Bệnh nhân ho ra cục máu đông như cây phế quản
Trong lúc nằm viện vì suy tim, người đàn ông 36 tuổi ở Mỹ ho ra cục máu đông lớn có hình dạng như cây phế quản.
Trường hợp hy hữu trên được báo cáo trên tờ New England Journal of Medicine. Do hình ảnh cục máu đông, nhiều trang báo hiểu nhầm rằng bệnh nhân 36 tuổi thực sự ho ra phổi.
Cây phế quản do người đàn ông 36 tuổi ho ra ngoài. Ảnh: New England Journal of Medicine.
Trước đó, nam bệnh nhân 36 tuổi điều trị Trung Tâm Y tế Đại học California San Francisco (Mỹ) do suy tim. Đội ngũ y tế cho biết tim của anh rất yếu, chỉ bơm được 50% lượng máu so với mức bình thường. Bệnh nhân còn bị hẹp động mạch chủ nên đã được đặt máy điều hòa nhịp tim và thay van tim.
Tuần điều trị đầu tiên, người đàn ông ho dữ dội. Trong một cơn ho, anh khạc ra một cục máu đông lớn, có hình dạng y hệt cây phế quản.
“Chúng tôi rất ngạc nhiên”, ông Georg Wieselthaler, bác sĩ phụ trách ca bệnh trên nói với The Atlantic. “Điều này rất, rất, rất hiếm”. Thông thường, các bệnh nhân chỉ ho ra từng mảnh cục máu nhỏ.
Video đang HOT
Sau vụ việc trên, đội ngũ y tế cho bệnh nhân dùng ống thở. Hai ngày sau, anh không còn ho ra máu. Tuy nhiên, tuần kế tiếp, bệnh nhân nhanh chóng yếu đi và cuối cùng qua đời vì biến chứng suy tim.
Trên thực tế, con người không thể ho ra phổi vì bộ phận này quá lớn để đi qua khí quản. Trong khi đó, việc ho ra các cục máu đông trong phế quản lại không hề hiếm thấy. Nước Mỹ từng ghi nhận các trường hợp ho ra cục máu đông phế quản vào các năm 2005, 2010 và 2015.
Minh Nguyên
Theo VNE
Giới trẻ lười vận động, chỉ thích ngồi một chỗ cần xem ngay kẻo mắc căn bệnh nguy hiểm này lúc nào không biết
Nghe tên căn bệnh huyết khối thì có vẻ nhiều người thấy lạ và chủ quan, thế nhưng ngay chính việc lười vận động của nhiều người hiện nay cũng khiến chúng ta dễ mắc phải căn bệnh này.
Bệnh huyết khối - nghe có vẻ lạ nhưng rất dễ mắc phải
Bệnh huyết khối, hiểu đơn giản là sự xuất hiện của cục máu đông trong máu và cả trong tim. Thật ra, nó không hoàn toàn tiêu cực bởi trong trường hợp cần cầm máu thì cục máu đông sẽ giúp tránh tình trạng mất máu quá nhiều. Tuy nhiên, khi huyết khối hình thành ở những nơi không cần thiết (không cần đông máu), ví dụ như trong dòng tuần hoàn của máu thì nó lại gây ra nhiều rắc rối.
Có sự xuất hiện của cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch sẽ khiến cho dòng chảy của máu chậm lại hoặc tắc nghẽn khiến mãu không đưa kịp về tim hoặc về não, dễ dẫn đến các cơn đau tim hoặc đột quỵ bất ngờ. Không chỉ thế, nếu cục máu đông mà hình thành ở chân thì sẽ dẫn đến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Các cục huyết khối ở chân ngày càng nhiều thì có thể di chuyển ngược lên phổi, gây thuyên tắc động mạch phổi (PE), dẫn đến tử vong, vô cùng nguy hiểm.
Người trẻ lười vận động, chỉ hay ngồi một chỗ rất dễ mắc bệnh này
Do thói quen lười vận động của nhiều người trẻ ngày nay, do công việc văn phòng thường xuyên phải ngồi một chỗ... đều khiến chúng ta dễ mắc phải bệnh huyết khối.
Theo các nghiên cứu, việc ngồi liên tục trong 4 giờ trở lên sẽ kích thích làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết khối. Nếu bạn ngồi lâu mà còn không uống đủ nước thì hình hình sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Đây là lý do khiến chúng mình dễ mắc phải bệnh huyết khối, nhất là huyết khối tĩnh mạch sâu do đôi chân không được vận động thường xuyên.
Đừng lười vận động nữa, hãy làm ngay những việc này để phòng tránh bệnh huyết khối
- Dù công việc của bạn mang tính chất tĩnh thì vẫn nên để cho cơ thể nói chung và đôi chân nói riêng được vận động. Sau mỗi 45 phút - 1 giờ ngồi lâu, hãy chủ động đứng lên đi lại để cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi...
- Ngay cả khi ngồi làm việc, bạn cũng không nên để tay chân ở một vị trí quá lâu mà có thể thay đổi vị trí, tư thế như đung đưa tay chân, vươn vai cũng là cách giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Ngoài thời gian làm việc, bạn nên tập luyện thể thao và tham gia các hoạt động ngoài trời.
Theo Helino
Tỉnh dậy trong vũng máu, bé 1 tuổi được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng chụp X-quang thì mới biết nguyên nhân Cô bé 1 tuổi đã không may mắn qua đời sau rất nhiều lần được đưa tới bệnh viện thăm khám với các biểu hiện sốt liên tục, nôn ra máu... Các bác sĩ đã liên tục chẩn đoán nhầm trước khi phát hiện vật thể nhỏ xíu trong thực quản của em qua ảnh chụp X-quang. Cô bé 1 tuổi đã thiệt...