Bệnh nhân đột quỵ ‘xin nhìn con lần cuối’: Đã hồi phục, mong sớm về với con
Được cứu sống và hỗ trợ toàn bộ kinh phí điều trị sau cơn đột quỵ tim nguy kịch, vợ chồng anh C. xúc động không nói thành lời, chỉ mong sớm ra viện để gặp con trai 18 tháng tuổi đang gửi ở quê.
Được cứu sống sau cơn đợt quỵ tim nguy kịch, hai vợ chồng bệnh nhân N.Q.C còn được các bác sĩ bệnh viện hỗ trợ vận động giúp đỡ khoảng 80 triệu đồng tiền viện phí khi biết hoàn cảnh họ quá khó khăn – ẢNH: ĐÌNH TUYỂN
Chiều 1.4, thông tin từ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho hay, sau bài viết “Bệnh nhân đột quỵ xin ‘nhìn con lần cuối’ vì quá nghèo được cứu sống” đăng trên Thanh Niên chiều 31.3 về hoàn cảnh khốn khó của vợ chồng bệnh nhân N.Q.C (41 tuổi ở P.Trà Lồng, TX. Long Mỹ, Hậu Giang), đã có nhiều nhà hảo tâm đã liên hệ với Phòng công tác xã hội của bệnh viện để thăm hỏi, hỗ trợ bệnh nhân.
Phép màu cho người cha nghèo hiếm muộn gặp cơn đột quỵ lao đao
Ths. BS Trần Văn Triệu, Trưởng khoa Tim mạch – Can thiệp, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết sức khỏe của bệnh nhân C. hiện đã ổn định, bệnh nhân đã có thể đi tới lui, sinh hoạt ăn uống bình thường, mạch huyết áp ổn định và có thể được xuất viện trong vài ngày tới.
Biết tin toàn bộ khoản chi phí khoảng 80 triệu đồng chữa trị, can thiệp đặt stent mạch vành đang được bệnh viện vận động giúp đỡ, vợ chồng anh C. đều xúc động không nói thành lời.
Chị H.T.H.T mừng rơi nước mắt khi chồng được cứu sống qua cơn đột quỵ tim, giờ đây chỉ mong tới ngày về nhà với con nhỏ, không phải lo lắng tới khoản viện phí 80 triệu đồng – ẢNH: ĐÌNH TUYỂN
Theo chị H.T.H.T, vợ bệnh nhân C., cả chị và chồng đều không còn cha còn mẹ nên khi anh C. nhập viện, chị đã phải đem con nhỏ 18 tháng tuổi sang gửi người anh trông giữ tiếp. Chị T. kể, lấy nhau được khoảng 7 năm, chị từng mang bầu nhưng chỉ được 3 tháng thì sẩy thai. Sau đó là khoảng thời gian mong mỏi, chờ đợi có con trở lại nhưng vô vọng.
“Hơn 22 năm kể từ ngày cưới, gần như đã chấp nhận số phận vô sinh thì tôi chợt có bầu rồi sinh được bé trai. Vợ chồng mừng không kể hết”, chị T. kể. Chị cho biết thêm: “Giờ nghĩ lại lúc lo lắng, bế tắc tôi ngỡ như nằm mơ vậy. Ảnh được cứu sống rồi, mấy hôm nay trong người khỏe lại, đi tới đi lui được, cả hai vợ chồng đều thấy nhớ con quá trời. Cả hai chỉ mong mau mau được xuất viện để về quê gặp con. Ảnh mà chết thì tôi không biết phải xoay trở nuôi con thế nào”.
Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, bệnh nhân N.Q.C đang đi làm thuê thì đột ngột lên cơn đột quỵ nhồi máu cơ tim cấp và được đưa đi cấp cứu trước khi chuyển đến Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Tình trạng bệnh nhân phải can thiệp đặt stent khẩn cấp với chi phí điều trị rất cao. Nhưng do hoàn cảnh quá khó khăn, nên gia đình bệnh nhân gần như buông xuôi. Sau đó, ban lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ đã quyết định can thiệp cứu bệnh nhân trước và tìm hướng hỗ trợ chi phí sau.
Nhiều cách làm hay để cứu bệnh nhân nghèo
Theo Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, không chỉ bệnh nhân N.Q.C., những năm qua, đã có rất nhiều bệnh nhân nghèo được các bác sĩ bệnh viện giúp đỡ kịp thời nhờ cách làm hay, thiết thực trong công tác xã hội giúp đỡ bệnh nhân.
Chị Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó trưởng Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết Ban giám đốc bệnh viện luôn nhắc nhở ưu tiên cứu người bệnh trước, những trường hợp bệnh nhân khó khăn, tùy từng hoàn cảnh sẽ tìm hướng gỡ khó cho bệnh nhân sau.
