Bệnh nhân bị hóc xương, mảnh xương cá nằm trong phế quản suốt 5 năm
Các bác sĩ, kỹ thuật viên Khoa Nội soi, Bệnh viện Trung ương Huế đã cứu sống bệnh nhân hóc xương hy hữu, gắp thành công mảnh xương cá lọt vào phế quản của bệnh nhân suốt 5 năm
Các y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trong một ca phẫu thuật – ẢNH: THANH XUÂN
Ngày 22.4, bác sĩ CKII Hoàng Thị Lan Hương, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết, ê kíp các bác sĩ, kỹ thuật viên Khoa Nội soi của bệnh viện đã cứu sống một trường hợp bệnh nhân hóc xương cá hy hữu, mảnh xương cá được lấy ra thành công sau 5 năm bị bỏ quên.
Bệnh nhân là ông N.N.Đ (74 tuổi, trú tại xã Hương Phong, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế), nhập viện ngày 1.4 với chẩn đoán: viêm phổi, tràn dịch màng phổi trái, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bệnh nhân sau khi nhập viện được làm các xét nghiệm và điều trị kháng sinh… Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân được nội soi phế quản ống mềm và nghi ngờ có dị vật ở phế quản thùy dưới trái, vị trí tiếp xúc của dị vật tăng sinh mô hạt nhiều; niêm mạc phế quản thùy dưới viêm đỏ, phù nề; có nhiều mủ chảy ra từ phế quản thùy dưới.
Video đang HOT
Mảnh xương cá bị bỏ quên trong phế quản suốt 5 năm – ẢNH: BVCC
Bệnh nhân tiếp tục được chụp CT Scan phổi và có kết quả: viêm phổi tắc nghẽn ở toàn bộ thùy dưới phổi (T- trái) do các mảnh dị vật cản quang ở đoạn cuối nhánh phế quản thùy dưới phổi (T) và đoạn đầu nhánh phế quản phân thùy 8 phổi (T).
Các y bác sĩ đã hỏi kỹ lại bệnh sử thì bệnh nhân cho biết khoảng 5 năm trước đó bệnh nhân có ăn canh cá bị hóc nhưng cứ ngỡ đã ho khạc ra nên không để ý. Sau đó bệnh nhân hay bị ho, khạc đàm, khó thở từng đợt, có điều trị nhưng không khỏi.
Ngày 21.4, ê kíp bác sĩ và kỹ thuật viên của Khoa Nội soi đã tiến hành nội soi phế quản ống mềm và lấy thành công dị vật là mảnh xương hình khối, kích thước khoảng 12×13x11mm ở phế quản thùy dưới trái.
Theo bác sĩ CKII Hoàng Thị Lan Hương, quá trình lấy dị vật này rất khó khăn do dị vật nằm đã lâu trong lòng phế quản gây viêm phổi nghẽn, tăng sinh mô hạt nhiều nên phải giải phóng mô hạt, súc rửa phế quản sau đó mới có thể tiến hành gắp dị vật. Đa số các trường hợp dị vật phế quản bỏ quên thường gây nhiễm trùng phế quản phổi dai dẳng, tái lại sau khi ngừng kháng sinh, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Thời gian dị vật nằm trong phế quản càng dài gây kích thích tăng sinh mô hạt càng nhiều ở vị trí phế quản tiếp xúc với dị vật gây nên tình trạng viêm phổi nghẽn tái đi tái lại, gây khó khăn khi lấy dị vật… và có thể để lại di chứng như giãn phế quản, hẹp lòng phế quản do sẹo… sau khi dị vật đã được lấy ra.
Cũng theo bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương, việc bệnh nhân bị hóc xương là thường gặp nhưng hóc xương mà để quên đến 5 năm là trường hợp hy hữu. Sau khi lấy thành công dị vật, bệnh nhân đã khỏe nhiều, hết ho, hết khó thở, ăn uống được và dự kiến sẽ ra viện trong ít ngày tới
Bùi Ngọc Long
Cứu sống bệnh nhân chảy máu liên tục nhờ kỹ thuật nút mạch
Các bác sĩ tại Bệnh viện Hữu Nghị vừa áp dụng kỹ thuật nút mạch cứu sống một bệnh nhân 40 tuổi bị xuất huyết do biến chứng của viêm tụy cấp.
Các bác sĩ tiến hành can thiệp mạch ngay trong đêm để cấp cứu người bệnh. Ảnh: BVCC
Bệnh viện Hữu Nghị cho biết, bệnh nhân Nguyễn Văn D., 40 tuổi nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp, biến chứng suy đa tạng, tràn dịch màng phổi hai bên, nhiều ổ dịch khu trú kèm dịch tự do trong ổ bụng.
Khi vào viện, bệnh nhân xuất hiện biểu hiện chướng bụng, mạch nhanh, huyết áp tụt, xét nghiệm thấy số lượng hồng cầu và huyết sắc tố giảm nhanh. Ngay lập tức bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán, thấy có hình ảnh thoát thuốc cản quang (ra máu) từ một nhánh của động mạch mạc treo tràng trên vào ổ dịch phía phải ổ bụng.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ nhận định bệnh nhân có tình trạng xuất huyết với tốc độ nhanh, tiên lượng xấu, nguy cơ đe dọa tính mạng nên cần phải can thiệp nút mạch để ngừng ra máu. Vì thế, các bác sĩ đã nhanh chóng giải thích tình trạng người bệnh, gia đình người bệnh và chuyển bệnh nhân lên phòng can thiệp mạch.
Bác sĩ áp dụng kỹ thuật nút mạch để cứu sống bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Để kịp thời cứu sống người bệnh, các bác sĩ đã luồn siêu chọn lọc vi ống thông vào nhánh nhỏ của động mạch mạc treo tràng trên, chụp xác định rõ vị trí nhánh mạch đang ra máu và tiến hành nút bằng vòng xoắn kim loại (coil), hạt vi cầu.
Kết quả chụp kiểm tra thấy nhánh mạch đang ra máu đã được nút tắc hoàn toàn. Sau khi nút mạch, dấu hiệu sinh tồn bệnh nhân dần ổn định, phối hợp với hồi sức tích cực và truyền máu số lượng hồng cầu và huyết sắc tố đã tăng dần.
Hiện, do vẫn còn tình trạng viêm tụy cấp và suy đa tạng nên bệnh nhân đang tiếp tục được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc.
Trước đây, với trường hợp của bệnh nhân D., bệnh nhân thường phải phẫu thuật thắt nhánh động mạch thủ phạm. Tuy nhiên, hiện nay Bệnh viện Hữu Nghị đã triển khai nhiều kỹ thuật mới trong đó có kỹ thuật chụp và can thiệp mạch máu số hóa xóa nền (DSA) giúp bệnh nhân tránh được ca phẫu thuật nặng nề.
Minh Thúy
Ngoài thuốc lá, đây cũng là những 'thủ phạm' gây ung thư phổi Bệnh ung thư phổi thường gặp ở những người hút thuốc lá thường xuyên, tuy nhiên, tỷ lệ người trẻ không hút thuốc lá mắc bệnh này đang ngày càng tăng và ung thư phổi vẫn đang là 'sát thủ' đứng đầu gây tử vong trong các bệnh ung thư. Ảnh minh họa: Internet Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có...