 2 tử vong vì Ebola trên đất Mỹ. Hôm 17/11, Tổng thống Obama đã gửi lời "chia buồn sâu sắc" đến gia đình của bác sỹ Martin Salia, nạn nhân thứ 2 tử vong vì Ebola ở Mỹ. "Bác sỹ Salia cống hiến cuộc sống của mình để cứu...