Bệnh nhân 964 dương tính sau 1 tháng về từ Đà Nẵng: ‘Rất đặc biệt, chưa rõ nguồn lây’
Ngành y tế Quảng Nam nhận định ca bệnh 964 mới được Bộ Y tế công bố sáng nay rất đặc biệt vì đến Đà Nẵng cách đây 1 một tháng và chưa xác định được nguồn lây nhiễm.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam, nơi công tác của bệnh nhân 964 – Ảnh: LÊ TRUNG
Liên quan đến bệnh nhân 964 ở Quảng Nam là nhân viên Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Quảng Nam), đến Đà Nẵng từ ngày 11-7 và ngày 15-8 được xét nghiệm dương tính với COVID-19, ngành y tế tỉnh Quảng Nam cho biết đây là một ca bệnh đặc biệt.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, BS Huỳnh Công Quang – phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Nam, cho biết mới đây ở tỉnh cũng có ca bệnh chưa rõ nguồn lây là bệnh nhân 841 – bé trai 11 tuổi ở TP Tam Kỳ, từ 13 đến 24-7 có đến nhà nội ở Đà Nẵng chơi sau đó về nhà ở Quảng Nam.
Theo bác sĩ Quang, đối với trường hợp bệnh nhân 964 thì sức khỏe bình thường, hoàn toàn không có triệu chứng gì, thân nhiệt 36 độ, không sốt, ho, khó thở, mất vị giác, khứu giác.
Theo chuyên môn, bệnh COVID-19 có 5 thể, trong đó có một thể không có triệu chứng.
“Chúng tôi đang cố gắng truy vết nguồn lây của trường hợp này từ đâu. Bệnh nhân từ Đà Nẵng về ngày 11-7, tất cả những người thân trong gia đình của bệnh nhân xét nghiệm đều âm tính. Người này làm ở khoa dinh dưỡng của CDC Quảng Nam, chưa hề tham gia công tác phòng chống dịch, bởi vậy việc truy vết là rất khó, đây là một ca khá đặc biệt”, BS Quang nói.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Hai – giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, cũng nhận định đây là một ca bệnh đặc biệt vì không xác định rõ được nguồn lây nhiễm.
Khu vực nơi bệnh nhân 964 sinh sống được phong tỏa, cách ly để xử lý môi trường – Ảnh: LÊ TRUNG
Vì sao bệnh nhân đi Đà Nẵng hơn 1 tháng mà đến giờ mới lấy mẫu xét nghiệm? Ông Hai cho biết sau khi Đà Nẵng có ca bệnh đầu tiên lây nhiễm trong cộng đồng từ ngày 25-7, tỉnh đã có chủ trương mở rộng đối tượng lấy mẫu xét nghiệm những trường hợp từ Đà Nẵng về Quảng Nam theo từng đợt.
Ngành y tế tỉnh mới lấy mẫu xét nghiệm những trường hợp trở về từ Đà Nẵng từ ngày 18-7 trở về sau, sau đó mới lấy mẫu rộng ra các đợt từ ngày 10-7 và ngày 1-7, chứ tỉnh không có khả năng lấy hết một lần vì lượng người đến Đà Nẵng trở về rất lớn.
Nếu xét lấy theo đợt từ 18-7 thì bệnh nhân 964 từ Đà Nẵng về ngày 11-7, tức là chưa tới lượt để lấy mẫu. “Tuy nhiên người này được lấy mẫu xét nghiệm theo diện tầm soát những nhân viên y tế của đơn vị có lực lượng trực tiếp tham gia phòng chống dịch (CDC Quảng Nam tham gia phòng chống dịch)”, ông Hai giải thích.
Theo ông Hai, đến giờ này bệnh nhân 964 không có triệu chứng gì. Nói về khả năng trường hợp này có thể ủ bệnh 1 tháng, ông Hai nói rằng chưa chắc. Bởi chiến dịch của tỉnh là mở rộng đối tượng lấy mẫu và tầm soát cho hết. Trường hợp này nếu được xét nghiệm trước đó thì có thể dương tính với COVID-19.
Ông Hai cho biết việc xác định được nguồn lây nhiễm của bệnh nhân 964 là điều khó khăn, có thể người này lây nhiễm từ một người nào đó có tiếp xúc, hoặc có thể tiếp xúc gần với người nhà một bệnh nhân ở Đà Nẵng.
Ông cũng khuyến cáo cộng đồng không được lơ là, chủ quan. “Cần phải tầm soát, lấy mẫu xét nghiệm rộng ra vì nhiều trường hợp nếu không được tầm soát rộng ra có thể bị bỏ sót. Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh đã có yêu cầu phải mở rộng đối tượng xét nghiệm”, ông Hai nói thêm.
