Bệnh mùa thu mẹ bầu dễ mắc phải
Thời tiết giao mùa các mẹ bầu dễ mắc các bệnh về hô hấp như cúm, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng do sức đề kháng yếu.
Đã dần qua những cái nắng gay gắt, nóng bức của mùa hè oi ả. Mùa thu đã đến. Đây được coi là mùa mát mẻ, dễ chịu nhất trong năm. Tuy nhiên, thời điểm này cũng là mùa bạn dễ mắc các bệnh về đường hô hấp nhất bởi sự thay đổi nhiệt độ, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô kết hợp với gió mạnh có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Đặc biệt là phụ nữ mang thai, sức đề kháng giảm khiến khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm càng cao. Nếu không tìm hiểu và có biện pháp phòng tránh kịp thời, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường sức đề kháng thì các mẹ bầu rất dễ mắc các bệnh về hô hấp khi thời tiết giao mùa như viêm phế quản, cúm, đau họng, hen phế quản. Điều này ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé.
Cúm
Cúm mùa là bệnh hay gặp nhất và lây lan rất nhanh, bệnh lây qua đường hô hấp, nhiều trường hợp cúm nặng có thể dẫn đến tử vong.
Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của bà mẹ suy giảm trầm trọng nên các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn là nguy cơ hàng đầu đối với phụ nữ mang thai. Một trong những bệnh thai phụ hay mắc phải là bệnh cúm với lý do là sự suy giảm miễn dịch. Vì vậy, chỉ cần các mẹ sơ ý, chủ quan với sức khỏe cũng dễ bị nhiễm bệnh cúm.
Trong thời gian này, một số trường hợp bà mẹ mang thai bị cúm có thể làm tăng khả năng sẩy thai, thai chết lưu, hoặc sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ. Trường hợp nặng có thể dẫn đến những dị tật bẩm sinh.
Để phòng ngừa bệnh cúm, các mẹ nên tiêm phòng trước khi có bầu. Ngoài ra, các mẹ cần nâng cao sức đề kháng như ăn uống đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vitamin C, dầu cá, các vitamin nhóm B… để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Rửa tay sạch bằng xà phòng là một trong những biện pháp đơn giản để phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan của nhiều dịch bệnh, trong đó có cúm. Bên cạnh đó, cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường hoặc khi tiếp xúc nơi đông người. Khi có các biểu hiện của bệnh cúm các mẹ cần đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ tư vấn.
Thời tiết se lạnh mùa thu dễ khiến mẹ bầu mắc bệnh về đường hô hấp. (ảnh minh họa)
Viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản là một bệnh khá thường gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, thời tiết giao mùa, sức đề kháng của trẻ em và các bà mẹ mang thai thường yếu nên thường nặng và nguy hiểm. Đó là tình trạng đường thở hay còn gọi là phế quản bị viêm nhiễm, đa phần là do nguyên nhân nhiễm trùng: có thể từ bên ngoài đến hoặc do các vi khuẩn ký sinh bình thường trong đường cổ họng gây ra. Bệnh viêm phế quản nếu không chữa trị dứt điểm dễ dẫn đến viêm phổi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Video đang HOT
Sốt phát ban
Thời tiết nóng lạnh thất thường khiến cho các dịch bệnh có cơ hội bùng phát trong đó có bệnh sốt phát ban. Theo thống kê những năm gần đây, trong những người đến khám sốt phát ban thì tỉ lệ phụ nữ mang thai chiếm đa số. Sốt phát ban nghe chừng rất đơn giản nhưng nguy cơ cho bà bầu thì rất lớn, phụ thuộc vào thời gian mà thai phụ mắc bệnh. Nó có thể gây sẩy thai, đẻ non, chảy máu bất thường và gây dị dạng cho thai nhi. Để phòng tránh bệnh tốt nhất các mẹ nên chích ngừa trước khi mang thai 3 tháng. Ngoài ra cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ vệ sinh sạch sẽ… để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Đau họng
Vào mùa thu, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường bị suy giảm hơn so với các mùa khác, hơn nữa bà bầu sức đề kháng yếu nên rất dễ bị các bệnh viêm nhiễm đặc biệt là viêm họng. Theo thống kê có khoảng 70% thai phụ mắc bệnh viêm họng vào khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, nếu không quan tâm phòng tránh và điều trị kịp thời bệnh viêm họng sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé.
Viêm mũi dị ứng
Đây là chứng bệnh ảnh đến khoảng 15- 20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai. Khi mắc bệnh, các mẹ sẽ cảm thấy rất khó chịu bởi việc hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi liên tục hoặc ngạt mũi.
