Bệnh nhân cấp cứu có cồn trong máu chiếm 10-15%
Số ca cấp cứu do tai nạn giao thông trong những ngày nghỉ lễ 2-9 năm nay tương đương với kỳ nghỉ lễ năm 2023.
Đáng nói, tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ cồn trong máu chiếm từ 10-15%.
Chiều 3-9, đại diện Bệnh viện Việt Đức cho biết, trong 4 ngày nghỉ lễ, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 150 ca cấp cứu, trong đó chiếm tới 50% là do tai nạn giao thông. Phần lớn bệnh nhân cấp cứu trong tình trạng nặng, đa chấn thương và từ các tuyến chuyển về.
Theo BS Bùi Trung Nghĩa, Trưởng kíp trực cấp cứu ngày 3-9, số ca cấp cứu nói chung và cấp cứu do tai nạn giao thông trong những ngày nghỉ lễ 2-9 năm nay tương đương với kỳ nghỉ lễ năm 2023.
Video đang HOT
Tuy nhiên đáng lo ngại, tỷ lệ bệnh nhân cấp cứu nhập viện có nồng độ cồn trong máu chiếm khoảng 10-15%.
Một trường hợp bị tai nạn đang được các y, bác sĩ Bệnh viện Việt Đức cấp cứu
Theo các bác sĩ, với những trường hợp tai nạn có nồng độ cồn trong cơ thể, tùy vào mức độ sẽ có những ảnh hưởng nhất định về mặt tri giác, gây khó khăn trong việc khai thác bệnh sử. Có bệnh nhân bị kích thích nhưng chưa xác định do rượu hay chấn thương sọ não đã ảnh hưởng tới việc chẩn đoán và xử trí bước đầu.
Đại diện Bệnh viện Việt Đức cũng cho biết, trong dịp nghỉ lễ, bệnh viện đã bố trí nhân lực trực 24/24 giờ, với kíp trực cấp cứu có hơn 30 bác sĩ của các chuyên khoa, đảm bảo đáp ứng cấp cứu, điều trị ngay cho người bệnh, không để xảy ra quá tải.
Hai người phải đi cấp cứu vì tai nạn xảy ra ngay trong nhà
Đang làm việc tại nhà, hai người phải đi cấp cứu vì bị rết cắn. Các bác sĩ cho biết rết là côn trùng khá hung dữ, dễ tấn công con người khi vô tình chạm phải.
Ngày 30/8, theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), các bác sĩ liên tiếp cấp cứu cho hai bệnh nhân bị rết cắn khi đang làm việc tại gia đình.
Cụ thể, bệnh nhân N.T.T. (65 tuổi, trú tại thị trấn Thanh Sơn, Phú Thọ) bị rết chui vào trong ủng cắn khi đang làm vườn. Người thân đã đưa bà T. vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đau nhức, nôn ói, tức ngực.
Trường hợp khác là nữ bệnh nhân tên V.T.D. (78 tuổi, trú tại xã Sơn Hùng) vào viện trong tình trạng đau nhức sưng nề tay, toàn thân mệt, buồn nôn. Theo người bệnh, khi đang thu dọn đồ đạc ở góc nhà, bà bị một con rết cắn vào tay.
Bác sĩ khám cho nữ bệnh nhân bị rết cắn. Ảnh: BVCC.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Mai Giang Nam, Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn, sau 1-2 ngày điều trị, sức khỏe người bệnh ổn định và có thể xuất viện.
Vị bác sĩ này cho biết rết là loài vật khá hung dữ và dễ tấn công con người nếu vô tình chạm phải. Người bị rết cắn có thể gây dị ứng da, sưng, nóng, đỏ đau tại vết đốt. Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với côn trùng đốt có thể gặp phải tình trạng chóng mặt, ù tai, sốt, thậm chí sốc phản vệ.
Do đó, khi bị côn trùng cắn, người dân cần rửa sạch vết thương, vết cắn dưới vòi nước chảy, có thể dùng thêm xà phòng và rửa lại bằng nước sạch, sau đó chườm lạnh tại chỗ giúp giảm sưng, đau.
Nếu vết cắn lớn và có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, ù tai, co giật, nạn nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. Lưu ý, không xoa bóp xung quanh vết thương để tránh làm chất độc phát tán nhanh, không tự ý đắp hoặc bôi thuốc.
Đi cấp cứu lúc tờ mờ sáng vì căn bệnh nguy hiểm ngày càng phổ biến Khoảng 5h sáng, gia đình phát hiện ông C. không cử động được người, miệng nói không rõ tiếng nên lập tức đưa ông đi cấp cứu. Bệnh nhân là ông L.V.C. (60 tuổi, ở huyện Phù Ninh, Phú Thọ). Ông được gia đình đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, sáng sớm ngày...