Bệnh nhân không nhận máu truyền trong mổ đã xuất viện
Chiều 5-10, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Nguyễn Thị Kim Loan cho biết, bệnh nhân H. T. T. L.(28 tuổi, ngụ H.Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) – người có nguyện vọng không nhận máu truyền trong khi mổ đã bình phục tốt và đã xuất viện.
Bệnh nhân L. tươi cười trước khi được xuất viện (ảnh: BVCC)
Theo đó, ngày 22-8, bệnh nhân L. bị tai nạn giao thông, đã đi qua 5 bệnh viện nhưng không thể tiến hành can thiệp điều trị vì bệnh nhân và người nhà từ chối tiếp nhận máu trong mổ.
Ngày 28-8, bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất trong tình trạng đa chấn thương ( gãy xương chậu, gãy xương đùi, vỡ bàng quang), mất khoảng hơn lượng máu trong cơ thể. Sau khi biết nguyện vọng của bệnh nhân và gia đình là chấp nhận mọi phương pháp điều trị ngoại trừ tiếp nhận máu của người khác, bệnh viện đã báo cáo lãnh đạo Sở Y tế vì chưa từng điều trị cho bất kỳ bệnh nhân nào có nguyện vọng như vậy. Bởi với một người bị đa chấn thương, mất quá nhiều máu, nếu không truyền máu trong mổ sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.
Video đang HOT
Được sự đồng ý của lãnh đạo Sở Y tế, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất đã hội chẩn và chẩn đoán bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi 2 bên, gãy xương đùi phải, gãy xương chậu, theo dõi vỡ bàng quang.
Bệnh nhân được mổ cấp cứu dẫn lưu màng phổi 2 bên, nội soi bàng quang thám sát, cố định các vùng xương gãy. Đồng thời theo dõi tổn thương bàng quang, bất động khung chậu, xuyên đinh kéo tạ xương đùi, chăm sóc chế độ dinh dưỡng đặc biệt, tập phục hồi chức năng tại giường. Các y, bác sĩ đã theo dõi sát tiến triển của bệnh nhân, trao đổi với chuyên gia tuyến trên để có hướng điều trị tốt nhất.
Đến ngày 4-9, các bác sĩ tiếp tục mổ nội soi bàng quang cho bệnh nhân, chăm sóc với chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Đến ngày 11-9, kết quả máu của bệnh nhân cho thấy đủ điều kiện để thực hiện cuộc mổ thứ 3 nên bệnh nhân tiếp tục được mổ kết hợp xương đùi bằng phương pháp mổ kín qua máy C-ARM.
Cả 3 cuộc mổ đều được các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao của bệnh viện thực hiện, áp dụng các kỹ thuật y học hiện đại nhằm hạn chế mất máu cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được nuôi dinh dưỡng, tập phục hồi chức năng tích cực, có thể ngồi dậy được, tập vận động đùi phải, gối, háng và hồi phục sức cơ. Bệnh nhân được xuất viện vào ngày 3-10, khi xương chậu liền có thể tập đi.
Theo BS Loan, đây là trường hợp rất hy hữu, chưa từng có từ trước đến nay tại bệnh viện. Bệnh nhân nhất định không chịu nhận máu truyền dù biết nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng rất cao. Nếu bệnh nhân chấp nhận truyền máu thì thời gian điều trị sẽ được rút ngắn hơn nhiều và bớt đi 1 lần phẫu thuật (do bác sĩ phải chờ bệnh nhân hồi phục đủ điều kiện mới thực hiện cuộc phẫu thuật tiếp theo).
Cứu bệnh nhân bị vỡ bàng quang phải mổ nhưng... quyết không truyền máu
Một bệnh viện tại Đồng Nai vừa mổ cứu một nữ bệnh nhân bị vỡ bàng quang do tai nạn giao thông, buộc phải mổ nhưng bệnh nhân và gia đình lại không chịu truyền máu của người khác, vì vậy đã có 4 bệnh viện trước đó từ chối mổ.
Ngày 3-9, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai cho hay bệnh viện vừa mổ cứu một nữ bệnh nhân bị đa chấn thương rất nặng, lượng máu chưa bằng một nửa người thường, nhưng từ chối chỉ định truyền máu.
Theo đó, ngày 28-8, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân H. T. T. L.(28 tuổi, ngụ huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận), bị tai nạn giao thông, chuyển từ TP HCM về với chẩn đoán ban đầu rất nặng, vỡ bàng quang, mất nhiều máu. Tuy nhiên, bệnh nhân và gia đình bệnh nhân lại từ chối truyền máu.
Bệnh nhân đang dần hồi phục (ảnh: A.X)
Qua thăm khám và thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ xác định bệnh nhân thiếu máu trầm trọng, lượng máu chưa bằng một nửa của người bình thường; tràn dịch màng phổi 2 bên, gãy xương chậu, gãy xương đùi phải và vỡ bàng quang.
Tuy nhiên, sau khi các bác sĩ hội chẩn với đủ các chuyên khoa, bệnh nhân đã được dẫn lưu màng phổi, cố định xương đùi, xương chậu, soi kiểm tra bàng quang và xác định buộc phải mổ nhưng các bác sĩ gặp phải sự từ chối truyền máu từ phía bệnh nhân.
"Được cho biết là thiếu máu trầm trọng và khi mổ thì cần phải truyền máu, nhưng gia đình kiên quyết từ chối. Sau đó, chúng tôi cũng đã bàn chọn đến phương án truyền máu tự thân - lọc máu của bệnh nhân để truyền lại cho chính bệnh nhân khi mổ). Nhưng may mắn, cuộc mổ không làm mất máu thêm nên ca mổ thuận lợi, dù không truyền máu", các bác sĩ tại đây cho biết.
Các bác sĩ cho biết thêm, trước đó vì không chịu truyền máu trong khi lượng máu trong người quá ít, bệnh nhân đã bị 4 bệnh viện tại TP HCM từ chối mổ.
Hiện tại bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, đang dần hồi phục.
Phẫu thuật cứu phụ nữ gặp TNGT bị vỡ thận làm đôi Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa phẩu thuật và cứu sống bệnh nhân nữ bị tai nạn giao thông khiến quả thận bị vỡ đôi. Các bác sĩ Khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Trung ương (ĐKTƯ) Cần Thơ vừa phẫu thuật cấp cứu thành công bệnh nhân bị sốc mất máu do chấn thương vỡ...