Bệnh nhân Covid-19 nằm viện lâu nhất Anh qua đời
Người đàn ông 49 tuổi, bệnh nhân Covid-19 nằm viện lâu nhất tại Anh, qua đời sau hơn 14 tháng điều trị.
Jason Kelk, tiền sử mắc hen suyễn và tiểu đường, qua đời trong bệnh viện ở Leeds ngày 19/6 trước sự chứng kiến của gia đình, sau khi quyết định “không muốn sống như thế này nữa”. Ông đã yêu cầu bác sĩ ngừng mọi biện pháp can thiệp sau hơn 14 tháng nằm viện.
Jason Kelk trong bệnh viện hôm 31/3/2020. Ảnh: SWNS.
Kelk nhập viện St.James ngày 31/1/2020, được nối máy thở và chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt ngay khi vào viện. nCoV tàn phá phổi và thận của ông. Kelk cũng viêm dạ dày cấp tính và phải truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.
Vào tháng 3/2020, sau hai tuần sống sót mà không cần dùng tới máy thở, Kelk hy vọng sớm được về nhà. Ông muốn ngồi trên ghế sô pha cạnh vợ, ăn cá tẩm bột rán và khoai tây chiên, nhưng bệnh tình trở nặng hơn vào tháng 5.
Video đang HOT
“Anh ấy chỉ muốn mọi đau đớn kết thúc”, Sue Kelk, vợ ông, nói. “Thuốc kháng sinh có tác dụng, nhưng anh ấy đã mất đi ý chí chiến đấu. Tôi nghĩ Jason thực sự đã ra đi từ tháng 2/2020, nhưng Jason mà ai cũng yêu mến vẫn luôn ở đó”.
Dân Philippines xuất cảnh trốn đại dịch
Sau khi Covid-19 bùng phát, Lala Abalon cùng hàng trăm nghìn người lao động Philippines ở nước ngoài đã hồi hương, nhưng giờ đây họ lại muốn rời đi.
"Tôi không nhìn thấy tương lai ở đây. Cuộc sống tại Philippines rất khó khăn. Ở nước ngoài, mức lương tốt hơn và mọi thứ đều dễ tiếp cận hơn", Lala Abalon, người phụ nữ 33 tuổi đang quản lý tiệm mì của gia đình ở phía bắc Manila, Philippines, cho biết.
Abalon vô cùng nóng lòng ra nước ngoài lao động, 9 tháng sau khi trở về nhà với bố mẹ từ Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Sau 5 năm lăn lộn ở Dubai với các công việc văn phòng tạm thời, Abalon trở thành nhân viên dịch vụ chăm sóc khách hàng tại một công ty bất động sản, một công việc được coi là ổn định.
Năm ngoái, khi các quốc gia bắt đầu đóng biên trong nỗ lực ngăn chặn nCoV, chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte phát động chiến dịch hồi hương những lao động mắc kẹt ở nước ngoài, bao gồm Abalon và đông đảo người Philippines đang làm việc tại Vùng Vịnh.
Cuối cùng, hơn 560.000 người Philippines đã trở về quê nhà. Tuy nhiên, đây không phải một chuyến hồi hương lý tưởng. Tăng trưởng kinh tế Philippines năm ngoái giảm 9,6%, mức tồi tệ nhất trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca nhiễm nCoV tăng đột biến cản trở quá trình phục hồi. Philippines hiện ghi nhận tổng cộng hơn 1,3 triệu ca nhiễm và hơn 23.000 người chết vì Covid-19.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine Covid-19 cho người dân bên trong một rạp chiếu phim được dùng làm điểm tiêm chủng ở ngoại ô Manila, Philippines, hôm 14/6. Ảnh: AFP .
"Những người lao động mà tôi đưa ra nước ngoài thường nói rằng họ sẽ chết đói nếu ở với gia đình", Alicia Devulgado, chủ tịch Hiệp hội Lao động ở Nước ngoài của Philippines, nhóm thương mại đại diện cho các cơ quan tuyển dụng, cho biết. Một khảo sát công bố tháng trước của Tổ chức Di cư Quốc tế cũng cho thấy gần một nửa số người hồi hương có ý định rời đi một lần nữa.
Kể từ đầu năm, khoảng 60.000 người Philippines đã rời đất nước mỗi tháng để nhận việc ở quốc gia khác, dù con số này chỉ bằng 1/3 mức trung bình trước đại dịch. Đối với một nền kinh tế phụ thuộc vào kiều hối, những chuyến khởi hành là tín hiệu tốt.
