Bệnh ngoài da tăng do nắng nóng
Mùa hè và các thời điểm giao mùa, số bệnh nhân khám da liễu luôn cao hơn mức bình thường.
Ảnh minh họa
Trong nhiều loại bệnh lý, các chứng chốc liên cầu, nhọt tụ cầu ở trẻ gia tăng đáng kể do ảnh hưởng của nắng nóng. Số bệnh nhân người lớn mắc các bệnh sẩn ngứa, viêm da dị ứng cũng tăng so với mức bình thường.
Các bệnh da phát triển vào mùa hè gồm viêm da do tiếp xúc, do dị ứng cơ địa, chốc, lở. Trong đó, chốc là bệnh nhiễm trùng da do tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn, rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Nhiệt độ, độ ẩm cao, vệ sinh kém… là các yếu tố thuận lợi cho chốc phát triển. Viêm da do tiếp xúc xuất hiện bởi những tác nhân như hoá chất, nhẫn, vòng đeo cổ, đồng hồ, giày da, găng cao su… Còn viêm da do phấn côn trùng, xảy ra khi da tiếp xúc với phấn của bướm, thiêu thân…
Chứng sẩn ngứa được phân thành nhiều thể. Sẩn ngứa ở trẻ em có biểu hiện đầu tiên là sần phù nhỏ; bệnh tiến triển thành nhiều đợt mà căn nguyên có thể giống với viêm da cơ địa. Sẩn ngứa cấp tính ở người lớn có biểu hiện là các sẩn nhỏ, màu sắc giống màu da bình thường, trên có mụn nước nhỏ dễ vỡ; bệnh có thể tăng mạnh vào các đợt nắng nóng, thời tiết oi bức. Khi có các dấu hiệu của bệnh da, bệnh nhân cần đi khám bác sĩ. Tuỳ theo từng loại bệnh, bác sĩ sẽ có đơn điều trị phù hợp. Không nên tự nặn các mụn mủ, cố gắng hạn chế gãi trầy các nốt mụn.
Viêm kết mạc cũng là bệnh thường gặp trong mùa hè. Có nhiều yếu tố gây viêm kết mạc như vi khuẩn, virus, dị ứng, bụi bẩn, hoá chất… Bệnh thường dễ bùng phát thành dịch vào mùa hè.
Các trường hợp viêm kết mạc thường có triệu chứng chung là: Bệnh nhân khó chịu vì cộm trong mắt, chảy nước mắt, thường có dử và tinh chất nhầy, sáng dậy hay dính tịt hai mi lại. Kết mạc phù nề, đỏ do các mạch máu sung huyết. Trong những tháng nắng nóng do gió, bụi bẩn, thu hoạch thóc lúa, môi trường ô nhiễm… thường có những đợt viêm kết mạc rộ lên. Bệnh làm giảm tạm thời khả năng lao động và nếu không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nặng (viêm giác mạc), dẫn đến giảm thị lực.
Để phòng ngừa viêm kết mạc, bệnh nhân cần đến khám sớm tại các bệnh viện có chuyên khoa mắt. Các bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc kháng sinh) và thuốc chống phù nề. Ngoài các thuốc uống, bệnh nhân còn được dùng thuốc kháng sinh dạng nước, dạng mỡ dùng tại…
Viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra thường hay lây và dễ thành dịch. Nhiều trường hợp từ một người lây cho cả nhà rồi lan ra cộng đồng, nhất là ở cơ quan, trường học… Nguyên nhân lây bệnh chủ yếu là không tôn trọng các quy tắc vệ sinh chung (tay rửa không sạch, dùng chung đồ dùng (tay nắm cửa, khăn, chậu…). Khi bị viêm kết mạc không được tự điều trị ở nhà bằng cách xông lá trầu, lá dâu, đắp lá vào mắt… vì có thể gây ra máu, nhiễm trùng thêm nặng.
So sánh điểm giống và khác nhau giữa đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào có thể gây mủ bên trong dịch kính dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Mặc dù rất nguy hiểm nhưng viêm màng bồ đào lại dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhẹ như đau mắt đỏ.
