Bệnh nhân mắc COVID-19 thứ 23 chết vì bệnh lý nền nặng
Chiều 15/8 Bộ Y tế thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19 thứ 23 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam.
Theo đó, bệnh nhân 699 (BN699), nam, 75 tuổi, địa chỉ Thanh Khê – Thành phố Đà Nẵng. Tiền sử bị suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, suy tim.
Bệnh nhân tử vong tại Trung tâm y tế huyện Hòa Vang được chẩn đoán: Viêm phổi do COVID-19 biến chứng, suy hô hấp nặng, sốc nhiễm trùng trên bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2.
Như vậy, tính đến thời điểm này, có 23 trường hợp mắc COVID-19 ở nước ta tử vong từ đầu vụ dịch đến nay đó là các bệnh nhân (BN496, BN426, BN429, BN524, BN475, BN499, BN428, BN437, BN 651, BN 718, BN456, BN430, BN737, BN436, BN 522. BN832, BN485, BN623, BN479 BN585 và BN702, BN699).
Đa phần các trường hợp thiệt mạng ở nước ta đến nay đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng…
Bác sĩ điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19. (Ảnh: Suckhoedoisong)
Video đang HOT
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị, nhiều bệnh nhân COVID-19 trong giai đoạn này diễn biến nặng, tăng nặng, đặc biệt là diễn biến nguy kịch rất nhanh. Hầu hết bệnh nhân tử vong đều diễn biến trên nền bệnh mãn tính phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ hô hấp như ECMO, thở máy, hoặc thở oxy…
Phân tích cụ thể hơn về cơ chế gây tăng nặng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay, nhóm người nói trên khi mắc COVID-19 sẽ suy giảm sức đề kháng, khiến lượng virus phát triển trong cơ thể nhanh hơn, tổn thương cơ quan nhanh hơn so với bệnh nhân khác.
“ Đây là dấu hiệu rất đáng nguy hại, vì những bệnh nhân này nói chung và bệnh nhân suy thận mạn nói riêng sẽ không chỉ bị duy nhất bệnh này, mà còn kèm theo các bệnh nặng khác như tiểu đường, suy tim, tăng huyết áp… Khi virus tấn công, các cơ quan sẽ dễ tổn thương, sức đề kháng giảm nhiều” , Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho hay.
Một chuyên gia về lão khoa cho hay, sức đề kháng của nhóm người cao tuổi, mắc bệnh lý nền thường giảm hơn so với các nhóm tuổi khác. Nếu người cao tuổi bị bệnh, COVID-19 sẽ làm cho các bệnh mãn tính đó thúc đẩy chuyển thành giai đoạn cấp hoặc đợt cấp, do đó bệnh nhân rất dễ tử vong.
Ba bài học rút ra từ chống Covid-19 ở Đà Nẵng
20 ngày dập dịch Covid-19 Đà Nẵng cho thấy các bài học quan trọng, đặc biệt là không để dịch tấn công vào nhóm người già và bệnh nặng.
Thứ trường Nguyễn Trường Sơn, chỉ huy lực lượng tiền phương của Bộ Y tế tại Đà Nẵng, ngày 13/8 cho biết Bộ đang tiếp tục tập trung toàn lực hỗ trợ Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung trong việc xét nghiệm, truy vết, dập dịch, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhất là cứu chữa các bệnh nhân nặng.
Thứ trưởng cho biết, Covid-19 ở Đà Nẵng khiến ngành y tế rút ra nhiều kinh nghiệm và bài học. Kinh nghiệm lớn nhất là không thể để tình trạng Covid-19 hoành hành trong những cộng đồng yếu thế như các bệnh nhân nặng đang nằm viện, những người cao tuổi, các bệnh nhân bị những bệnh lý nền như tiểu đường, suy thận.
"Đây là điểm dễ phát tán Covid-19, đồng thời làm tăng gánh nặng cho việc điều trị cho bệnh nhân lẫn cho ngành y tế", ông Sơn nói.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trong một cuộc họp tại Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành.
Trong hoàn cảnh bình thường, các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Cứ 10 người chết bệnh thì có 7 là do các bệnh không lây nhiễm. Tỷ lệ dân số mắc bệnh cao huyết áp ở Việt Nam là 25%, bệnh tiểu đường (ở nhóm tuổi 20-79) là 5,8%, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong cộng đồng từ 15 tuổi trở lên là 2,2%.
