Bệnh “người lớn” lan sang trẻ nhỏ
Lối sống hiện đại đang khiến nhiều trẻ em mắc phải các bệnh chỉ tưởng có ở người trung niên, cao niên, trong đó đáng báo động là bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) ở trẻ em ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tỉ lệ thừa cân béo, béo phì ở trẻ gia tăng đồng nghĩa với việc nhiều trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Bàng hoàng khi con mắc bệnh
Chị Trần Thị Ngọc T. (38 tuổi; ngụ quận 3, TP HCM) bàng hoàng khi bác sĩ (BS) thông báo con trai 12 tuổi của chị bị tiền tiểu đường, căn bệnh mà chị nghe nói người 40 tuổi trở lên mới dễ mắc. “Vô lý một nỗi là cháu nó chẳng mập, chỉ hơi dày người và bị ghiền nước ngọt chút thôi. Nhưng BS cảnh báo là không ăn kiêng, tập luyện thì sớm muộn cũng bị tiểu đường type 2, phải dùng thuốc như bà ngoại cháu” – chị kể.
Không may mắn như chị T., con gái 13 tuổi của chị Mỹ P. (quận Gò Vấp, TP HCM) đang phải đối mặt với bệnh tiểu đường type 2 thật sự, chưa kể tình trạng máu nhiễm mỡ. ứng chờ mua thuốc, chị than thở: “Chiều nay còn phải qua một phòng tập ở quận 3 đăng ký cho con bé, BS nói nếu cháu không tập, không cai smartphone thì bệnh sẽ rất trầm trọng. Tôi đã định bắt cháu nó giảm cân lâu rồi, ai dè chưa kịp… Lần đó cháu bị mệt, đưa vào Bệnh viện (BV) Nhi ồng 2 (TP HCM) khám, xét nghiệm thì ra kết quả như vậy”.
Tại BV Nội tiết trung ương không hiếm những trường hợp trẻ nhỏ tuổi đi khám đã được chẩn đoán mắc tiểu đường type 1 và type 2. Gần đây nhất là bé T.T.K (11 tuổi), đến BV khám trong tình trạng sút cân nhanh. Mẹ bé cho biết trước đó K. chán ăn nhưng gia đình chỉ nghĩ bé gặp vấn đề về tiêu hóa nhưng càng điều trị bé lại càng sút cân nhanh. BS khuyên đưa bé đi khám nội tiết, kết quả khám là K. bị tiểu đường khiến cả nhà đều bất ngờ. Bởi theo mẹ của K., trong quá trình nuôi con, chị rất hạn chế cho con dùng đồ ăn nhanh, uống nước có gaz. Nhưng trong gia đình thì có bố và ông bà nội đều đang điều trị bệnh tiểu đường.
Theo BS Lê Quang Toàn, Trưởng Khoa ái tháo đường – BV Nội tiết trung ương, tiểu đường type 1 và type 2 là do tác động của yếu tố di truyền và thói quen sinh hoạt trong đời sống hằng ngày gây nên. Nếu một đứa trẻ sinh ra từ bố và mẹ mắc tiểu đường thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn từ 7 – 20 lần so với trẻ sinh ra từ bố hoặc mẹ bình thường.
BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi ồng Thành phố (TP HCM), cho biết khác với tiểu đường type 1 do bẩm sinh, tiểu đường type 2 là do lối sống, chế độ ăn uống, vận động. Khi trẻ nạp vào quá nhiều năng lượng, đặc biệt là các thức ăn nhiều đường, tuyến tụy phải tiết ra nhiều insulin hơn để chuyển hóa số đường dư thừa này. Qua một thời gian, hệ thống này bị “lờn”, insulin tiết ra không còn chất lượng nữa, đi đến rối loạn chuyển hóa đường (tiểu đường). Một số trẻ còn phát triển thêm tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ, mà biểu hiện là cholesterol, triglyceride cao khi đi xét nghiệm (dân gian hay gọi “mỡ trong máu”). “Trẻ không béo phì nhưng ghiền đồ ngọt cũng có thể bị, phổ biến nhất bây giờ là ghiền nước ngọt” – BS Nguyễn Minh Tiến lưu ý thêm.
