Bệnh nhân đau đầu kinh niên cần hạn chế dùng những loại thực phẩm này
Nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau đầu phổ biến có thể là do hormone, căng thẳng, thuốc lá và thậm chí là cả chế độ ăn uống. Vì thế tránh sử dụng những thực phẩm này cũng giúp kiểm soát cơn đau.
Những cơn đau đầu thường xuyên xuất hiện khiến mọi người chỉ muốn ngồi trong một căn phòng tối, yên tĩnh và ngủ một giấc để thoát khỏi tình trạng khó chịu này. Thậm chí các cơn đau mạnh còn đến vào những lúc không thể dành thời gian để nghỉ ngơi.
Những cơn đau đầu phổ biến nhất mà mọi người mắc phải là đau đầu do căng thẳng, đau đầu từng cơn, đau đầu xoang và đau nửa đầu. Nguyên nhân gốc rễ của những cơn đau đầu có thể đến từ một số loại thực phẩm, thuốc lá, căng thẳng, hormone và hóa chất.
Nếu triệu chứng đau đầu xuất hiện sau khi ăn, điều đó có nghĩa là một số loại thực phẩm đang kích hoạt cơn đau đầu, mọi người nên chú ý và sử dụng chúng nếu có thể. Sau đây là danh sách các thực phẩm có thể gây ra cơn đau đầu cho người sử dụng.
Cà phê
Cà phê là thức uống phổ biến được nhiều người trên thế giới yêu thích. Tuy nhiên, tiêu thụ cà phê quá mức có thể làm tăng khả năng đau nửa đầu ở một số người. Đồng nghĩa với điều đó, nếu sử dụng ít cà phê cũng giúp làm có thể làm giảm nguy cơ bị chứng đau đầu này.
Sô cô la
Sô cô la, đặc biệt là những loại có hàm lượng ca cao thấp có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở một số người do chúng chứa chất tyramine và caffeine. Tyramine là một axít amin hoạt động như một chất giải phóng catecholamine – hóa chất có tác dụng như hormone và chất dẫn truyền thần kinh. Đa số các thực phẩm chứ nhiều tyramine đều có thể gây ra các triệu chứng đau đầu ở những người nhạy cảm với chúng.
Rượu
Rượu là một loại đồ uống gây đau đầu phổ biến nhất, ảnh hưởng đến rất nhiều người. Uống rượu quá nhiều gây mất nước cơ thể, tăng lưu lượng máu đến não và cả hai điều này đều có thể khiến đầu mọi người bị đau nhức.
Video đang HOT
Chất ngọt nhân tạo
Chất ngọt nhân tạo như saccharin, acesulfame, aspartame, neotame và sucralose là những chất thay thế đường được thêm vào một số thực phẩm, đồ uống để làm cho chúng có vị ngọt như đường. Những chất ngọt nhân tạo, cụ thể trong một nghiên cứu để chỉ ra là aspartame, có thể gây ra đau đầu ở một số người.
Các loại phô mai chín chứa tyramine, một chất hình thành do sự phân hủy protein trong phô mai. Phô mai chín như phô mai feta, phô mai parmesan và phô mai xanh chứa nhiều tyramine có thể gây đau đầu.
Bột ngọt
Monosodium glutamate (MSG) là một chất phụ gia thực phẩm được tìm thấy trong một số loại như nước tương, nước sốt cà chua, thịt chế biến, miso và tempeh. Theo Tổ chức Migraine Hoa Kỳ, MSG gây ra các cơn đau nghiêm trọng ở 10-15% số người bị chứng đau nửa đầu.
Kem
Kem là một thực phẩm khác gây ra đau đầu. Đó là tính chất của kem, chúng được tạo ra trong môi trường rất lạnh, kích thích một số dây thần kinh kiểm soát cách máu chảy đến đầu. Dây thần kinh phản ứng với những kích thích này bằng cách làm cho các mạch máu sưng lên trong đầu, từ đó gây ra những cơn đau đầu.
Thịt chế biến
Các loại thịt chế biến như xúc xích, thịt xông khói và giăm bông đa số đều chứa nitrit, có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở một số người. Vì vậy, tránh tiêu thụ thịt chế biến nếu thường xuyên bị đau đầu.
