‘Bệnh nhân 1553′ tiền sử đái tháo đường
“Bệnh nhân 1553″, nhân viên an ninh sân bay Vân Đồn, có tiền sử đái tháo đường, một bệnh lý nền có thể tăng nguy cơ diến biến nặng khi mắc Covid-19.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết hai “bệnh nhân 1552″ (nữ công nhân ở Hải Dương) và “bệnh nhân 1553″ (nhân viên an ninh sân bay ở Quảng Ninh) đang được điều trị tại khoa Nội Tổng hợp, sức khỏe ổn định, không ho, sốt hay có triệu chứng bất thường.
Tuy nhiên, “bệnh nhân 1553″ tiền sử mắc bệnh tiểu đường, còn “bệnh nhân 1552″ liên quan tới người ở Nhật nhiễm chủng mới nCoV từ Anh có khả năng lây truyền cao hơn 50-70% so với các chủng trước đó. Do đó, các bác sĩ đặc biệt cẩn trọng, theo dõi sát sức khỏe hai bệnh nhân và đảm bảo an toàn tối đa cho lực lượng phòng, chống dịch.
Hiện, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đang song song giải trình tự gene mẫu bệnh phẩm hai bệnh nhân này để xác định chủng virus. Thời gian giải trình tự gene dự kiến mất khoảng 3 ngày.
“Bệnh nhân 1552″ , nữ, 34 tuổi, là công nhân Công ty TNHH Poyun, địa chỉ thường trú tại Kim Điền, xã Hưng Đạo, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Bệnh nhân tiếp xúc gần với nữ công nhân dương tính nCoV tại Nhật Bản. Kết quả xét nghiệm RT-PCR tối 27/1 bệnh nhân dương tính nCoV.
Hiện Chí Linh là vùng dịch bị phong tỏa 21 ngày, với ổ dịch là nhà máy Poyun, 84 ca nhiễm được ghi nhận trong ngày 28/1 là công nhân nhà máy. Quảng Ninh ổ dịch là sân bay Vân Đồn, với 13 ca nhiễm được ghi nhận trong ngày 28/1.
Video đang HOT
“Bệnh nhân 1553″ , nam, 31 tuổi, là nhân viên Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, địa chỉ thường trú tại phường Hồng Hà, TP Hạ Long, Quảng Ninh.
Quảng Ninh ngày 28/1 ghi nhận 13 ca nhiễm cộng đồng, ổ dịch là sân bay Vân Đồn.
Các chuyên gia dịch tễ chuẩn bị lấy mẫu bệnh phẩm công nhân nhà máy Poyun ở Chí Linh, Hải Dương, ngày 28/1. Ảnh: Thế Quỳnh.
Lãnh đạo Hà Nội cảnh báo nguy cơ cao xuất hiện ổ dịch
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, nhận định thủ đô có nguy cơ lớn xuất hiện ổ dịch cộng đồng.
Tại buổi họp Ban chỉ đạo Covid-19 Hà Nội, chiều 28/1, ông Hạnh cho rằng Hà Nội có nhiều người từ Hải Dương và Quảng Ninh đến sinh sống, làm việc. Hai tỉnh này đã xuất hiện ổ dịch cộng đồng lớn ở TP Chí Linh và Sân bay Vân Đồn, số ca nhiễm nhiều, độ phức tạp cao. Ổ dịch ở Hải Dương liên quan tới biến thể nCoV Anh có khả năng lây nhiễm nhanh và mạnh.
"Vì vậy, Hà Nội có nguy cơ cao xuất hiện ca nhiễm cộng đồng. Nếu không kiểm soát tốt, thành phố sẽ trở thành ổ dịch", ông Hạnh nói.
Ông Hạnh cho rằng thủ đô cần ứng phó quyết liệt, áp dụng các biện pháp chống dịch ở mức cao nhất. Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định ổ dịch tại Hải Dương có thể đã xuất hiện khoảng 10 ngày nên lấy mốc hôm 14/1 để khoanh vùng, xác định các diện liên quan để cách ly, thực hiện các biện pháp chống dịch.
