Bệnh nhân nằm la liệt ở hành lang vì sốt xuất huyết hoành hành
Nhiều nơi, phòng bác sĩ được trưng dụng, kê thêm giường gấp cho bệnh nhân nằm điều trị sốt xuất huyết.
Hiện tại, cả nước đã có 78.000 người mắc sốt xuất huyết, 22 người chết, trong đó TP.HCM có trên 15.000 người, Hà Nội có trên 13.000 người mắc, 5 ca tử vong.
Tại Hà Nội, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần vừa qua, đã ghi nhận thêm 2.700 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết. Các bệnh viện ở Hà Nội hầu như quá tải về bệnh nhân sốt xuất huyết.
Hội trường của Bệnh viện đa khoa Đống Đa, Hà Nội được kê thêm 10 giường để phòng trường hợp quá tải sẽ được chuyển thành nơi chữa bệnh
Phòng bệnh cũng quá tải vì bệnh nhân sốt xuất huyết tăng cao
Phòng bác sĩ được trưng dụng kê thêm giường gấp cho bệnh nhân nằm điều trị trong bệnh viện Đa khoa Đống Đa
Bệnh nhân và người nhà nằm la liệt dọc hành lang Bệnh viện Đống Đa
Bệnh nhân nằm tràn ra cả hàng lang, hướng về phía nhà vệ sinh
Video đang HOT
Một bệnh nhân nằm truyền dịch ngoài hành lang bệnh viện. Chai truyền đang vắt tạm bên chấn song cửa sổ
Hai chị em trong cùng một gia đình ở quận Thanh Xuân, Hà Nội bị nhiễm sốt xuất huyết
Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, mỗi ngày khám 900-1.000 bệnh nhân có biểu hiện sốt xuất huyết. Cả cơ sở 1 của bệnh viện cũng dành toàn bộ cho bệnh nhân sốt xuất huyết nhưng vẫn không đủ. Bệnh viện phải mượn gần 400 giường bệnh của một số nơi để tránh tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép. Bệnh viện cũng huy động cả hội trường, kê thêm 20 giường điều trị bệnh nhân.
Bệnh nhân nằm tràn ra hành lang do số lượng bệnh nhân quá đông
Khu vực điều trị sốt xuất huyết của khoa truyền nhiễm BV Bạch Mai lúc nào cũng quá tải bệnh nhân
Bệnh nhân nằm nghỉ trưa ngoài hành lang bệnh viện
Chị Nông Thị Hòa, Hoàng Mai, Hà Nội mang thai 5 tuần nhờ thụ tinh nhân tạo mệt mỏi vì sốt xuất huyết.
Chị Nguyễn Thị Huyền Trang, 28 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội mang thai 6 tuần rất lo lắng vì sốt xuất huyết.
Bà bầu Đinh Thị Kim Tuyên, Thanh Trì, Hà Nội mang thai 30 tuần đi 3 bệnh viện mới được nhập viện.
Theo Danviet
Cả chung cư mất nước nhiều ngày, con khuyên mẹ rời Thủ đô
Nhiều ngày nay, cư dân sống tại dự án HUD3 Linh Đàm (Hà Nội) phải tiết kiệm từng giọt nước. Đỉnh điểm, đêm 25/7, người dân phải lấy nước cứu hỏa, múc nước từ bể cá lên sử dụng.
Theo phản ánh của cư dân sống tại tòa nhà HUD3 Linh Đàm (KĐT Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội), khoảng mấy ngày nay trong khu xảy ra tình trạng nước chảy yếu, nhiều lúc không có nước dùng. Mất nước đột ngột, người dân không chuẩn bị kịp khiến cuộc sống bị đảo lộn. Khi hỏi đại diện ban quản lý tòa nhà, cư dân nhận được thông báo không cắt nước, sẽ kiểm tra lại hệ thống.
Sáng 27/7, người dân sống tại tòa nhà HUD3 Linh Đàm (KĐT Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) nhộn nhịp cảnh người dân mang xô, chậu, nồi, xoog, can nhựa... xuống sảnh lấy nước từ bề ngầm của tòa nhà, do mấy ngày nay tòa nhà bị mất nước
Việc cắt nước không được báo trước khiến sinh hoạt của người dân bị đảo lộn
Bà Tống Thị Hoa - một cư dân bức xúc: "Khổ lắm, không thể chịu được, tôi phải sang nhà con ở. Hôm nay ở bên đó thông báo gần mất nước nên tôi phải chạy về đây lấy mấy xô nước mang lên nhà dùng tạm. Một ngày phải xuống lấy nước gần 10 lần, mất nước gần 4 ngày nay. Không biết tình trạng này kéo dài đến bao giờ. Đứa con tôi ở trong TP Hồ Chí Minh gọi điện ra bảo" "mẹ rời Thủ đô vào trong đó sống chứ mất nước như vậy sống làm sao được".
Đi vệ sinh không có nước dội, con cái sơ tán, ăn uống phải chạy nhờ người thân ở nơi khác. Có một nhà cô bên cạnh mới đẻ con được hơn một tháng không có ai trông con nên tôi phải lấy nước hộ. Mẹ con ngồi ôm nhau mếu máo khóc", bà Hoa cho hay.