“Mà phần lớn bệnh nhân cần hỗ trợ đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn lại thường gặp bệnh hiểm nghèo với chi phí điều trị rất cao vượt quá khả năng chi trả của họ. Vì vậy để có đủ nguồn lực để hỗ trợ cho bệnh nhân là điều không hề dễ dàng. Phòng công tác xã hội phải tìm mọi cách để làm thể nào tạo một cầu nối thường xuyên giữa bệnh nhên nghèo cần giúp đỡ với các mạnh thường quân, các tổ chức, nhóm thiện nguyện”, chị Ngân nói.
Nhờ nhiều cách làm hiệu quả nên trong 4 năm qua, Phòng Công tác xã hội của bệnh viện đã kết nối các mạnh thường quân hỗ trợ cho 2.167 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn điều trị tại bệnh viện với tổng số tiền hơn 8,4 tỉ đồng.
Theo chị Ngân, để có được khoản hỗ trợ trên, cách thức vận động cũng được triển khai rất phong phú, tận dụng mọi nguồn lực có thể. Ngay như trang facebook Phòng Công tác xã hội của bệnh lập từ năm 2019, cũng đã vận động được tổng số tiền hỗ trợ bệnh nhân nghèo hơn 600 triệu đồng.
Hay như chương trình văn nghệ “Chia sẻ yêu thương” thường niên cũng được tổ chức ở bệnh viện để gây quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo. Ca sĩ toàn là “cây nhà lá vườn”, còn những người đóng góp đầu tiên chính là các y bác sĩ, lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của bệnh viện. Vậy mà từ năm 2018 đến nay những những chương trình này cũng đã nhận được khoản hỗ trợ gần 1,5 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, bệnh viện cũng có kết nối rất tốt với các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn để ủng hộ các chương trình hỗ trợ bệnh nhân, như chương trình phẫu thuật tim miễn phí với kinh phí hơn 3 tỉ đồng. Chưa kể, còn các chương trình hợp tác với các đoàn y khoa quốc tế để hỗ trợ bệnh nhân nghèo như hợp tác giữa Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, của bệnh viện với Tổ chức Y khoa International Extremity Project (IEP) đến nay đã phẫu thuật miễn phí dị tật bổ bàn chân cho hơn 500 bệnh nhân dị tật ở đồng bằng sông Cửu Long.
Hay tương tự là hợp tác với đoàn Impact Health Vietnam (tổ chức phi lợi nhuận đến từ Mỹ) cũng thường xuyên đến bệnh viện hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm, phối hợp cùng bệnh viện thực hiện can thiệp mạch vành, phẫu thuật tim cho bệnh nhân nghèo… với nguồn tài trợ trang thiết bị y tế hàng chục tỉ đồng.
Bệnh nhân đột quỵ xin 'nhìn con lần cuối' vì quá nghèo được cứu sống
Lấy vợ hơn 22 năm mới có con, nhưng khi con được 18 tháng tuổi, anh C. bất ngờ đột quỵ tim khi đang đi làm mướn, gia đình gần như buông xuôi vì không lo nổi chi phí.
Tình trạng của bệnh nhân C. không thể trì hoãn nên các bác sĩ đã tiến hành can thiệp cứu bệnh nhân trước, chi phí sẽ vận động sau - ẢNH: ĐÌNH TUYỂN
Bất lực xin nhìn con lần cuối
Chiều 31.3, tại Khoa Tim mạch Can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, sức khỏe của bệnh nhân N.Q.C (41 tuổi, ngụ P.Trà Lồng, TX.Long Mỹ, Hậu Giang) đã bình phục sau cơn đột quỵ tim nguy kịch và được các bác sĩ can thiệp cứu sống kịp thời.
Do gia cảnh bệnh nhân quá khó khăn, không có bảo hiểm y tế lại có con nhỏ nên bệnh viện đã phải hỗ trợ hoàn toàn viện phí khoảng 80 triệu đồng.
Phép màu cho người cha nghèo hiếm muộn gặp cơn đột quỵ lao đao
Trước đó, bệnh nhân C. đang đi làm thuê thì đột ngột khó thở, đau ngực trái dữ dội. Anh C. được đưa vào y tế địa phương, sau đó chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu vào lúc 15 giờ 40 phút cùng ngày, với tình trạng đau ngực trái nhiều, vật vã.
Sau khi nhập viện, bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp thành trước giờ thứ 9 có chỉ định chụp và can thiệp mạch vành cấp cứu.