Để phòng bệnh, các mẹ cần giữ nhà cửa, môi trường sống luôn thoáng mát, sạch sẽ, không nuôi súc vật trong nhà. Tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, các loại thủy hải sản… Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột…
Hen phế quản
Hen phế quản cũng là một trong những bệnh thường gặp đối với phụ nữ có thai đặc biệt khi thời tiết giao mùa hoặc lạnh. Trên thực tế, khoảng 7% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị lên cơn hen, nhất là khi thời tiết thay đổi. Bệnh hen phế quản nếu được điều trị đúng và kịp thời thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng như tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén, sinh non, nhẹ cân, hoặc thai nhi có thể bị ngạt khi sinh.
Theo Khám Phá
Mách mẹ bầu cách ăn uống lành mạnh khi mang thai
Ăn uống lành mạnh khi đang mang thai đồng nghĩa với việc em bé của bạn cũng hấp thu đầy đủ dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh.
Ăn uống lành mạnh trong thời gian bầu bí quan trọng gấp đôi bởi vì não bộ và các cơ quan của bé đang phát triển và cần rất nhiều chất dinh dưỡng mỗi ngày. Việc bạn ăn uống đầy đủ cũng có thể giúp con giảm các nguy cơ bệnh tim và bệnh tiểu đường sau khi sinh ra. Còn với bạn, cơ thể khỏe mạnh cũng sẽ giúp giảm nguy cơ trầm cảm sau khi sinh con.
Tuy nhiên, mang thai không có nghĩa là bạn được ăn uống vô độ những gì mình thích và là cơ hội để tăng cân thoải mái. Vì thế, duy trì một trọng lượng khỏe mạnh khi có bầu sẽ giúp hạn chế biến chứng lúc sinh. Hơn thế nữa, con bạn cũng sẽ có một trọng lượng khỏe mạnh, cả lúc mới sinh và khi lớn lên.
Vì vậy, việc ăn uống những thành phần nào và cách ăn uống ra sao trong thời gian này rất quan trọng với phụ nữ mang thai.
Thức ăn
Ăn nhiều thực phẩm sẽ giúp con bạn có được các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển khỏe mạnh. Những thực phẩm ấy bao gồm:
- Trái cây và rau quả: cố gắng ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau củ mỗi ngày để cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho em bé
- Các loại thực phẩm giàu tinh bột: chẳng hạn như cơm, bánh mì, khoai tây, mì ống và mì sợi. Cố gắng ăn các đồ từ bột thô (ngũ cốc, yến mạch...) nếu bạn có thể.
- Protein: các loại thực phẩm như thịt cá, trứng, đậu và các loại hạt. Protein cung cấp dinh dưỡng cho sự tăng trưởng của em bé.
- Các sản phẩm từ sữa: bao gồm sữa, pho mát và sữa chua. Những đồ ăn này chứa canxi - chất cần thiết cho xương khỏe mạnh.
Cố gắng chỉ ăn một lượng nhỏ chất đường hoặc chất béo mà thôi.
Các mẹo ăn uống lành mạnh
Không bỏ bữa
Bỏ bữa ăn khi mang thai có nghĩa cả bạn và con đã bỏ lỡ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu bạn bị ốm nghén buổi sáng, hãy ăn ít một và thường xuyên thay đổi món ăn.
Lập kế hoạch
Lên thực đơn cho bữa ăn có thể là một cách tuyệt vời để đảm bảo bạn đang ăn đúng và đủ lượng chất cần thiết, cũng như giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tiền bạc nữa.
Lựa chọn đồ ăn vặt
Khi có bầu, bạn thường thấy đói bụng. Tuy nhiên, khoai tây chiên, bánh kẹo, sô cô la và bánh ngọt thường có nhiều chất béo và đường nhưng lại ít giá trị dinh dưỡng. Bạn nên cố gắng lựa chọn những đồ ăn nhẹ lành mạnh để bé yêu trong bụng không bị ảnh hưởng.
Thích ăn ở ngoài?
Đi ăn uống ở ngoài đồng nghĩa với những bữa ăn chứa nhiều chất béo và muối, không tốt cho sức khỏe của bạn và em bé trong bụng. Vì thế bạn nên hạn chế đi ăn bên ngoài, cũng như tìm hiểu kỹ nhà hàng hay quán ăn mình sẽ đến nhé.
Theo Trí Thức Trẻ
Sinh con thần đồng tưởng khó mà dễ! Kích thích não trẻ ngay khi còn trong bụng mẹ sẽ giúp bé chào đời thông minh "hơn người". 9 tháng nằm trong bào thai mẹ là thời gian vô cùng quan trọng với sự phát triển các tế bão não của thai nhi. Việc kích thích não trẻ có tác dụng rất lớn để mẹ sinh ra những em bé thông minh...