Phân biệt đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào rất quan trọng trong việc điều trị bệnh.
Tại sao lại có nhiều người nhầm lẫn đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào đến vậy? Đơn giản là do chúng có một số triệu chứng tương tự nhau như đỏ và mờ mắt.
Giai đoạn đầu các triệu chứng của viêm màng bồ đào chưa rõ ràng nên việc bị nhầm lẫn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên hậu quả của việc này là khiến bệnh nhân bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất khiến tình trạng bệnh nặng hơn, và xuất hiện những biến chứng nguy hiểm.
Video đang HOT
Mặc dù bị bệnh viêm màng bồ đào nhưng nhiều người nghĩ rằng mình bị đau mắt đỏ và tự ý sử dụng thuốc điều trị. Điều này khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Phân biệt đau mắt đỏ với viêm màng bồ đào là bước quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phác đồ điều trị của người bệnh. Trong bài viết này chúng tôi sẽ so sánh điểm giống và khác nhau giữa đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt.
Đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào có nhiều điểm giống nhau về nguyên nhân, triệu chứng bệnh - Ảnh: Internet
1. Điểm giống nhau giữa đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào là bệnh lý viêm nhiễm một trong ba vị trí mống mắt nằm phía trước, thể mi nằm ở giữa hoặc màng mạch nằm trong cùng của màng bồ đào. Còn đau mắt đỏ là do tình trạng viêm kết mạc. Mặc dù đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau nhưng giữa đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào vẫn có những điểm chung nhất định.
1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Về nguyên nhân gây bệnh, đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào có nhiều điểm giống nhau. Tuy nhiên căn nguyên gây bệnh viêm màng bồ đào phức tạp hơn đau mắt đỏ. Một số nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến là:
- Viêm nhiễm do các tác nhân vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra. Các tác nhân này tấn công vào màng bồ đào gây nhiễm trùng thứ phát. Trường hợp này thường xảy ra sau phẫu thuật nhãn khoa.
- Cơ thể bị nhiễm độc do thức ăn, hóa chất.
- Viêm màng bồ đào do tự miễn hoặc các chấn thương trực tiếp vào mắt.
- Bị viêm thứ phát sau các bệnh lý toàn thân như collagenose, da liễu, sarcoidose, Behcet, các bệnh về máu.
- Bệnh viêm màng bồ đào chưa rõ nguyên nhân.
1.2. Đối tượng, triệu chứng của bệnh
Đối tượng bị bệnh cũng là một trong những điểm giống nhau giữa đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào.
Cả hai đều là bệnh lý về mắt có tỷ lệ bắt gặp cao trên thế giới. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ bệnh nhân nào, có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Bên cạnh đó cả đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào đều có khả năng tái phát cao khi gặp điều kiện thích hợp.
Đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào có những triệu chứng tương tự như đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt và nhìn mờ.
Cảm giác nhìn mọi vật qua màn sương thường gặp ở viêm màng bồ đào trước. Bệnh có thể bị ở một hoặc cả hai mắt giống đau mắt đỏ.
Đỏ mắt là triệu chứng thường thấy ở đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào - Ảnh: Internet
2. Đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào khác nhau như thế nào?
So với đau mắt đỏ thì viêm màng bồ đào nguy hiểm hơn gấp nhiều lần. Căn bệnh này nếu không được điều trị phù hợp có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Để phân biệt đau mắt đỏ với viêm màng bồ đào chúng ta phải dựa vào những điểm khác biệt của chúng.
Theo PGS. TS Trần An - PGD. Bệnh viện Mắt Trung Ương thì: "Khi đau mắt đỏ vùng rìa của lòng đen không bị đỏ. Còn với viêm màng bồ đào thì lòng đen cũng bị đỏ. Dấu hiệu này còn được gọi là cương tụ rìa".
