Bệnh nặng thêm vì uống… sữa dành cho người tiểu đường
Thay toàn bộ loại sữa thường uống bằng sữa dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường, ông Hoàng không hiểu nổi khi thấy đường huyết tăng vọt.
Trong lần khám sức khỏe cách đây 6 tháng, ông Hoàng (Bạch Mai, Hà Nội) được khuyến cáo là đường huyết cao, mấp mé ngưỡng của bệnh tiểu đường. Bác sĩ khuyên nên giảm đồ ăn thức uống ngọt.
Càng “kiêng” càng bệnh
Từng sống nhiều năm ở phương Tây nên ông Hoàng có thói quen uống sữa thường xuyên, ngày nào cũng phải 3 cốc. Thường ông uống sữa tươi, tự pha thêm đường, và sữa bột do các con mua cho. Khi thấy mình đường huyết cao, ông quyết định không uống sữa thường nữa mà chuyển sang loại dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường cho yên tâm. Sáng, ông làm một cốc trước khi ăn sáng, khoảng 4 giờ chiều một cốc và 9 giờ tối một cốc nữa.
Gần đây, thấy người thường xuyên mệt mỏi, ông Hoàng đi khám và xét nghiệm máu, kết quả là đường huyết tăng vọt, bác sĩ khẳng định ông bị tiểu đường type 2. Đem chuyện mình vẫn cẩn thận dùng sữa cho bệnh nhân tiểu đường ra thắc mắc, ông mới vỡ lẽ mình đã hiểu lầm khi dùng sản phẩm này. Bác sĩ cho biết, sữa dành riêng cho người tiểu đường là sản phẩm thay thế bữa ăn chứ không phải để uống thêm. Ông đã nạp khá nhiều tinh bột và đường trong ba bữa chính, lại thêm lượng đáng kể của 3 cốc sữa, đường huyết tăng cao là phải.
Ảnh minh họa.
Trường hợp của bà Thủy (Việt Trì, Phú Thọ), cũng tương tự. Mệt mỏi, sút cân, bà đi khám và phát hiện tiểu đường. Biết tin, cô con gái ở Hà Nội gửi về 2 thùng sữa dành cho bệnh nhân tiểu đường về cho mẹ bồi dưỡng. Vốn ham đồ ngọt nhưng biết mình có bệnh, bà Thủy không dám ăn bánh kẹo, uống coca như trước đây. Hễ khi nào thấy “buồn mồm”, bà lại pha uống một cốc sữa của con gái gửi. Kết quả xét nghiệm đường huyết của lần tái khám cũng cho thấy đường huyết của bà không giảm được chút nào.
Video đang HOT
Uống sữa thế nào cho đúng?
Ngay trên nhãn sữa dành cho người tiểu đường cũng thường ghi rõ trong phần hướng dẫn sử dụng: Có thể dùng thế hoàn toàn bữa ăn chính hoặc để làm bữa ăn phụ. Dù sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp hơn các loại sữa và thực phẩm khác nhưng nó vẫn cung cấp một lượng đáng kể chất bột – đường. Vì thế, nếu mệt và không muốn ăn khi đến bữa, bạn có thể thay thế bằng một cốc sữa này. Nếu bạn vẫn ăn uống bình thường, bữa ăn đã cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng thì không cần và không nên uống thêm.
Nhiều bệnh nhân không uống được sữa dành cho người tiểu đường, trong trường hợp đó họ vẫn có thể dùng sữa tươi không đường đã tách béo. Tuy nhiên, lượng uống vào vẫn phải khống chế chứ không thể dùng vô tội vạ, vì sữa tươi không đường tách béo vẫn có chỉ số đường huyết cao hơn sữa cho người tiểu đường.
Một điều bệnh nhân cần biết là sữa dành cho người tiểu đường cần được dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc đây cũng là điều được ghi trên nhãn các sản phẩm này. Tùy vào thể trạng và các chỉ số cụ thể của bạn mà bác sĩ trực tiếp theo dõi bạn sẽ có hướng dẫn cụ thể về liều lượng. Việc pha sữa cũng phải đúng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, không được loãng hay đặc hơn. Sữa dành cho người lớn tiểu đường không nên dùng cho trẻ em mắc bệnh này, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Loại sữa này cũng không hề có tác dụng phòng ngừa tiểu đường cho những người chưa mắc bệnh.
Có được ăn sữa chua không?
Đây cũng là thắc mắc của nhiều bệnh nhân tiểu đường. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa vì nó có rất nhiều dưỡng chất, lại dễ dung nạp vì đường lactoza trong sữa đã được “xử lý”, trở nên dễ tiêu. Vì thế, sữa chua cũng tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng phải là loại sữa chua không đường. Việc dùng sữa chua có đường vẫn làm đường huyết tăng cao. Ngay cả với sữa chua không đường, bạn cũng không nên ăn nhiều một lúc, và cần theo dõi đường huyết để có điều chỉnh hợp lý.