Video đang HOT
Trẻ em cần có chế độ ăn uống, thời gian vận động, chơi đùa hợp lý để ngăn ngừa tiểu đường type 2. (Ảnh chỉ có tính minh họa). Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Hậu quả không hề nhỏ
Các BS cũng cho biết nhóm trẻ có nguy cơ tiểu đường cao thường là trẻ sinh ra từ bố mẹ mắc tiểu đường, trẻ sinh ra từ mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoặc trẻ bị thừa cân, béo phì… Theo TS-BS Cấn Thị Bích Ngọc, Khoa Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền BV Nhi Trung ương, trẻ em thường mắc bệnh tiểu đường type 1 nhiều hơn. Tuy nhiên, hiện nay, do chế độ dinh dưỡng phong phú, tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì ngày càng tăng khiến trẻ bị tiểu đường type 2 đang gia tăng. Tiểu đường type 1 hay type 2 đều phải điều trị và kiểm soát đường máu tốt. Khi kiểm soát đường máu tốt, trẻ có thể phát triển bình thường. Với những trẻ đã mắc bệnh, cha mẹ cần giáo dục cho trẻ ý thức tự bảo vệ bản thân khỏi những tác nhân gây hại như tránh để bị trầy xước, áp dụng chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.
BS Nguyễn Minh Tiến khuyến cáo hiện nay đã có trường hợp trẻ mới 10 tuổi đã bị tiểu đường. iều này rất nguy hiểm, nếu không kiểm soát tốt, bệnh sẽ có nguy cơ nặng hơn khi lớn lên, nguy cơ cao sẽ gặp phải các biến chứng của tiểu đường ở mắt, mạch máu, thần kinh, viêm loét… Ngay khi còn nhỏ, trẻ bị rối loạn chuyển hóa sớm cũng dễ ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống do phải uống thuốc thường xuyên, dễ bị bệnh do nhiễm trùng (như nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi…).
BS chuyên khoa II Trần Ngọc Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM), lưu ý thêm tình trạng tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị rối loạn chuyển hóa (như tiểu đường) về sau, cùng nhiều nguy cơ khác cho mẹ và bé trong quá trình mang thai, sinh nở. Do vậy, người bị tiểu đường muốn mang thai phải điều trị trước cho ổn; người không bệnh cũng nên chú ý ăn uống, tăng cân hợp lý khi mang thai để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ; nếu đã phát hiện tiểu đường thai kỳ thì phải tuân thủ điều trị nghiêm ngặt.
Theo giới chuyên môn, dù tỉ lệ trẻ bị tiểu đường có tăng nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ ít để lại biến chứng.
“Dấu hiệu điển hình của tiểu đường type 1 là khát nước, tiểu nhiều vào ban đêm, sút cân, mệt mỏi…; với tiểu đường type 2 thậm chí không hề có triệu chứng, chỉ khi bệnh đã tiến triển mới lộ ra những triệu chứng điển hình”. - BS LÊ QUANG TOÀN, Bệnh viện Nội tiết Trung ương
NGỌC DUNG – ANH THƯ
Theo nguoilaodong
50 ngày đầu đời của đôi song sinh dính gan
TP HCM - Hai bé gái dính nhau lá gan, chỉ có một rốn và nằm úp mặt vào nhau nên phải có hai điều dưỡng cùng phối hợp chăm sóc.
Sinh mổ ở Bệnh viện Từ Dũ khi 36 tuần thai, hai bé tổng cân nặng 5,3 kg lập tức được chuyển sang Bệnh viện Nhi Đồng 1 để chăm sóc chờ đủ sức khỏe mổ tách. Từ đó cho đến ca mổ tách vào ngày 2/10, đôi song sinh được các điều dưỡng nuôi nấng, mẹ bé hàng ngày đến vắt sữa gửi cho con bú.