Một triệu chứng đặc trưng khác của viêm màng bồ đào là người bệnh bị đau nhức mắt, có thể kèm theo tăng nhãn áp. Người bệnh cần lưu ý các triệu chứng này để phân biệt với đau mắt đỏ thông thường giúp điều trị hiệu quả.
Một điểm khác biệt nữa là bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây lan mạnh và bùng phát thành dịch. Còn viêm màng bồ đào thì không lây lan.
Bên cạnh đó bệnh đau mắt đỏ rất ít khi gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ngược lại viêm mang bồ đào thì hoàn toàn có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng thị lực và gây mù loà.
Một số biến chứng có thể gặp như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, phù hoàng điểm dạng nang, teo nhãn cầu,...
Trên đây là các điểm giống và khác nhau giữa đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào. Tuy nhiên cách phát hiện bệnh tốt nhất là đến bệnh viện để kiểm tra ngay khi có dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán chính xác.
Viêm màng bồ đào có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt - Ảnh: Internet
3. Phương pháp điều trị và cách phòng tránh
Phương pháp điều trị đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào hoàn toàn khác biệt. Với đau mắt đỏ bạn có thể điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các triệu chứng của bệnh sẽ biến mất sau 7 - 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Còn viêm màng bồ đào thì không. Quá trình điều trị viêm màng bồ đào phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh.
3.1. Điều trị đau mắt đỏ
Để chữa đau mắt đỏ bạn có thể áp dụng một số phương pháp tức thời như: Đắp khăn ấm cho mắt, sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ và đắp khăn lạnh. Đây là các biện pháp giúp làm sạch và bổ sung độ ẩm cho mắt. Từ đó làm giảm các triệu chứng ngứa, đau mắt tức thời giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Bên cạnh đó để điều trị đau mắt đỏ lâu dài người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Giữ gìn vệ sinh mắt và cơ thể sạch sẽ, tránh tiếp xúc với người khác để hạn chế lây lan.
3.2. Điều trị viêm màng bồ đào
Việc sử dụng thuốc điều trị viêm màng bồ đào nói chung phụ thuộc vào nguyên nhân của bệnh. Một số thuốc được khuyến cáo sử dụng như: Thuốc chống viêm steroid dạng uống, nhỏ mắt hoặc tiêm. Thuốc điều trị nhiễm trùng, thuốc kháng virus và thuốc giảm đau nhóm NSAIDs.
- Phương pháp điều trị bằng nội khoa với viêm màng bồ đào trước. Điều trị bằng ngoại khoa với các trường hợp bệnh diễn biến xấu hơn, viêm nhiễm nặng hoặc tái phát đi, tái phát lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến thị lực. Một số trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả phải can thiệp bằng phẫu thuật.
4. Cách phòng tránh đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào
Đau mắt đỏ là bệnh cấp tính do các tác nhân bên ngoài gây ra nên chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học...
Ngược lại viêm màng bồ đào là bệnh do tự miễn rất khó phòng ngừa. Tuy nhiên với trường hợp nguyên nhân gây bệnh là ký sinh trùng, chúng ta có thể phòng ngừa bằng cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn. Ăn chín, uống sôi, không ăn các món gỏi, sống để tránh nhiễm ấu trùng giun sán.
Ngoài ra tuyệt đối không rửa mặt bằng nước bị ô nhiễm. Đeo kính khi tiếp xúc với môi trường khói, bụi. Tránh các tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra khi có dấu hiệu bệnh cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Trên đây là những điểm giống và khác nhau giữa đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào bạn cần biết. Để bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp hãy liên hệ ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu bệnh để được thăm khám và điều trị kịp thời.
10 Cách trị nứt gót chân tại nhà tự nhiên an toàn hiệu quả nhanh nhất Nứt gót chân không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây đau nhức và viêm nhiễm nếu không điều trị kịp thời. Dưới đây là tổng hợp những cách trị nứt gót chân tại nhà tự nhiên an toàn nhất để sở hữu bàn chân hồng hào, mịn màng. Nguyên nhân tại sao bị nứt gót chân? Nứt gót chân có khá...