Thực phẩm đông lạnh và thực phẩm mặn
Thực phẩm đông lạnh (như sữa chua hoặc rau) và thực phẩm mặn (như nước sốt mỳ ống, đồ ăn liền) cũng có thể gây đau dữ dội do sự hiện diện của chất bảo quản trong đó, vì vậy mọi người nên tránh tiêu thụ chúng để có sức khỏe tốt hơn.
Đậu phộng
Đậu phộng cũng như bơ đậu phộng cũng có thể gây đau đầu ở một số người do chúng có chứa tyramine. Một số thực phẩm khác cũng có thể gây đau đầu là dưa chua, kem chua, bánh mì, bánh quy giòn, pizza, khoai tây chiên, trái cây khô và súp đóng hộp.
Vị trí của cơn đau đầu cảnh báo bệnh gì?
Không phải mọi cơn đau đầu đều như nhau. Các thống kê cho thấy có đến hơn 150 loại đau đầu. Tuy nhiên, hầu hết trong số chúng là hiếm gặp.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Cơn đau xuất hiện ở một số vùng đầu nhất định có thể tương ứng với những nguyên nhân và vấn đề sức khỏe khác nhau.
Đau ở trán và thái dương
Đây là dấu hiệu của đau đầu do căng thẳng. Thông thường, những cơn đau nhẹ sẽ xuất hiện ở trán và 2 bên thái dương. Một số trường hợp còn bị đau cứng ở cổ, vai và lưng trên, theo MSN.
Với những cơn đau này , các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay acetaminophen sẽ có hiệu quả tốt.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể hồi phục. Xoa bóp trán cũng có thể giúp thuyên giảm cơn đau.
Nhức đầu xoang
Nếu bạn cảm thấy căng và đau ở vùng mặt, đặc biệt là sau 2 mắt và mũi, thì đó có thể là nhức đầu xoang. Các vấn đề về xoang mũi sẽ gây ra dạng nhức đầu này.
Nếu bạn bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi, chảy nước mũi kèm theo nhức đầu thì hãy dùng các loại thuốc thông xoang, giảm nghẹt mũi hoặc thuốc chống dị ứng không kê đơn để giảm áp lực trong xoang. Trong trường hợp viêm xoang, người bệnh cần được điều trị bằng kháng sinh, theo MSN.
Đau phía sau đầu hoặc đáy sọ
Đây là dấu hiệu của đau dây thần kinh chẩm. Bệnh xảy ra khi các dây thần kinh ở đốt sống cổ bị viêm hay kích thích. Hệ quả là gây ra những cơn đau ở sau gáy, hay còn gọi là đau vùng chẩm.
Cơn đau có thể lan dần đến mặt, thường là vùng má và trán. Cường độ đau có thể dữ dội, thường kéo dài từng đợt, mỗi đợt khoảng vài phút. Xoa bóp, thuốc giãn cơ và thuốc kháng viêm có thể giúp giảm những cơn đau dạng này.
Đau cổ và đầu
Các đốt sống ở xương sọ, cổ bị tổn thương hay lệch vị trí sẽ gây ra những cơn đau khó chịu ở cổ và đầu. Nguyên nhân có thể rất đa dạng từ thoát vị đĩa đệm, hẹp ống xương sống đến chấn thương. Tất cả tình trạng này đều gây chèn ép dây thần kinh và kích hoạt cơn đau, theo MSN.
Dù cơn đau có ở vị trị nào trên đầu thì người bệnh cũng cần đến khám bác sĩ khi bị đau dai dẳng, tái đi tái lại thường xuyên, đau ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến công việc cũng như các hoạt động thường ngày, các chuyên gia khuyến cáo.
Theo Thanh niên
Nam thanh niên có huyết tương giống màu mỡ lợn, nhập viện cấp cứu vì thường xuyên uống loại thức uống này Sau mỗi bài tập, anh Trần luôn chọn thức uống là nước ngọt có ga hoặc trà sữa thay thế nước lọc. Anh Trần (29 tuổi) sống tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, là một người yêu thích vận động thể thao. Sau mỗi bài tập, anh Trần luôn chọn thức uống là nước ngọt có ga hoặc trà sữa thay thế nước...