Bệnh nhân Covid-19 có thể tái nhiễm với biến chủng mới
Trên thế giới đã ghi nhận một số trường hợp sau khi khỏi Covid-19, đi du lịch tới vùng khác, quay về lại có bệnh cảnh lâm sàng Covid-19 và xét nghiệm ra chủng mới. Số trường hợp này không nhiều nhưng điều đó khẳng định, có sự tái nhiễm với chủng vi rút mới.
Tại hội nghị trực tuyến của Bộ Y tế với 63 tỉnh, thành phố ra mắt Ban Chỉ đạo An toàn tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và tập huấn hướng dẫn xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin Covid-19 diễn ra ngày 28-4 tại Hà Nội, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn điều trị Covid-19, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết: Cả thế giới đang chú ý đến biến chủng kép là B1.617 từ Ấn Độ, biến chủng đầu tiên của nó là B.1.1.7 từ Anh đã thấy rõ mức độ lây lan rất nhanh, tăng hơn 70% so với chủng ban đầu.
Theo ông Kính, với chủng kép này, mức độ lây nhiễm còn nhanh hơn, nhưng chưa có số liệu thống kê cụ thể. Hiện đã có sự lây lan của biến chủng này sang các nước khác.
Ông Nguyễn Văn Kính.
“Có nhiều lý do gây ra tình trạng số ca tử vong ở Ấn Độ tăng cao, trong đó, các nhà chuyên môn đang nghiên cứu về độc lực của chủng mới xem có nặng nề, nguy hiểm hơn không. Nhiều ý kiến cho rằng, phải vài ngày nữa Ấn Độ mới đạt đỉnh con số trường hợp tử vong. Hiện, trung bình mỗi ngày, Ấn Độ có hơn 2.000 ca tử vong nhưng khi đạt đỉnh, con số này có thể lên tới 13.000 ca/ngày. Đó là thảm kịch”, ông Nguyễn Văn Kính đưa ra nhận định.
Ngày 26-4, Việt Nam đã ghi nhận 1 trường hợp mắc Covid-19 là bệnh nhân nam, 63 tuổi; có địa chỉ tại phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Bệnh nhân này làm lễ tân khách sạn, có tiền sử dịch tễ phục vụ tại khu cách ly có chuyên gia Ấn Độ đang cách ly tại khách sạn. Trước đó, tại khách sạn này đã ghi nhận 4 trường hợp chuyên gia Ấn Độ cách ly ngay sau nhập cảnh ngày 18-4 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện, bệnh nhân 63 tuổi này và đoàn chuyên gia Ấn Độ đang điều trị ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2. Sức khỏe của các bệnh nhân này đến thời điểm hiện tại đều ổn định, chưa có trường hợp nào phải thở máy.
“Chúng tôi đang tiến hành giải trình tự gene của 4 chuyên gia Ấn Độ để xem chủng vi rút họ nhiễm là B.1.1.7 hay chủng kép B1.617 để tăng cường phòng vệ và có thông tin đầy đủ cho cán bộ y tế tập trung điều trị”, ông Nguyễn Văn Kính nói.
Video đang HOT
Trước vấn đề được nhiều người quan tâm, đó là một người sau khi đã mắc Covid-19 với chủng vi rút này có thể tái nhiễm với chủng vi rút khác không, ông Nguyễn Văn Kính cho rằng, trên thế giới đã ghi nhận một số trường hợp ở Hàn Quốc và Nhật Bản, Mỹ sau khi khỏi Covid-19, đi du lịch tới vùng khác, quay về lại có bệnh cảnh lâm sàng Covid-19 và xét nghiệm ra chủng mới. Số trường hợp này không nhiều nhưng điều đó khẳng định, có sự tái nhiễm với chủng vi rút mới.
Trước câu hỏi về việc, Ấn Độ đã tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho nhiều người nhưng số ca mắc vẫn ở mức cao, thậm chí, nhiều người tiêm phòng vẫn mắc bệnh, ông Nguyễn Văn Kính cho rằng, vấn đề này liên quan đến miễn dịch cộng đồng. Ấn Độ có 1,3 tỷ dân nhưng mới tiêm vắc xin cho 130 triệu người (khoảng 10% dân số). Trong khi muốn có miễn dịch cộng đồng do tiêm vắc xin thì ít nhất 2/3 dân số phải được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin mới ngăn được dịch.
Theo ông Nguyễn Văn Kính, đóng góp của vắc xin trong phòng, chống Covid-19 là điều đã được khẳng định. Tuy nhiên, hiện nguồn cung vắc xin vẫn thiếu và nước ta chưa triển khai tiêm trên diện rộng. Do đó, chiến lược “5K vắc xin” vẫn phải duy trì, trong đó, đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tập trung đông người là điều rất quan trọng.
Bộ Y tế vừa có Công điện hỏa tốc số 564/CĐ-BYT gửi UBND tỉnh Yên Bái về việc điều tra, xử lý đối với trường hợp bệnh nhân nam 63 tuổi nhiễm Covid-19 từ chuyên gia Ấn Độ.