Niềm vui có con muộn chưa được bao lâu thì cơn đột quỵ tim ập tới khiến anh C. như rơi vào đường cùng. Quá khó khăn anh C. gần như buông xuôi xin gặp mặt con lần cuối - ẢNH: ĐÌNH TUYỂN
Tuy nhiên, hoàn cảnh bệnh nhân rất khó khăn, là lao động chính trong gia đình với nghề làm thợ hồ, thu nhập bấp bênh, vợ làm thuê thu nhập không ổn định. Bi kịch hơn khi bệnh nhân mới có con đầu lòng được 18 tháng sau 22 năm lấy vợ mong mỏi có con.
Chị H.T.H.T, vợ bệnh nhân, cho biết: "Bác sĩ thông báo không can thiệp là ảnh chết mà can thiệp thì biết lấy đâu ra khoản tiền 80 triệu đồng để chi trả. Ông xã tôi nói ráng nhờ người đưa con lên cho ảnh nhìn mặt con lần cuối. Tôi bất lực không biết làm sao nữa".
Chị T. cho biết, hai vợ chồng gần như buông xuôi. Nhưng may mắn cho anh C. khi lãnh đạo bệnh viện đã quyết định "can thiệp cứu người trước, kinh phí tìm cách hỗ trợ sau".
"Chắc chắn trường hợp này, nếu chậm trễ can thiệp sẽ rất khó giữ được tính mạng bệnh nhân. Vì vậy, lúc nghe bác sĩ xin ý kiến, Ban lãnh đạo bệnh viện đã quyết định ngay, cứ can thiệp cúu bệnh nhân trước, không thể vì họ không có tiền tạm ứng mà chậm trễ bởi can thiệp cấp cứu nhồi máu cơ tim cấp gần như là chạy đua với tử thần, phải tái thông mạch vành cho bệnh nhân càng sớm càng tốt", BS Phong nói.
Ngay sau đó, ê kíp can thiệp do BS.CK1 Nguyễn Văn Nhiệm, BS Dương Hoàng Mẫn thực hiện chụp và can thiệp mạch vành thành công cho bệnh nhân bằng stent đặt vào nhánh liên thất trước đoạn gần. Sau khoảng 30 phút, ca can thiệp thành công đã tái thông hoàn toàn đoạn mạch vành bị tắc cho bệnh nhân.
Mạch vành bệnh nhân bị tắc đã được tái thông hoàn toàn sau ca can thiệp đặt stent - ẢNH ĐÌNH TUYỂN
Hiện tại, tình trạng sức khỏe bệnh nhân đã cải thiện nhiều, bệnh nhân tỉnh tiếp xúc tốt, bớt đau ngực, dấu hiệu sinh tồn ổn định, sinh hoạt gần như bình thường.
"Cứu con tôi thoát cảnh mồ côi"
"Thực sự giờ thấy chồng khỏe lại vậy tôi không biết phải cảm ơn các bác sĩ như thế nào cho đủ. Dù ảnh không còn khỏe như trước nhưng dẫu sao con tôi cũng còn đủ cả cha và mẹ không phải mồ côi, bơ vơ. Ảnh mà chết rồi, tôi không biết sẽ lo cho tương lai con ra sao", chị T. xúc động nói.
Theo BS Phạm Thanh Phong, đến nay, toàn bộ chi phí điều chị cho anh C. vào khoảng 80 triệu đồng đã được bệnh viện giao cho Phòng Công tác xã hội của bệnh viện vận động mạnh thường quân giúp đỡ, đồng thời trích một phần từ nguồn Quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo của bệnh viện.
Ngoài ca đột quỵ trên, thời gian qua, trên trang thông tin điện tử của bệnh viện cũng thường xuyên cập nhật những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ để kết nối với các mạnh thường quân. Khi có nguồn tài trợ, các nhà hảo tâm và nhân viên Công tác xã hội của bệnh viện đều trực tiếp đến tận giường bệnh để trao tặng.
"Tính riêng 4 năm qua, tổng số tiền bệnh viện vận động giúp bệnh nhân là hơn 8 tỉ đồng. Ngoài ra, bệnh viện cũng hỗ trợ người bệnh miễn giảm một phần viện phí được trích từ nguồn Quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo của bệnh viện", BS Phong nói.
Nhồi máu cơ tim, bệnh nhân ngưng thở trước cửa phòng cấp cứu Người đàn ông 43 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp, ngưng tim, được các bác sĩ Bệnh viện Thành phố Thủ Đức cứu sống. Sáng 28/3, anh Trịnh Hoài Thanh Phong, ngụ TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương, đột ngột đau tức ngực, khó thở, ngã gục trước cửa nhà. Người thân đưa anh tới cấp cứu tại một phòng khám gần...