Ông Trương Quang Việt, Phó giám đốc CDC Hà Nội đồng quan điểm với ông Hạnh, bởi Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Phòng - các tỉnh lân cận thủ đô đã ghi nhận có người liên quan hoặc tiếp xúc gần với những ca dương tính ở Hải Dương, Quảng Ninh.
Theo ông Việt, hai ổ dịch ở Hải Dương và Quảng Ninh là hai ổ dịch độc lập. Nguồn lây ổ dịch tại Hải Dương có thể đến từ các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài trong khu công nghiệp. Còn tại sân bay Vân Đồn, nguồn lây khả năng liên quan đến người nhập cảnh trái phép.
Ông Hoàng Đức Hạnh (giữa), Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội trong buổi họp ban chỉ đạo chống Covid-19 chiều 28/1. Ảnh: Trung Nguyên.
Giới chức y tế yêu cầu những người ở vùng dịch đến Hà Nội từ ngày 14/1 đến nay phải tự cách ly y tế ở nhà 14 ngày. Những người về từ Hải Dương, Quảng Ninh nhưng không đi qua vùng dịch, cần khai báo y tế, tự theo dõi sức khỏe và cách ly 14 ngày tại nhà. CDC khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế, trong đó chú trọng giảm tiếp xúc xã hội, giữ khoảng cách và đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Theo ông Hạnh, thời gian tới có thể xuất hiện ca nhiễm tại bệnh viện do người dân bị ốm, ho đến khám. Do đó, các bệnh viện cần thắt chặt phòng dịch. Ông đề nghị các cơ sở y tế lấy mẫu xét nghiệm người bệnh quê ở Hải Dương - Quảng Ninh, đang nằm viện kể từ ngày 14/1, mắc bệnh nặng và bệnh nền như cao huyết áp, chạy thận, tim mạch và có dấu hiệu bệnh đường hô hấp. Động thái này nhằm sớm phát hiện ca nhiễm, tránh lây lan tạo thành ổ dịch trong bệnh viện.
CDC Hà Nội hiện có 4 máy tách chiết , 8 máy xét nghiệm Realtime - PCR, 32.000 sinh phẩm tách chiết cùng một lượng lớn vật tư y tế, trang thiết bị phòng hộ, phòng chống dịch trong thời gian tới. Ông khuyến cáo các đơn vị y tế tại Hà Nội cần dự trù thêm trang thiết bị chống dịch do tình hình Covid-19 đang rất phức tạp, có dấu hiệu lây lan nhanh.
Từ ngày 25/7 đến nay, Hà Nội ghi nhận 83 ca Covid-19, trong đó 11 ca lây nhiễm cộng đồng. Tối 28/1 Hà Nội ghi nhận một ca dương tính do tiếp xúc gần "bệnh nhân 1552" - nữ công nhân ở Hải Dương. Ca nhiễm này ở Hà Nội chưa được Bộ Y tế ghi nhận.
Việt Nam ghi nhận 105 ca nhiễm nCoV chỉ trong ngày 28/1, trong đó 98 ca cộng đồng tại 3 tỉnh, 7 ca nhập cảnh cách ly ngay. Các ca nhiễm mới kết thúc 55 ngày không lây nhiễm cộng đồng. Tổng số ca mắc Covid-19 đến nay là 1.656, 1.430 người khỏi bệnh, 35 trường hợp tử vong.
Những người đi qua sân bay Vân Đồn, Chí Linh liên hệ ngay với cơ quan y tế Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu những người đi từ sân bay Vân Đồn, từ Chí Linh về các địa phương từ ngày 15/1 trở lại bắt buộc liên hệ với cơ quan y tế để được xét nghiệm. "Ổ dịch tại Hải Dương là một trong những ổ dịch khá phức tạp, số lượng phát hiện nhiều nhất từ...