Nhân viên trực tại bể nước ngầm ở tòa nhà cho biết, do nước ít, nếu bơm lên cao các nhà xả thì nước hết rất nhanh, chỉ còn cách người dân mang dụng cụ xuống chân tòa nhà lấy nước về dùng
Theo bà Hoa, tình trạng mất nước xảy ra từ ngày 24/7, nhiều gia đình thấp thỏm canh nước cả đêm. Đỉnh điểm, ngày 25/7, cả khu chung cư chính thức mất nước, người dân phải dùng nước cứu hỏa, múc từ bể cá lên để sử dụng. Đến sáng nay (27/7), cả toà nhà vẫn bị mất nước, cư dân phải mua nước ngọt bên ngoài dùng và lấy nước ở dưới bể dưới sảnh lên dùng.
Người dân phải lấy nước ở bể cá về dùng
"Không hiểu sao các tòa nhà bên cạnh vẫn có nước, đường ống sông Đà không bị vỡ, không khô hạn mà tòa nhà chúng tôi sinh sống lại mất nước. Với những gia đình có trẻ con, việc mất nước bất thường chẳng khác nào thảm họa. Nhiều gia đình phải đi mua nước đóng chai về dùng", bà Hoa phân trần.
Cứ tầm sáng sớm hay chiều tối, người dân xếp hàng chờ lấy nước như thời bao cấp, bà Hoa cho biết
Một cư dân cho biết, chậu hay xô thường dùng ở nhà rất nhỏ nên phải đi mua những thùng nhựa lớn dự trữ nước. Việc di chuyển những thùng nước lớn về nhà cũng rất khó khăn, mà nước ở bể này cũng không được sạch lắm
Những người có tuổi cũng phải chạy xuống lấy nước liên tục, ngày phải gần 10 lần mới đủ dùng
Từ thanh niên...
... cho đến những em nhỏ tranh thủ lấy nước mang về nhà dùng
Thang máy chật cứng do những xô nước chiếm gần hết diện tích
Nhiều nhà phải mua nước sạch về dùng
Trước tình trạng mất nước nghiêm trọng, bà Mai Thị Lan - cư dân sinh sống tại đây cho biết, người dân phải mua nước với giá đắt so với giá tại nhiều chung cư khác. Mỗi lần đóng tiền nước đều không có hoá đơn. Người dân chỉ được xác nhận vào văn bản có ghi gộp cả phí quản lý, trông giữ xe. Đây là điều rất bất thường ở chung cư HUD3 Linh Đàm.
"Mấy ngày nay mất nước, mọi sinh hoạt bị đảo lộn nhất là đi vệ sinh không có nước dội, đi xong phải đậy nắp lại cho đỡ mùi. Người dân ngày đêm mang can nhựa, xoog nồi, chậu... xuống tòa nhà lấy nước ở bể ngầm", bà Hoàng Thị Bích - một cứ dân nói.
Mất nước từ đêm 24/7 nhưng phải đến ngày 25/7 mới có thông báo tiết kiệm nước của Ban quản lý tòa nhà
Trước tình trạng mất nước kéo dài, trao đổi với phóng viên, ông Phan Trường Sơn - Chủ tịch HĐQT HUD3 cho biết, nguyên nhân mất nước là do khu vực Linh Đàm tập trung đông dân cư, riêng dân khu HH đã lên tới 5 vạn người, bằng một phường Hoàng Liệt. Chính dân số tăng cao đã gây áp lực lên hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng nước.
"Hiện giải pháp trước mắt chúng tôi mua nước bằng xe bồn và bán lại cho dân, có trợ giá. Về lâu dài chúng tôi đang họp với các đơn vị cung cấp nước để giải quyết tình hình", ông Sơn cho biết.
Cũng theo ông Sơn, tại tòa HUD3 có hai đơn vị cùng cung cấp nước là Viwaco và Huds. Hiện nay, cả hai đơn vị này đang họp bàn với chủ đầu tư để khảo sát lại các đường ống nước và nguyên nhân khiến tòa HUD3 mất nước kéo dài.
Theo ông Nguyễn Văn Nhiệm - Trưởng Ban liên lạc lâm thời Cư dân HUD3 Linh Đàm, Tòa nhà HUD3 từ khi chính thức đưa vào hoạt động ngày 1/12/2015 đến nay, toà nhà đã bị mất nước kéo dài 2 lần.
Thời gian gần đây, tình trạng mất nước thường xuyên diễn ra mới mức độ ngày càng tăng, thời gian mất nước ngày càng kéo dài, điều đó đã làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của toàn bộ cư dân.
Theo Danviet
Giải mã những địa danh "Tây" ít người biết ở Hà Nội Ở trung tâm Hà Nội, có lẽ nhiều người chẳng xa lạ gì với các phố "Tây" nơi có nhiều người nước ngoài qua lại, sinh sống. Tuy nhiên có những con phố được đặt theo tên của người nước ngoài và mỗi con đường đều mang trong mình câu chuyện lịch sử xoay quanh nó. Dốc La - Pho Dốc La Pho...