Bệnh nhân không ngờ mắc bệnh hiếm gặp sau khi mệt và ngất nhiều lần
Ngày 19-8, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ cho biết vừa phẫu thuật thành công nam bệnh nhân u nhầy nhĩ trái hiếm gặp.
Bệnh nhân tên N.V.N. (53 tuổi; ngụ quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ). Trước đó 2 tháng, bệnh nhân N. bị tai biến mạch máu não, ngất.
Ca phẫu thuật tiến hành trong 4 giờ
Bệnh nhân nhập viện vì mệt và ngất nhiều lần nhưng không biết mình mắc bệnh gì. Qua thăm khám kết hợp siêu âm tim, CT ngực -bụng…, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị u nhầy nhĩ trái kích thước lớn chèn vào van 2 lá gây hở van 2 lá nặng; hở van 3 lá thứ phát; đã có biến chứng lấp mạch não. Bệnh nhân được tiến hành tầm soát, đánh giá các nguy cơ và được chỉ định mổ cấp cứu.
Bệnh nhân N. đã bình phục sau ca phẫu thuật
Ê-kíp bác sĩ nhiều khoa tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Khi phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện u nhầy kích thước 3×3,5cm chiếm gần trọn nhĩ trái và chèn vào lỗ van 2 lá, khối u có cuống xuất phát từ thành sau nhĩ trái. Vì thế, các bác sĩ phải nhanh chóng cắt khối u, tái tạo vách liên nhĩ, sửa van 2 lá bằng vòng van (van 2 lá giãn do khối u gây ra)… Ca phẫu thuật căng thẳng đã thành công trong 4 giờ.
Sáng 19-8, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, đã rút nội khí quản, các dấu hiệu sinh tồn ổn định và chuyển sang khu hậu phẫu của Khoa Phẫu thuật tim để theo dõi và điều trị tiếp.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ chuyên khoa, u nhầy nhĩ trái là bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp, tỷ lệ mắc 0,2 – 0,3/1.000 dân, đa số u có cuống xuất phát từ vách liên nhĩ (khoảng 90%). Trường hợp u nhầy có cuống xuất phá từ thành tự do nhĩ trái thì rất hiếm gặp.
Dấu hiệu của u nhầy nhĩ trái từ mơ hồ đến rõ ràng, có trường hợp không có triệu chứng cho đến biểu hiện đầu tiên là đột tử. Triệu chứng thường gặp nhất là khó thở khi gắng sức (75%)…
TRƯỜNG HUY
Theo nguoilaodong
Cậu bé 6 tuổi không thể ăn được bất cứ thứ gì: Bác sĩ không thể gọi tên căn bệnh lạ và cậu bé là người đầu tiên mắc bệnh
Bác sĩ cho biết Cohen là người đầu tiên được ghi nhận mắc bệnh hiếm gặp này và hiện tại căn bệnh vẫn chưa có tên gọi cụ thể là gì.
Chia sẻ trên trang People, bố mẹ của Cohen Bramlee cho biết: Khi được 4 tháng tuổi, cha mẹ của bé đã cố gắng cho con chuyển sang ăn các thức ăn dạng rắn theo hướng dẫn của các bác sĩ nhi khoa.
Tuy nhiên, dạ dày của cậu bé không thể xử lý được thức ăn, và đó là lý do tại sao cậu bé thường không ngừng nôn mửa mỗi khi ăn.
Ngay từ nhỏ, Cohen Bramlee đã không thể tiêu hóa được thức ăn.
Từ khi còn là trẻ sơ sinh, các bác sĩ đã nghi ngờ rằng hệ thống miễn dịch của Cohen không được tốt và chính là nguyên nhân đằng sau các vấn đề sức khỏe mà cậu bé phải chịu. Không chỉ không thể ăn thức ăn, Cohen còn thường xuyên bị sốt và nhiễm trùng máu. Việc ăn uống của Cohen được đưa qua dây chuyền nuôi dưỡng và cậu bé gọi đó là "ăn qua trái tim".
