Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn chỉnh sửa gene đã qua đời
Bệnh nhân đầu tiên được ghép thành công thận lợn đã qua chỉnh sửa gene vừa qua đời.
Bệnh nhân Rick Slayman. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Massachusetts
Thông tin trên đã được Bệnh viện đa khoa Massachusetts, Mỹ, nơi thực hiện ghép tạng cho bệnh nhân xác nhận ngày 11/5.
Hồi tháng 3 vừa qua, các bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts đã ghép thận lợn đã qua chỉnh sửa gene vào cơ thể bệnh nhân 62 tuổi bị bệnh thận giai đoạn cuối. Cuộc phẫu thuật kéo dài 4 giờ đã diễn ra thành công.
Thông báo mới của bệnh viện nêu rõ, bệnh nhân Rick Slayman đột ngột qua đời và không có dấu hiệu nào cho thấy nguyên nhân tử vong là do ca cấy ghép. Bệnh viện đa khoa Massachusetts đã gửi lời tri ân bệnh nhân Slayman vì đã tin tưởng và sẵn sàng tham gia ca ghép thận giúp thúc đẩy lĩnh vực ghép tạng có nguồn gốc từ động vật vào cơ thể người (xenotransplantation), củng cố hy vọng cho nhiều bệnh nhân cần ghép tạng khác.
Video đang HOT
Quả thận được cấy vào cơ thể bệnh nhân Slayman do công ty công nghệ sinh học eGenesis ở Massachusetts cung cấp. Thận được chỉnh sửa gene để loại bỏ những gene có hại của lợn và bổ sung một số gene của người. Trước đó, ông Slayman đã được ghép thận người năm 2018 nhưng sau 5 năm, quả thận cũng bị hỏng. Ngoài bệnh thận, ông mắc cả bệnh tiểu đường tuýp 2 và cao huyết áp.
Tình trạng thiếu nội tạng cấy ghép xảy ra trên toàn thế giới. Tháng 3, bệnh viện Boston (Mỹ) thông báo có hơn 1.400 bệnh nhân trong danh sách chờ được ghép thận.
FBI trả lại cho Nhật Bản cổ vật từng bị đánh cắp sau Thế chiến thứ nhất
Kho cổ vật Nhật Bản đã được tìm thấy trên một căn gác mái tại Massachusetts, Mỹ.
Bức tranh cổ đầy màu sắc của Hoàng tộc ở Okinawa được tìm thấy trong kho hiện vật. Ảnh: FBI
Theo CNN, mới đây một gia đình bất ngờ tìm thấy loạt cổ vật trên căn gác mái trong ngôi nhà người cha quá cố của họ tại Massachusetts, Mỹ và các cổ vật sau đó đã được Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) hoàn trả cho Nhật Bản.
Được biết đây là gia đình của một cựu chiến binh Thế chiến thứ hai đã qua đời. Họ đã liên hệ với FBI sau khi phát hiện ra những món đồ được xác định là "tác phẩm nghệ thuật châu Á rất có giá trị", trong khi phân loại đồ dùng cá nhân của người quá cố. Theo FBI, người đàn ông này chưa bao giờ phục vụ ở mặt trận Thái Bình Dương (khu vực Okinawa, Nhật Bản).
Đặc vụ Geoffrey J. Kelly, điều phối viên tội phạm nghệ thuật của FBI tại Boston và là thành viên của Đội tội phạm nghệ thuật FBI, cho biết: "Có một số cuộn giấy, một số mảnh gốm và một bản đồ cổ. Chúng trông cũ kỹ và có giá trị".
Vì điều này, họ đã thực hiện một cuộc nghiên cứu nhỏ và xác định rằng những cuộn giấy đó đã được đưa vào Hồ sơ nghệ thuật bị đánh cắp quốc gia (cơ sở dữ liệu về tài sản văn hóa và nghệ thuật bị đánh cắp) của FBI khoảng 20 năm trước.
Trong số các hiện vật có sáu cuộn tranh từ thế kỷ 18 - 19, một bản đồ vẽ tay được trang trí công phu từ thế kỷ 19 về Okinawa - hòn đảo lớn thứ năm của Nhật Bản, cùng các loại đồ gốm như đĩa, bát và ấm trà.
Một trong những hiện vật bằng gốm tìm được trong kho cổ vật. Ảnh: FBI
Bảo tàng nghệ thuật châu Á của Viện Smithsonian ở Washington đã mở các cuộn tranh ra nghiên cứu và thấy được những bức chân dung về Hoàng tộc ở Okinawa được thể hiện một cách sống động và đầy màu sắc trong đó. Hoàng tộc ở Okinawa còn được gọi là Ryukyu Okoku (vương quốc Lưu Cầu) - là một vương quốc từ thế kỷ 15 - 19 thống trị phần lớn quần đảo Ryukyu thuộc tỉnh Okinawa, Nhật Bản ngày nay.
FBI cho biết thêm, một lá thư đánh máy được tìm thấy cùng với các hiện vật ở Massachusetts đã giúp họ xác nhận các cổ vật này từng bị cướp trong những ngày cuối cùng của Thế chiến thứ hai.
Đặc vụ Kelly nói về các hiện vật: "Khi kết hợp với nhau, chúng thực sự đại diện cho một phần quan trọng của lịch sử Okinawa. Có thể nhìn thấy được bản sắc văn hóa của một quốc gia từ trong các hiện vật và lịch sử".
"Đây chính là điều tạo nên một nền văn hóa. Lấy đi các hiện vật tức là bạn đang lấy đi lịch sử của họ, và loại bỏ quá khứ của họ cũng chính là loại bỏ một nền văn hóa. Vì vậy, với tư cách là những người quản lý các hiện vật và di sản văn hóa, điều thực sự quan trọng đối với chúng tôi là phải nỗ lực hết sức để những thứ này trở lại với nền văn minh và quốc gia nơi mà vốn dĩ chúng luôn thuộc về", ông nói thêm.
FBI thông báo đã trả lại các hiện vật về Okinawa vào tuần trước, nhưng lưu ý rằng một số hiện vật khác của Okinawa vẫn đang bị mất tích và được liệt kê trong Hồ sơ nghệ thuật bị đánh cắp quốc gia .
Hung thủ bí ẩn của vụ 7 người chết sau khi uống cùng loại thuốc chứa xyanua Bảy người từ 12 đến 35 tuổi tử vong sau khi uống những viên thuốc bị phát hiện chứa xyanua, một loại hóa chất chết người. Sau 40 năm, cảnh sát Mỹ vẫn chưa tìm ra hung thủ. Điềm xấu bắt đầu vào ngày 28/9/1982, cô bé Mary Kellerman, 12 tuổi, phải nhập viện sau khi uống một viên giảm đau. Hôm sau,...