Bệnh nghiện yêu là gì?
Nghiện tình yêu giống như nghiện chất hóa học, không thể ngưng sử dụng hay giảm liều lượng mỗi ngày.
Nghiện yêu (còn được gọi là bệnh lý tình yêu) là một tập hợp những hành vi đặc trưng bởi sự quan tâm không lành mạnh và quá mức đối với một hoặc nhiều bạn tình, theo P sychology today. Nghiện yêu khiến bạn bị chi phối bởi cảm xúc, thiếu kiểm soát hành vi và từ bỏ những mối quan tâm xung quanh khác.
Nghiện yêu còn dẫn đến những hành vi liều lĩnh, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của một người. Giống như những cơn nghiện khác, nghiện tình yêu gắn liền với cả niềm vui và đau khổ.
Cách đây nhiều thế kỷ, chứng nghiện tình yêu đã được Shakespeare nhắc đến qua câu nói nổi tiếng: “nếu bạn yêu và bị tổn thương, hãy yêu nhiều hơn; nếu bạn yêu nhiều hơn và bị tổn thương nhiều hơn, hãy yêu thêm cho đến khi không còn đau nữa”.
Trên European Journal of Psychiatry tháng 1/2019, các nhà nghiên cứu Sanches và John thảo luận về hội chứng nghiện tình yêu ở số người có biểu hiện ham muốn yêu quá mức đồng thời đưa ra cách điều trị.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nghiện tình yêu là 3-10%. Trong đó, nhóm sinh viên đại học chiếm đến 25%.
Tuy nhiên, cần phân biệt nghiện tình yêu với các bệnh lý khác, chẳng hạn như rối loạn nhân cách, rối loạn tâm thần, nghiện “yêu”; cuồng dâm, rối loạn ảo tưởng tinh thần. Người bị rối loạn ảo tưởng tinh thần thường nghĩ rằng một người khác, thường là người có địa vị cao đang yêu mình.
Ảnh: Health
Triệu chứng
Video đang HOT
Nghiện tình yêu có thể là một dạng rối loạn thể hiện bởi sự bốc đồng và ham muốn tìm kiếm sự mới lạ. Những người mắc chứng nghiện tình yêu trải qua trạng thái tương tự như những người đang yêu hoặc đang ở giai đoạn đầu của tình yêu lãng mạn mãnh liệt. Họ thường bị ám ảnh bởi những suy nghĩ mong muốn sở hữu người mình yêu.
Ngoài ra, cần phân biệt chứng nghiện yêu với tương tư trong tình yêu. Nghiện yêu giống như việc nghiện một chất hóa học và người nghiện không thể ngưng sử dụng hoặc giảm liều lượng mỗi ngày được.
Nghiện tình yêu có thể được xếp vào loại nghiện hành vi như nghiện cờ bạc. Người nghiện không cần sử dụng chất kích thích tâm lý, nhưng lại có những điểm giống với dạng nghiện chất. Ví dụ, một người trong giai đoạn đầu sử dụng ma túy, những người nghiện tình yêu có thể thoạt đầu sẽ cảm thấy vui, hài lòng và hưng phấn mãnh liệt. Sau đó, họ dần thích và bị phụ thuộc vào những cảm xúc này và tăng số lượng hành vi để đạt được hiệu quả cảm xúc như mong muốn.
Dấu hiệu nghiện tình yêu còn biểu hiện ở việc liên tục yêu mặc dù bản thân đã nỗ lực để kiểm soát hành vi. Họ thường tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ yêu thêm một ai nữa nhưng ngay sau khi mối quan hệ kết thúc họ lại tìm người thay thế ngay lập tức.
Điều trị
John và Sanches đã nghiên cứu về phương pháp điều trị chứng nghiện tình yêu. Họ sử dụng cách can thiệp tâm lý xã hội. Những lời khuyên và sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè có thể hiệu quả trong việc khuyến khích các mối quan hệ lành mạnh hơn.
Ngoài ra, liệu pháp nhận thức hành vi và liệu pháp tâm lý cũng được các chuyên gia ứng dụng điều trị cho những bệnh nhân nghiện yêu.
Thùy An
Theo VNE
Có thể phát hiện trầm cảm ở trẻ em?
Theo ThS.BS Trần Quyết Thắng, Phó Giám đốc bệnh viện Tâm thần Hà Nội, giai đoạn từ 11-18 tuổi là giai đoạn tiềm ẩn bệnh trầm cảm bởi trẻ đã có ý thức trong việc học hành, quan hệ bạn bè, thể thao.