Cậu bé được chuyển đến Undiagnosed Diseases Network (tổ chức Các bệnh không được chẩn đoán) tại đại học Duke ở Durham, North Carolina. Sau 5 năm, các nhà nghiên cứu cùng với iến sĩ Stella Davies của Bệnh viện Trẻ em Trung Quốc - đã biết rằng Cohen có đột biến gen làm rối loạn hệ thống miễn dịch trong cơ thể và điều đó khiến cho cậu bé không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách và hay bị nhiễm trùng.
Đột biến khiến hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức mỗi khi cậu bé ăn thức ăn - giống như thể thức ăn là "kẻ xâm lược" từ bên ngoài vào cơ thể.
Việc ăn uống của Cohen được đưa qua dây chuyền nuôi dưỡng và cậu bé gọi đó là "ăn qua trái tim".
Căn bệnh này đã ảnh hưởng tiêu cực đến một số cơ quan của Cohen bao gồm túi mật, gan và tuyến tụy. Cohen là người đầu tiên được ghi nhận mắc bệnh này nhưng các nhà khoa học cho rằng có thể còn nhiều trường hợp khác giống như Cohen nhưng chưa được báo cáo mà thôi.
Bởi vì tình trạng này không được chẩn đoán nên không có cách chữa trị được biết đến, nhưng các bác sĩ đang hy vọng cấy ghép tủy xương sẽ có thể có ích. Gia đình đang hi vọng cấy ghép tủy xương có thể là phương thuốc giúp cậu bé 6 tuổi có thể ăn uống được bình thường.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi thực sự hy vọng rằng bệnh này sẽ có cách chữa trị. Cohen bị bệnh nặng và chúng tôi dường như đã gần mất thằng bé nhiều lần, vì vậy, bây giờ - biết rằng có một cơ hội để con không chỉ khỏe mạnh hơn mà còn được chữa khỏi bệnh là điều không thể tưởng tượng được", Carrie, mẹ của Cohen chia sẻ trên tạp chí People.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi thực sự hy vọng rằng bệnh này sẽ có cách chữa trị. Cohen bị bệnh nặng và chúng tôi dường như đã gần mất thằng bé nhiều lần, vì vậy, bây giờ - biết rằng có một cơ hội để con không chỉ khỏe mạnh hơn mà còn được chữa khỏi bệnh là điều không thể tưởng tượng được", Carrie, mẹ của Cohen chia sẻ trên tạp chí People.
Mặc dù có vấn đề về sức khỏe nhưng Cohen là một đứa trẻ vui vẻ và hay cười, yêu thích khủng long, Legos và Star Wars.
Tất cả anh chị em của Cohen là Todd Christopher (TC) - 16 tuổi; Kayla - 14 tuổi; Addyson - 11 tuổi; và Anareese - 8 tuổi, đều đã được thử nghiệm để xem có phù hợp cho việc lấy tủy xương cấy ghép cho Cohen không. Cuối cùng, cả TC và Anareese đều được tuyên bố là những phù hợp và TC được chọn vì cậu bé có thể cho em nhiều tế bào hơn.
Cohen sẽ trải qua hóa trị để chuẩn bị cho ca phẫu thuật của mình, nhưng Carrie nói rằng con trai cô vẫn giữ thái độ tích cực.
Mặc dù có vấn đề về sức khỏe nhưng Cohen là một đứa trẻ vui vẻ và hay cười, yêu thích khủng long, Legos và Star Wars.
Theo trang Facebook "Super Cohen's Crusade", nơi gia đình Bramlee liên tục cập nhật thông tin về tình trạng và cuộc phiêu lưu của Cohen thì cậu bé sẽ được đưa vào bệnh viện vào ngày 26 tháng 8 để bắt đầu chuẩn bị cho ca ghép tủy xương dự kiến diễn ra vào ngày 11 tháng 9.
Theo MSN/DailyMail/helino
Hút 1.600 gram máu cục trong ổ bụng để cứu nam bệnh nhân Sáng ngày 14-8, tin từ Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, cho biết vừa điều trị thành công một bệnh nhân có tổn thương khối tá tuỵ rất hy hữu. Bệnh nhân là anh T.Q.B (20 tuổi; ngụ huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng), chẩn đoán chấn thương tụy, tổn thương tá tràng ở 2 vị trí, đau bụng dữ dội....