Bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 gia tăng bất thường
Trong 5 ngày nghỉ lễ 30-4, 1-5 vừa qua, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương đã xác định thêm 2 trường hợp nhiễm cúm A/ H1N1 và 3 ca nhiễm cúm A.
Hai bệnh nhân mới nhất nhiễm cúm A/H1N1 đều là nam giới, trên 80 tuổi (sống tại huyện Thường Tín, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng viêm phổi, suy hô hấp, trong đó 1 bệnh nhân phải thở máy. Đáng chú ý, theo lời kể của bệnh nhân thì trong gia đình của 2 bệnh nhân này cũng có những thành viên khác mắc bệnh nhưng bệnh cảnh nhẹ hơn nên đang được điều trị tại BV Nông nghiệp (Thanh Trì, Hà Nội). Do đó, các y bác sĩ của BV Nhiệt đới nhận định, nhiều khả năng đây là 1 chùm ca bệnh cúm A/H1N1, giống như những chùm ca bệnh cúm A/H1N1 ghi nhận trước đó ở Yên Bái và Thanh Hóa.
Cũng trong ngày 1-5, thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) tỉnh Lào Cai cho biết, tại Trường THPT dân tộc nội trú của tỉnh này xuất hiện 37 trường hợp nghi nhiễm cúm A/H1N1, trong đó 3 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1. Trước đó, cúm A/H1N1 xuất hiện và lan rộng tại trường THPT nội trú tỉnh Lào Cai bắt đầu từ ngày 24-4 khi nhiều học sinh có các triệu chứng cúm như đau mỏi người, đau đầu, sốt, viêm họng kèm theo có hắt hơi sổ mũi, ho… Bên cạnh ổ cúm này thì hiện cơ quan y tế Lào Cai cũng đang điều trị 5 bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1 thuộc 2 gia đình ở thôn Làng Tòng, xã Quang Kim, huyện Bát Xát.
Theo các chuyên gia dịch tễ, so với cùng thời điểm này năm ngoái thì năm nay cúm A/H1N1 đang có biểu hiện gia tăng bất thường.
Theo ANTD
Lại có bệnh nhân tử vong do cúm A/H1N1
Trong khi ngành y tế đang quyết liệt chỉ đạo phòng chống cúm gia cầm mới H7N9 gây chết người ở Trung Quốc có nguy cơ lây lan sang Việt Nam thì mới đây, tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương lại ghi nhận bệnh nhân tử vong do cúm A/H1N1.
Điều trị bệnh nhân mắc cúm gia cầm nặng tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, BV vẫn thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 và các chủng cúm thông thường khác vào điều trị. Trong đó, mới đây có một ca mắc H1N1 rất nặng đã tử vong. Bệnh nhân là nam giới, 46 tuổi, làm nghề lái xe ở huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái), được đưa vào BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 28-3 trong tình trạng suy hô hấp nặng. Hình ảnh chụp tim phổi cho thấy bệnh nhân có tổn thương thâm nhiễm toàn bộ 2 bên phổi.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, trước khi nhập viện 7 ngày bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt, sau 4 ngày có hiện tượng khó thở tăng dần, lúc đó mới đi khám. Do nhập viện muộn nên dù được thở máy, dùng tamiflu nhưng diễn biến bệnh ngày càng xấu đi và bệnh nhân đã tử vong sau 2 ngày nhập viện. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm cho thấy bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 - cúm đại dịch bùng phát mạnh mẽ trong năm 2009 và hiện đã trở thành chủng cúm lưu hành thông thường.
Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, không chỉ bệnh nhân này mà rải rác vẫn có một số bệnh nhân nhiễm cúm thường, cúm H1N1 tử vong tại BV hoặc tử vong tại cộng đồng nhưng không được phát hiện. Đa phần các ca nhiễm cúm thông thường đều tự khỏi nhưng vẫn có một tỷ lệ nhất định gặp diễn biến nặng lên, gây biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, đe dọa tính mạng người bệnh. Hơn nữa, dù cúm thường, cúm H1N1 có độc lực không cao, tỷ lệ gây chết người thấp song số người lành mang virus trong cộng đồng lại cao, số người mắc mỗi năm khá lớn. Do đó, bác sĩ Hà khuyến cáo, bên cạnh việc chủ động phòng ngừa chủng cúm mới A/H7N9 có nguy cơ xâm nhập, bùng phát thành dịch, thì người dân không nên chủ quan với các chủng cúm khác, kể cả những chủng cúm thông thường. Hơn nữa, các chủng cúm đều có dấu hiệu lâm sàng khá giống nhau, gồm các triệu chứng ho, sốt cao, khó thở, viêm đường hô hấp, mệt mỏi, đau đầu, viêm kết mạc... nên rất khó xác định từng ca nhiễm. Vì thế, tất cả mọi người khi có biểu hiện cúm đều nên được tư vấn, theo dõi điều trị ở cơ sở y tế gần nhất.
Về diễn biến dịch cúm gia cầm mới H7N9, chiều 6-4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã kiểm tra công tác phòng chống dịch tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương - tuyến điều trị cao nhất được Bộ chỉ định tập trung điều trị bệnh nhân cúm A/H7N9 ở miền Bắc (nếu có). Tính đến ngày 6-4, tại Trung Quốc đã ghi nhận 16 trường hợp dương tính với loại cúm này, trong đó 6 trường hợp tử vong. TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, theo thông tin từ các đồng nghiệp Trung Quốc cung cấp thì bệnh nhân nhiễm cúm A/H7N9 diễn biến rất nhanh, giống cúm H5N1 với tổn thương phổi rất nặng. Qua tham khảo ý kiến của ngành y tế Trung Quốc và của các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã đưa ra được phác đồ điều trị bệnh cúm A/H7N9 và dự kiến sẽ trình Hội đồng khoa học của Bộ Y tế để thẩm định ngay trong tuần này.
Cùng đó, Bộ Y tế đã quyết định thành lập 5 đoàn công tác liên ngành, đi kiểm tra công tác chống dịch tại tất cả các tỉnh có đường biên giới. Hiện tại, Đoàn công tác của Cục Y tế dự phòng đã đi Lạng Sơn và Lào Cai để giám sát tình hình nhập cảnh và các biện pháp đối phó với dịch cúm H7N9 tại biên giới phía Bắc.
Theo ANTD
Chim yến có thể lây virus cúm H5N1 sang người Mới đây, một đàn chim yến hơn 4.000 con nuôi tại rạp Thanh Bình (tỉnh Ninh Thuận) chết hàng loạt do dương tính với virus cúm A/H5N1. Cùng thời điểm, một cháu bé 4 tuổi ở Đồng Tháp cũng được xác định tử vong do nhiễm virus cúm này. GS.TS Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, nguy cơ...