Số tiền người lao động Philippines ở nước ngoài gửi về quê nhà chiếm tới 9% GDP năm 2019. Nguồn thu này đã giảm 0,8%, xuống còn 29,9 tỷ USD vào năm ngoái, lần giảm đầu tiên từ năm 2001. Ngân hàng trung ương Philippines dự đoán kiều hối sẽ tăng 4% trong năm nay.
Philippines đã xuất khẩu lao động trong nhiều năm, nhưng xu hướng tăng vọt vào những năm 1970, khi các nền kinh tế láng giềng tại châu Á mở cửa. Giờ đây, những nước Vùng Vịnh cũng tiếp nhận số lượng lớn lao động Philippines. Trên toàn cầu, cộng đồng người Philippines ở nước ngoài đã lên đến 10 triệu vào năm 2019. Nhiều người được tuyển vào ngành xây dựng, điều dưỡng và giúp việc.
"Người Philippines là lực lượng lao động được ưa thích trên toàn cầu về một số kỹ năng, phẩm chất trong công việc và tiếng Anh tốt. Triển vọng sống lâu dài của người Philippines ở nước ngoài về cơ bản là cao", Thống đốc Ngân hàng Trung ương Philippines Benjamin Diokno phát biểu hồi tháng 4.
Tuy nhiên, mặt trái là làn sóng di cư của đông đảo công dân, bao gồm cả các nhà khoa học và kỹ sư, khiến lực lượng lao động trong nước cạn kiệt, thiếu những chuyên gia trình độ cao. Nhân viên y tế cũng đang dần rời đi do nước ngoài trả lương cao hơn, bất chấp nhiều địa phương thiếu bác sĩ và y tá.
Devulgado cho biết nhu cầu tuyển dụng lao động Philippines ở nước ngoài gia tăng trong vài tháng gần đây, đặc biệt từ Arab Saudi, Mỹ và Anh. Chính phủ đã ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 cho những người sắp xuất cảnh, càng thúc đẩy nhiều lao động lên kế hoạch rời đi.
Den Cantara bỏ nghề giúp việc tại Lebanon hồi năm ngoái, khi nền kinh tế nước này rơi vào khủng hoảng. Trở lại Philippines, bà mẹ đơn thân 29 tuổi làm bảo vệ trong một thời gian ngắn, bỏ việc do bị nợ lương. "Số tiền tôi kiếm được nhanh chóng cạn kiệt. Thực sự khó có thể rời xa con mình thêm lần nữa, nhưng tôi cần làm việc ở nước ngoài để nộp học phí cho các con", Cantara nói.
Kế hoạch trở lại nước ngoài làm việc của những người như Cantara đang vướng phải các biện pháp hạn chế di chuyển tại địa phương nhằm ngăn nCoV lây lan. Chính phủ Philippines cũng giới hạn việc xuất cảnh của nhân viên y tế. Ngoài ra, một số nơi tiếp nhận lao động, như Đài Loan, đã siết chặt kiểm soát biên giới do Covid-19 bùng phát mạnh.
Chính phủ Philippines đang khuyến khích những người hồi hương muốn ở lại đi học nghề tại các trung tâm hỗ trợ và giáo dục. Một số người đã được tuyển dụng để tham gia dự án xây dựng tuyến đường sắt nối thủ đô Manila với một tỉnh lân cận, một phần của chiến dịch cơ sở hạ tầng quốc gia. Những người từng ở nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp cũng được cung cấp khoản vay lên tới 100.000 peso (2.100 USD).
Sau khi trở về từ Dubai, Abalon đã tính đến việc đi học nghề, nhưng không phải để ở lại Philippines làm việc, mà để trở thành nhân viên điều dưỡng tại Mỹ, hoặc đăng ký làm bồi bàn ở Canada.
"Có lẽ tôi sẽ xem xét việc ở lại Philippines nếu một đại dịch khác xảy ra, hoặc khi tôi đã đủ tiền để nghỉ hưu. Bây giờ tôi vẫn phải ra nước ngoài làm việc, vì tương lai của mình", cô nói.
Cảnh hỗn loạn tại hội nghị thượng đỉnh Biden - Putin Khoảnh khắc mở đầu hội nghị thượng đỉnh Biden - Putin ở Geneva trở nên hỗn loạn khi phóng viên và nhân viên an ninh Nga xô xát trong phòng. Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin chuẩn bị hội đàm thượng đỉnh đầu tiên tại biệt thự Villa la Grange hôm 16/6, các nhà báo xô đẩy,...