Khi đã bị tiểu đường, bạn không chỉ cần kiêng đồ ngọt mà còn nên hạn chế tối đa chất béo, phủ tạng động vật, thức ăn chiên xào, nhiều muối nên bổ sung chất xơ và vitamin.
Tuy nhiên, việc kiêng khem quá mức cũng là điều nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường vì có thể gây hạ đường huyết, hôn mê, nguy hiểm đến tính mạng, hoặc nhẹ hơn thì khiến cơ thể suy nhược, kiệt sức vì thiếu dinh dưỡng.
Theo SKDS
Trị thấp khớp mùa lạnh
Hỏi: Con trai tôi nay 15 tuổi, cháu thường xuyên phải nghỉ học mỗi khi trời lạnh do bị đau đầu gối. Tôi phải làm gì?
Trả lời: Bệnh của con trai bạn là thuộc diện viêm khớp thiếu niên tự phát, hiện tượng của cháu gọi là thấp khớp hay còn gọi là là thấp tim. Bệnh sẽ khiến các cháu khó chịu, ảnh hưởng tới việc học tập và sinh hoạt. Chị nên đưa con đi khám ở bệnh viện chuyên khoa để điều trị sớm những triệu chứng còn mới.
Nên cố gắng duy trì các hoạt động thường ngày của con, như động viên con vẫn đi học bình thường, tham gia tích cực các hoạt động ở trường, lớp. Tuy nhiên, trong những đợt tiến triển, nên cho trẻ nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng tốt và đặc biệt là ngủ đầy đủ.
Tăng cường cho trẻ tắm nắng để bổ sung vitamin D, uống sữa, ăn sữa chua tăng cường canxi cho hệ xương chắc khỏe.
Hỏi: Biểu hiện bệnh thấp khớp ở người cao tuổi như thế nào? Cách nào phòng và điều trị?
Trả lời:Người cao tuổi thường mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp. Bệnh thường biểu hiện là viêm đau và khớp đối xứng, viêm nhiều khớp: khớp bàn ngón, khớp cổ tay, khớp gối. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ. Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý nên dành thời gian tập luyện thể thao vừa sức và xoa bóp các khớp thường xuyên.
Có thể ngâm các loại cao xương động vật để uống bởi chúng chứa nhiều axit amin giúp bồi bổ và tăng dinh dưỡng cho khớp. Tuy nhiên, xương cũng có nhiều đạm nên những người cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch phải có sự tư vấn và hướng dẫn của thầy thuốc. Hơn nữa, cao ngâm uống phải đảm bảo có nguồn gốc và chất lượng.
Khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh cũng là lúc bệnh thấp khớp có nhiều dạng và biểu hiện khác nhau. (Ảnh minh họa)
Hỏi: Chế độ dinh dưỡng cho người bị khớp?
Trả lời: - Nếu là những người bị béo phì, cần giảm cân, cân bằng chế độ ăn kiêng từ từ để làm giảm tối đa những chấn động trên khớp.
- Ăn nhiều cá hơn thịt. Đặc biệt các loại các béo như cá hồi, cá thu, cá trích... Dùng các loại dầu như acid béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô-liu... là axit béo này giúp ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.
- Tăng cường: Tôm, cua, sò... Ăn nhiều rau, trái để bổ sung thêm: vitamin D, B, K, folic acid, canxi, sắt giúp giảm đau, kháng viêm và tăng cường canxi cho hệ xương khớp.
Hỏi: Một hôm thức dậy, tôi bị đau 1 bên đầu gối cả một ngày, thoa dầu lên chỗ đau thì lạnh và buốt. Có phải tôi đã bị khớp?
Trả lời:Trường hợp của bạn được gọi là viêm khớp phản ứng, do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với các nhiễm trùng trước đó một cách quá mức và vẫn còn tồn tại sau khi đã khỏi nhiễm trùng. Cơn đau sẽ giảm dần và tự hỏi, chưa cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bạn nên thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng. Nếu tái đau nhiều, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa.
Theo Eva
Tiểu tiện nhiều là dấu hiệu bệnh nặng Theo nghiên cứu mang tên Mind Over Bladder (Hãy quan tâm hơn đến bàng quang của bạn) do Trường Cao đẳng Y khoa Albert Einstein, Mỹ thực hiện gần đây cho biết, bàng quang là bộ phận quan trọng. Bởi vậy, những dấu hiệu của bàng quang, nhất là tiểu tiện thường xuyên là cảnh báo một số căn bệnh nan y. 1....