Trên thế giới, khoảng 75% số ca Covid-19 tử vong có sẵn bệnh lý nền như tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi mãn tính, tai biến mạch não... Tại Việt Nam, 21 bệnh nhân tử vong do Covid-19 đều có bệnh nền như như suy thận, tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường.
Trước đó, Bộ Y tế cũng đã xây dựng loạt tài liệu hướng dẫn chăm sóc và điều trị cho người bệnh Covid-19, đặc biệt đi sâu vào từng nhóm nguy cơ như người cao tuổi, người khuyết tật, yếu thế, người mắc các bệnh không lây nhiễm. Tài liệu cung cấp cách phòng ngừa và nâng cao thể trạng, bảo vệ nâng cao sức khỏe trong dịch Covid-19.
Bài học thứ hai là việc điều trị cho bệnh nhân Covid-19 cần phải rất sớm: phát hiện sớm, theo dõi và xử lý càng nhanh càng tốt, nhằm hạn chế sự lan rộng của nCoV trong cơ thể bệnh nhân; hạn chế biến chứng do Covid-19 hoặc do bệnh lý nền.
Thực tế trong đợt dịch này, nhiều bệnh nhân đã chuyển nặng ngay sau khi phát diện dương tính nCoV. Như bệnh nhân đầu tiên ở Đà Nẵng là "bệnh nhân 416" 57 tuổi, diễn biến nặng rất nhanh, ngày 25/7 được công bố nhiễm nCoV cũng là ngày phải can thiệp ECMO, lọc máu. Hiện, bệnh nhân đã âm tính 3 lần nhưng tiên lượng còn nặng, tiếp tục chạy ECMO và cần quá trình chăm sóc, điều trị lâu dài.
Việc các bệnh nhân cao tuổi và có bệnh sẵn lại mắc thêm Covid-19 khiến tình trạng tăng nặng rất nhanh. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng quyết định khả năng cứu sống các bệnh nhân này.
King nghiệm thứ ba là cá thể hóa bệnh nhân. Mỗi trường hợp đều được coi là những cá thể để có quyết định điều trị phù hợp.
Thứ trưởng Sơn cho biết, trong các cuộc giao ban hàng ngày với Tiểu ban điều trị, ông cùng các bác sĩ chi viện tại Đà Nẵng thường xuyên trao đổi rất kỹ từng trường hợp bệnh nhân nặng để có thay đổi phác đồ, thuốc men và những yêu cầu cần thiết, hy vọng bệnh nhân tốt lên.
Các bác sĩ không chỉ điều trị riêng Covid-19 mà cả các bệnh trước đó của bệnh nhân, như bệnh thận giai đoạn cuối, ung thư, tắc nghẽn phổi mạn. Những bệnh nhân suy đa tạng đòi hỏi nhiều vào kỹ thuật hồi sức, thậm chí ECMO (tim phổi nhân tạo).
Đến hôm nay, ít nhất 10 bệnh nhân đang trong tình trạng nặng, được điều trị tại các điểm như Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Phổi, Trung tâm Y tế Hòa Vang.
Thứ trưởng Sơn khẳng định với sự nỗ lực của các chuyên gia đầu ngành, nhân viên y tế, mọi nguồn lực cần thiết sẽ được tập trung để cứu chữa những bệnh nhân nặng hiện nay. Bộ Y tế hôm qua đã cử hai giáo sư đầu ngành về hô hấp và truyền nhiễm vào Đà Nẵng, trực tiếp tư vấn việc điều trị bệnh nhân nặng. Khoảng 200 chuyên gia và y bác sĩ tuyến trung ương, cùng 600 m3 vật tư thiết bị y tế được điều tới miền trung để dập dịch. Bộ hy vọng cuối tháng 8 sẽ cơ bản kiểm soát được Covid-19 ở Đà Nẵng.
Hành trình của Phó chủ tịch phường nhiễm nCoV Phó chủ tịch phường Hoà An (quận Cẩm Lệ) đi chỉ đạo công tác chống dịch trên địa bàn trước khi bị phát hiện nhiễm nCoV. "Bệnh nhân 897", 35 tuổi, được Bộ Y tế công bố mắc Covid-19 chiều 13/8. Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Đà Nẵng, đây là Phó chủ tịch UBND phường Hoà An, sống...