Th.S BS Trần Quyết Thắng cho biết, ở độ tuổi 11-18, các em đã biết đau khổ vì những gì mà mình mong muốn, yêu thích không được thoả mãn.
Sự trầm cảm thể hiện qua sự cau có, mệt mỏi, nóng nảy, buồn rầu, kém ăn, giấc ngủ không sâu, người gầy yếu, kết quả học tập sút.
Các biểu hiện cơ bản của chứng rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên tương tự như ở người lớn nhưng có liên quan đến những mối quan tâm điển hình của trẻ, chẳng hạn như học tập và vui chơi. Trẻ em có thể không giải thích được cảm xúc bên trong hoặc tâm trạng.
Trầm cảm nên được xem xét khi những đứa trẻ hoạt động kém đi so với trước đó, không hòa nhập cộng đồng, rút khỏi xã hội hoặc có hành vi phạm pháp.
Ở một số trẻ có rối loạn trầm cảm, tâm trạng nổi trội là khó chịu, như cáu gắt, bực bội, kích thích, gây hấn hơn là nỗi buồn (một sự khác biệt quan trọng giữa tuổi thơ và người lớn). Sự khó chịu liên quan đến trầm cảm ở trẻ em có thể biểu hiện như là hành vi hiếu chiến và bất hợp tác...
Chán nản, buồn bực là một trong những biểu hiện của chứng trầm cảm ở trẻ em.
Nhiều trẻ em cũng có những rối loạn khác, đặc biệt là chống đối, phản đối, hiếu động thái quá, tăng động, giảm chú ý hoặc rối loạn lo âu. Các biểu hiện bao gồm các cơn kích thích thường xuyên nghiêm trọng (ví dụ như giận dữ hoặc gây tổn thương đối với những người xung quanh...) có tần suất cao trên 3 lần/tuần; sự bùng nổ không phù hợp với hoàn cảnh; trạng thái cáu kỉnh, tức giận hiện diện hăng ngày.
Chứng bệnh thường gặp sau tuổi dậy thì
Rối loạn trầm cảm chủ yếu lần đầu tiên có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn là sau tuổi dậy thì với một số biểu hiện: cảm thấy buồn hoặc người khác quan sát thấy nỗi buồn (ví dụ như nước mắt) hoặc khó chịu; mất quan tâm hoặc thích thú trong hầu hết các hoạt động (thường được thể hiện như là chán nản); giảm cân (không tăng cân như dự kiến); giảm hoặc tăng cảm giác thèm ăn; mất ngủ hoặc chứng đau nửa đầu; sự kích động hoặc chậm phát triển tâm thần; mệt mỏi hoặc mất năng lượng; giảm khả năng suy nghĩ, tập trung và lựa chọn; những suy nghĩ liên tục về cái chết (không chỉ sợ chết) hoặc ý tưởng hay kế hoạch tự tử; cảm giác vô dụng (tức là cảm thấy bị từ chối và không được yêu thương)...
Nguy cơ tái phát cao ở những trẻ có giai đoạn trầm cảm nặng.
Phòng ngừa như thế nào?
Theo BS Quyết Thắng, trẻ cần được bao đam chê đô dinh dương, đăc biêt la cac loai vitamin cân thiêt, đê đu sưc khoe hoc tâp.
Trẻ cũng cần được hướng dân về cách bô tri viêc hoc va nghi ngơi hơp ly, tham gia cac hoat đông thê duc thê thao ngoai trơi. Hang ngay không nên thưc qua khuya sau 12 giơ, bao đam môi ngay ngu tôi thiêu 7 tiêng.
Nên đưa trẻ đi tham quan du lich, vui chơi giai tri... vào cuối tuần.
Bên canh đo, cha me nên tăng cương tro chuyên đê tim hiêu nhưng thay đôi vê măt tâm ly cua trẻ. Cha me cô găng trơ thanh ngươi ban cua con đê chia se, đông viên con, không nên tao ra nhưng ap lưc hoăc đưa ra muc tiêu qua cao.
Gia đinh co thê đưa trẻ đên găp cac chuyên gia tâm ly đê đanh giá trang thai tâm ly cua con va co nhưng lơi khuyên thich hơp.
Nhân Hà
Theo Dân trí
Làm thế nào để vượt qua nỗi đau khi mất người thân? Làm thế nào để vượt qua nỗi đau không phải là khời đầu của một cuộc trò chuyện dễ dàng. Nhưng nếu ai đó gần gũi với bạn qua đời, sự sợ hãi và mất mát có thể lấn át mọi thứ. Các chuyên gia đã đưa ra 15 lời khuyên để giúp bạn đối phó với cơn bão cảm xúc. 1. Thừa...