Hàng ngày có hai điều dưỡng phối hợp chăm sóc cho các bé. Tiến sĩ Nguyễn Thu Tịnh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết do mặt hai bé đối diện và gần nhau lại cử động nhiều, hai điều dưỡng phải cùng vệ sinh miệng, cho bú. Trong lúc một người thực hiện vệ sinh miệng và cho bé bú, một người phải phụ giữ bé còn lại. Mỗi lần tắm cho bé, ít nhất 3 điều dưỡng phải cùng thao tác trên chiếc chậu tắm đặc biệt có kích cỡ lớn.
Các điều dưỡng thường xuyên chú ý để hai bé không cào trầy mặt nhau, xoay trở cùng lúc nhằm tránh biến chứng tì đè, chỉnh sửa đường truyền. Rốn hai bé nằm ở cuối phần bụng dính nhau, có chung cuống rốn, dễ cọ vào vùng da lân cận gây chảy máu nên phải vệ sinh kỹ.
Hai bé gái được chăm sóc tại Bệnh viện Nhi đồng 1 trong khi chờ mổ tách. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Mẹ các bé 40 tuổi quê Quảng Nam, phát hiện hai con có bất thường khi siêu âm thai 30 tuần. Bác sĩ địa phương hướng dẫn chị vào Bệnh viện Từ Dũ khám. Xác định song thai dính nhau phần gan, bác sĩ Từ Dũ phối hợp cùng Nhi đồng 1 theo dõi sát sức khỏe thai phụ và thai nhi, sinh mổ chủ động ngày 13/8.
50 ngày sau, hai bé đạt tổng cân nặng 7,9 kg, đủ sức khỏe để trải qua ca mổ tách. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng đã chuẩn bị xong phương án mổ tách hai cháu. Đây là ca mổ tách song sinh dính nhau nhỏ tuổi nhất tại bệnh viện.
Cuộc mổ đối diện nhiều khó khăn do gan của trẻ sơ sinh rất dễ vỡ, không có màng bao gan dai như trẻ lớn, khi vỡ khó cầm máu. Việc xử lý nhánh tĩnh mạch cửa trong gan đòi hỏi kíp mổ phải thật cẩn thận, khống chế kiểm soát tốt hệ mạch máu để tránh nguy hiểm ngay trên bàn mổ.
Hai bé sau ca mổ tách được nằm trên hai chiếc giường hồi sức riêng. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Theo bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng là phẫu thuật viên chính, nhờ chuẩn bị chu đáo, phối hợp tốt, cuộc mổ tách diễn tiến thuận lợi. Ca phẫu thuật hoàn tất sau 2,5 giờ, sớm hơn dự kiến ban đầu là mổ khoảng 4 giờ. Kíp mổ tách phần gan dính dài 5-6 cm, chiếm khoảng 1/3 thể tích gan hai bên. Hai bé chung nhau phần cuối xương ức nên các bác sĩ đã chẻ đôi xương ức ra cho mỗi bé một nửa.
"Cặp đôi có chung một rốn, chúng tôi quyết định chia mỗi bé một nửa rốn và tạo hình rốn để đảm bảo chức năng, thẩm mỹ về sau", bác sĩ Hiếu nói.
Ngày 3/10, hai bé gái được cai máy thở sau một ngày phẫu thuật tách rời. Mỗi bé được chăm sóc ở một giường bệnh riêng, thoải mái duỗi chân tay, không còn phải trong tư thế dính chặt nhau, chung nhau một lá gan, một rốn.
Lê Phương
Theo VNE
Ăn uống thừa thãi, người Việt đối mặt với 2 căn bệnh "chết người" Đái tháo đường, mỡ máu là những bệnh âm thầm phá hủy sức khỏe của người Việt nhanh nhất. Các chuyên gia y tế cảnh báo nếu không bắt đầu thay đổi lối sống từ hôm nay thì đại dịch bệnh tật không lây nhiễm sẽ gia tăng chóng mặt. Ảnh minh họa. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tại...