Bệnh nhân cách ly vì nhiễm virus corona ăn uống như thế nào?
Ngoài thời gian thăm khám, giờ ăn là lúc duy nhất cửa phòng cách ly hé mở để các bệnh nhân nhận đồ ăn do nhân viên phục vụ mang vào.
Từ 11h30 hàng ngày, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Đông Anh, Hà Nội) bắt đầu quy trình phục vụ bữa trưa cho các bệnh nhân đang bị cách ly vì dương tính với virus corona.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hiện điều trị cho 4 bệnh nhân dương tính với virus corona, tất cả đều nằm trong nhóm 8 công nhân ở Vĩnh Phúc đi học tập tại Vũ Hán.
Nhân viên đưa cơm cho bệnh nhân được trang bị quần áo kháng khuẩn kỹ càng. Mỗi bộ quần áo chỉ được dùng cho 1 lần tiếp xúc, sau đó phải vứt bỏ.
Khẩu phần ăn của bệnh nhân được khoa dinh dưỡng của bệnh viện chuẩn bị. Thực đơn bữa ăn bao gồm 2 món thịt, canh, rau và cơm.
Video đang HOT
Nữ bệnh nhân quê Vĩnh Phúc cho biết bữa ăn tại bệnh viện được chuẩn bị khá đầy đủ. Bệnh nhân trong quá trình cách ly cũng được sử dụng điện thoại để liên hệ với gia đình. Tuy nhiên, căn phòng cách ly chỉ khoảng 10 m2 nên khó tránh khỏi cảm giác bí bách.
Tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân đã ổn định, có thể đi lại và giao tiếp với người bên ngoài qua lớp cửa kính.
Sau khi dùng bữa, bệnh nhân tự đặt túi rác ra chiếc bàn bên ngoài cửa phòng. Dù đã có găng tay cao su nhưng nhân viên lao công vẫn phải phun khử trùng trước khi cầm nắm vào túi rác.
Bà Thời – nhân viên lao công – cho biết tại bệnh viện hiện có 2 loại thùng rác. Thùng màu xanh để rác thải sinh hoạt thông thường và thùng màu vàng để các loại rác thải truyền nhiễm.
Mỗi ngày, bà Thời vận chuyển 2 chuyến rác từ khu vực cách ly bệnh nhân ra bãi tập kết. Rác thải chủ yếu là khẩu trang, áo bảo hộ của bác sĩ và hộp cơm của bệnh nhân. Bà phải đeo 2 lớp găng tay, trước khi chạm vào bất cứ vật dụng gì cũng phải xịt khử trùng.
Rác thải truyền nhiễm được chuyển đến bãi tập kết cách xa bệnh viện rồi đợi xe chuyên dụng chở đi.
Theo news.zing.vn
Đại dịch Corona: Một con đường lây truyền virus nguy hiểm bị bỏ sót
Các bác sĩ được cho là đã bỏ sót một nguồn lây lan virus Corona vô cùng nguy hiểm khác: Đó là lây truyền qua đường tiêu hóa. Một số bệnh nhân nhiễm virus Corona cũng có triệu chứng bị tiêu chảy nhưng điều này lại bị bỏ sót.
Theo Japantimes, Virus Corona Vũ Hán mới vừa được phát hiện trong phân lỏng của trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở Mỹ - một phát hiện không có trong bất cứ báo cáo nào về các trường hợp nhiễm virus Corona từ "ổ dịch" Vũ Hán, Trung Quốc. Điều này thực ra không gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học đã nghiên cứu về Coronavirus, cũng như các bác sĩ từng phát hiện sai sót tương tự trong đại dịch SARS.
Tiêu chảy xảy ra ở khoảng 10 đến 20% các bệnh nhân mắc hội chứng hô hấp cấp tính nặng khoảng 17 năm trước và từng là nguồn lây lan dịch SARS trong khu dân cư Amoy Gardens ở Hong Kong.
Ông Fang Li, Phó giáo sư ngành khoa học y sinh tại Đại học Minnesota cho biết, vius Vũ Hán liên kết với các thụ thể protein có hình dạng khác biệt trong cơ thể ở phổi và ruột, khiến các cơ quan này trở thành mục tiêu chính của virus.
Phát hiện về virus Vũ Hán, được đặt tên là 2019-nCoV trong phân của người đàn ông 35 tuổi được điều trị tại Trung tâm y tế Providence Everett ở Washington là đáng chú ý, ông Scott Lindquist, nhà dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm ở Washington chia sẻ.
Virus Corona Vũ Hán "không chỉ được bài tiết qua dịch tiết đường hô hấp mà còn trong phân của người bệnh", ông Lindquist nói.
Ông Ralph Baric, giáo sư vi sinh học và miễn dịch học tại Đại học Y tế Công cộng Toàn cầu thuộc Đại học Bắc Carolina cũng cho biết, nhiều loại Coronavirus mới có thể sao chép cả trong đường hô hấp và hệ tiêu hóa.
Do bị quả tải các bệnh nhân bị viêm phổi nặng, các bác sĩ ở Vũ Hán có thể đã bỏ sót các dấu hiệu bất thường ở hệ tiêu hóa, Giáo sư Baric nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Từ khi dịch Corona bùng phát đến nay, nguồn lây truyền chính được đề cập là lây truyền qua đường hô hấp, từ dịch tiết của người bệnh khi họ bị ho và phát tán virus ra không khí, các vật dụng xung quanh chứ chưa đề cập đến con đường lây lan qua hệ tiêu hóa. Triệu chứng tiêu chảy của các bệnh nhân nhiễm Coronavirrus cũng chưa được nhắc tới.
"Các nhà vệ sinh xổm phổ biến ở Trung Quốc và việc không rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh có thể là nguồn lây truyền virus", ông Nicholls, thành viên của nhóm nghiên cứu đã phân lập và mô tả virus SARS bình luận.
Trong khi đó, chuyên gia Chen Zhimin thuộc khoa hô hấp, Viện Nhi thuộc Đại học Chiết Giang ngày 2/2 cho biết vẫn có nguy cơ truyền nhiễm từ mẹ sang con ở những thai phụ nhiễm Corona. Theo chuyên gia này, do ở giai đoạn sơ sinh, khả năng miễn dịch và hô hấp của trẻ chưa được hoàn thiện nên nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Tính đến ngày 2/2, hơn 300 người đã chết vì Corona và 14.380 người khác đã bị nhiễm virus. Virus Vũ Hán cũng đã lây lan khắp Trung Quốc và khoảng hai chục quốc gia khác.
Theo danviet.vn
TP.HCM lập các đội phản ứng nhanh đối phó dịch Coronavirus Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh đã có chỉ đạo khẩn đối với các cơ sở y tế của thành phố trong việc phòng chống dịch do virus Corona. Theo Giám đốc Sở Y tế TP, hiện TP.HCM chưa có người Việt Nam nhiễm virus Corona ngoài 2 ca người Trung Quốc điều trị cách ly tại Bệnh viện Chợ...