Bệnh nhân huyết áp cao dễ mắc bệnh tim mạch và suy thận hơn
Những người bị huyết áp cao có thể mắc các bệnh tim mạch và bệnh thận mãn tính nhanh gần gấp đôi so với những người chỉ bị tiểu đường hoặc cholesterol cao.
Ảnh minh họa
Đây là kết quả theo số liệu điều tra sức khoẻ của Tập đoàn Y tế Quốc gia Singapore (NHG).
Theo thống kê 252.000 trường hợp tìm cách điều trị các loại bệnh này trong giai đoạn 2010-2017, tỷ lệ tiến triển hàng năm của họ là bị biến chứng như bệnh mạch máu não, chẳng hạn như đột quỵ và phình động mạch, là 6,3%.
Con số này nhanh hơn tỷ lệ 4,6% đối với những người chỉ bị huyết áp cao và tiểu đường.
Một phát hiện quan trọng khác của NHG là phụ nữ Malaysia và Ấn Độ có tỷ lệ tiến triển thành bệnh thận và mạch vành mãn tính cao hơn nam giới, trong khi phụ nữ Trung Quốc có tỷ lệ tiến triển thành bệnh thận mãn tính cao hơn.
Số lượng bệnh nhân đột quỵ được dự đoán sẽ tăng gấp đôi từ khoảng 20.300 trường hợp trong năm 2017 lên hơn 41.900 ca vào năm 2050.
Theo vtv.vn
Những căn bệnh gây chết người nhiều nhất ở Việt Nam
Theo PGS.TS Đoàn Hữu Nghị, chuyên gia Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: Bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường và bệnh thận mãn tính gây chết người nhiều nhất ở Việt Nam.
Video đang HOT
1. Bệnh tim mạch
Tử vong do tim mạch cao gấp 20 lần tử vong do ung thư. (Ảnh minh họa)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tim mạch (thiếu máu cục bộ tim) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Nguy hiểm hơn, bệnh không có dấu hiệu rõ ràng, các triệu chứng thường đến âm thầm nên nhiều người không nhận biết được bệnh.
Tại Việt Nam, mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, gấp 20 lần số tử vong do ung thư.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong các bệnh lý tim mạch, nhồi máu cơ tim là bệnh nguy hiểm nhất, tỷ lệ tử vong chiếm tới 73% với 7 triệu ca tử vong mỗi năm.
Trong các bệnh lý tim mạch thì tăng huyết áp là loại bệnh phổ biến nhất và tỷ lệ mắc bệnh này cũng ngày càng gia tăng và đang có xu hướng trẻ hóa. Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người bị tăng huyết áp thì năm 2009 tỷ lệ là 25,4% và đến năm 2016 đang ở con số báo động là 46%.
Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, bệnh tim bắt nguồn từ yếu tố di truyền, đái tháo đường, béo phì, cao tuổi. Tuy nhiên, chế độ ăn uống và lối sống thiếu lành mạnh mới thực sự nguy hiểm đối với bệnh tim. Thói quen ăn nhiều muối, ít rau xanh, dung nạp các chất béo có hại, lười vận động, hút thuốc lá, thuờng xuyên stress, lo lắng... là những nguyên nhân phổ biến của căn bệnh này.
2. Ung thư
Đứng sau tim mạch, ung thư là nguyên nhân thứ 2 gây chết người nhiều nhất. Tuy nhiên, mặc dù đã có rất nhiều phương pháp chẩn đoán sớm ung thư, nhưng nhiều người Việt vẫn chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ, chẩn đoán bệnh sớm hơn. Khoảng 50% bệnh nhân ung thư đến điều trị ở giai đoạn muộn.
Ung thư mối lo sức khỏe của toàn cầu. (Ảnh minh họa)
Năm 2018, toàn thế giới có 18,1 triệu trường hợp mới mắc và 9,6 triệu trường hợp tử vong do bệnh ung thư. Tại Việt Nam, năm 2018 có gần 165 nghìn ca mới mắc ung thư, hơn 115 nghìn trường hợp tử vong do căn bệnh này. Hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư.
Tỷ lệ mắc ung thư gan ở Việt Nam cao thứ 5 thế giới. Đây cũng là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong, sau ung thư phổi. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam phát hiện 25.000 trường hợp mắc mới ung thư gan và 25.000 trường hợp tử vong vì bệnh này. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư gan là do nhiễm virus viêm gan B, C, chiếm 91% số trường hợp mắc bệnh.
Ngoài ra, lạm dụng đồ uống có cồn cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam, số ca mắc mới ung thư không ngừng tăng.
3. Tiểu đường
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là nhóm bệnh lý nội khoa, do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao.
Tiểu đường gây nhiều biến chứng nhồi máu cơ tim. (Ảnh minh họa)
Tiểu đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất thế giới, gây chết người nhiều thứ 3 tại Việt Nam. Người bệnh tiểu đường dễ bị biến chứng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, hoại tử chân... dẫn tới đột quỵ, tử vong.
Theo ước tính của Bộ Y tế, hiện nay có khoảng 3,5 triệu người Việt mắc tiểu đường. Dự báo đến năm 2040, Việt Nam có đến 6,1 triệu người bị tiểu đường.
Gần 70% người bệnh không biết mình bị bệnh. 85% bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm như tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân đái tháo đường...
4. Bệnh thận mạn tính
Suy thận mạn tính là tình trạng suy giảm chức năng thận ở dưới mức bình thường. Thận bị suy thoái dần theo thời gian, từ nhiều tháng tới nhiều năm, sau đó mất chức năng vĩnh viễn và không có khả năng phục hồi.
Suy thận mạn tính gây suy giảm chức năng thận. (Ảnh minh họa)
Thế giới hiện nay có 10% dân số người lớn bị bệnh thận. Khoảng 8,5 triệu người Việt Nam mắc căn bệnh này. Ước lượng cả nước có 5.000 máy thận, có khoảng 30.000 người phải chạy thận.
Nguyên nhân gây bệnh thận mạn tính do tùy tiện dùng thuốc nam, thuốc kháng sinh, lợi dụng thực phẩm chức năng, uống rượu thuốc để điều trị bệnh. Đặc biệt, bệnh còn do biến chứng từ các bệnh lý khác như tiểu đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận...
Trên websiate của bệnh viện đa khoa Medlatec, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị - chuyên gia Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, nguyên Giám đốc bệnh viện E cho biết, hiện nay, có rất nhiều phương pháp hiện đại để tầm soát bệnh sớm, khả năng điều trị khỏi rất cao. Vì vậy, mỗi người dân cần tự bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân bằng cách khám sức khỏe định kỳ, tránh trường hợp bệnh trở nặng mới cầu cứu bác sĩ.
Theo giadinhmoi
Cách giảm sử dụng muối trong thực phẩm gói ăn liền Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy: việc tiêu thụ quá nhiều muối là nguyên nhân góp phần gia tăng bệnh tăng huyết áp, từ đó dẫn đến tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ. Theo bác sĩ Vũ Quỳnh Hoa, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, mỗi năm, có 17,7 triệu người tử vong do bệnh tim mạch, tương đương khoảng...