Theo đó, Bộ Y tế – Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đề nghị UBND tỉnh Yên Bái tiếp tục mở rộng điều tra dịch tễ, lập danh sách những người tiếp xúc gần và có liên quan với bệnh nhân, thực hiện thần tốc truy vết, cách ly y tế. Cùng với đó, lấy mẫu xét nghiệm diện rộng (bao gồm người thân, nhân viên y tế, nhân viên phục vụ tại khách sạn, người tiếp xúc gần…) để tiến hành xét nghiệm khẳng định.
Bộ Y tế cũng đề nghị UBND tỉnh Yên Bái tăng cường rà soát, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy trình, quy định về nhập cảnh, giám sát, cách ly y tế, xét nghiệm phòng, chống dịch Covid-19; tuyệt đối không để lây lan trong khu vực cách ly, lây ra cộng đồng.
Sáng 25/4: Không thêm ca mắc COVID-19; gần 199.000 người Việt Nam đã tiêm vắc xin
Bản tin sáng 25/4 của Bộ Y tế cho biết, Việt Nam tạm thời không ghi nhận ca mắc COVID-19. Hiện tổng số ca bệnh vẫn là 2833. Đến sáng nay cả nước đã có gần 199.000 người tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Có thêm 22.935 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 24/04/2021
Tính đến 16 giờ ngày 24/04/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP cho 198.972 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội.
Chi tiết 22.935 người được tiêm tại 28 tỉnh/TP và các cơ sở y tế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong ngày 24/04/2021 như sau:
- Đợt 1: Quảng Ninh: 4 người; Hưng Yên: 60 người; Bô Công an: 1.421 người
- Đợt 2: Hà Nội: 3.210 người; Hải Phòng: 204 người; Bắc Giang: 431 người; Bắc Ninh: 2.124 người; Phú Thọ: 974 người; Hải Dương: 1.518 người; Hưng Yên: 459 người; Thái Nguyên: 178 người; Bắc Cạn: 369 người; Quảng Ninh: 533 người; Nghệ An: 2.370 người; Hà Tĩnh: 1.503 người; Lai Châu: 322 người; Cao Bằng: 515 người; Lào Cai: 721 người; Thừa Thiên - Huế: 230 người; Bình Định: 271 người; Phú Yên: 624 người; Khánh Hòa: 503 người; Kon Tum: 174 người; Gia Lai: 524 người; Đắc Lắc: 214 người; TP. Hồ Chí Minh: 1.875 người; Đồng Nai: 226 người; Cần Thơ: 495 người; Vĩnh Long: 584 người và Bạc Liêu: 299 người
Tính từ 18h ngày 24/4 đến 6h ngày 25/4: Việt Nam tạm thời không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Hiện tổng số ca mắc ở nước ta vẫn là 2.833
- Tính đến 6h ngày 25/4: Việt Nam có tổng cộng 1570 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 910 ca, riêng Hải Dương có 726 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca).
10 tỉnh, thành phố (Hoà Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh) đã 71 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng;
Hà Nội 67 ngày và Hải Phòng 61 ngày, Hải Dương 31 ngày không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng
Số ca mắc COVID- 19 của thế giới
- Cả thế giới có 147.022.891 ca mắc, trong đó 124.672.753 ca đã khỏi bệnh; 3.111.619 ca tử vong và 19.238.519 điều trị (109.690 ca diễn biến nặng)
- Trong 12 giờ qua, số ca mắc của thế giới tăng 685.692 ca, tử vong tăng 9.503 ca
- Ấn Độ có số ca mắc cao kỷ lục với 349.165 ca mắc, 2.760 từ vong, tiếp đến là Brazil với 70.105 ca mắc, 2.869 ca tử vong, Mỹ 50.225 ca mắc, 732 ca tử vong.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày Philippines tăng 9.661 ca, Indonesia 4.544 ca, Thái Lan tăng 2.839 ca, Malaysia tăng 2.717 ca, Campuchia tăng 511 ca, Lào tăng 88 ca, Singapore tăng 23 ca, Myanmar tăng 17 ca
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 40.846, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 514
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 25.360
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 14.972.
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế: tổng số bệnh nhân khỏi bệnh ở nước ta đến nay là 2.516 /2.833
Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước hiện có 48 bệnh nhân đã âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 1-3 lần gồm: 13 ca âm tính lần 1; Số ca âm tính lần 2: 15 ca; số ca âm tính lần 3 là 20 ca.
Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).
Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang; Khử khuẩn; Khoảng cách; Không tụ tập và Khai báo y tế.
Nghệ An cần tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 Đây là yêu cầu của GS.TS Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 sau khi kiểm tra công tác phòng, chống dịch và triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại tỉnh Nghệ An. GS.TS Nguyễn Thanh Long- Ủy viên Trung...