Ông cũng cho hay sắp tới sở sẽ mở rộng lấy mẫu những người từ Đà Nẵng về Quảng Nam từ ngày 10-7 và 1-7.
70 bệnh nhân F1 Bệnh viện Đà Nẵng hết cách ly
Các bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam sau khi Bệnh viện Đà Nẵng phong tỏa, nay ba lần âm tính nCoV, hết thời gian cách ly.
Bác sĩ Tô Mười, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam, ngày 16/8 cho biết bệnh viện đã tiếp nhận, cách ly và điều trị cho 95 bệnh nhân từ Bệnh viện Đà Nẵng với sự hỗ trợ của Bệnh viện Bạch Mai. Đây là những bệnh nhân không nhiễm nCoV, thuộc diện F1, được chuyển về đây để giải tỏa áp lực cho Bệnh viện Đà Nẵng đang bị phong tỏa.
Bệnh viện đã lập khu cách ly riêng để điều trị cho các bệnh nhân này. Nhiều bệnh nhân có bệnh nền nặng như suy thận, suy tim, cao huyết áp, đái tháo đường, có những trường hợp phải thở máy. Dưới sự giúp đỡ của nhóm bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai chi viện, bệnh viện đã điều trị tốt tất cả bệnh nhân. Ngày 15/8, các bệnh nhân đã đủ thời gian cách ly 14 ngày, kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV ba lần liên tiếp.
"70 bệnh nhân đủ điều kiện xuất viện bao gồm người bệnh nhẹ và ổn định. Những trường hợp còn lại tiếp tục được giữ lại bệnh viện để điều trị", ông Mười nói.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng đánh giá cao bệnh viện trong việc tiếp nhận các bệnh nhân thuộc diện F1 và nhân viên y tế, giúp giảm tải cho Bệnh viện Đà Nẵng và tránh nguy cơ lây nhiễm cho các bệnh nhân.
Ông Nguyễn Trọng Khoa trao quyết định đủ điều kiện ra viện cho bệnh nhân. Ảnh: Tuấn Dũng.
Bác sĩ Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, cùng các đồng nghiệp của mình đã có mặt ở đây hỗ trợ bệnh viện. Cách đây 20 ngày, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam cũng phát hiện hai trường hợp dương tính với nCoV. Toàn bộ khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện bị phong tỏa, các bệnh nhân khác, người nhà và cả nhân viên y tế của bệnh viện đều rất hoang mang. Đúng lúc đó, Ban Giám đốc của bệnh viện được Bộ Y tế đề nghị tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân thuộc diện F1, trong đó có nhiều bệnh nhân rất nặng, được chuyển về từ Đà Nẵng nhằm giảm tải cho tâm dịch.
"Ban Giám đốc và toàn bộ nhân viên y tế của bệnh viện 'đứng tim luôn', tôi phải mô tả như vậy mới đúng thực tế tình hình lúc đó", bác sĩ Chính nói.
Tính đến nay, để chi viện cho Đà Nẵng và Quảng Nam, Bệnh viện Bạch Mai đã cử 54 cán bộ y tế và các chuyên gia vào miền Trung chống dịch.
"Nhớ lại những ngày đầu và trong thời gian cách ly, nỗi sợ bệnh nhân F1 có thể trở thành bệnh nhân F0 bất cứ khi nào, bệnh nhân nặng có thể diễn biến xấu đi, thậm chí tử vong bất cứ lúc nào, tinh thần nhân viên y tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng", bác sĩ Chính nói. "Cuối cùng, mọi người đã vượt qua được tất cả, ai cũng được giữ an toàn, khỏe mạnh và chiến thắng dịch bệnh. Sau đợt cách ly thứ nhất này, bệnh viện lại sẵn sàng tiếp nhận các bệnh nhân thuộc diện F1 chuyển đến nhằm giảm tải cho tâm dịch. Lúc này, kinh nghiệm chống dịch và tinh thần nhân viên y tế ở đây rất tốt".
Các bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam. Ảnh: Bác sĩ Lương Quốc Chính.
Vợ chồng đi cách ly, cả làng xúm xít đội mưa gặt lúa giùm Chứng kiến đám ruộng của gia đình ông T. ngã đổ sau trận mưa lớn, trong khi 2 vợ chồng đang đi cách ly, bà con trong xóm mỗi người một tay xúm xít thu hoạch giùm. Câu chuyện đầy nghĩa tình ấy vừa diễn ra ở xã miền núi Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Hơn 10 ngày trước, hai...