Bệnh lý viêm ruột thừa, bác sĩ sợ nhất hai từ “quá muộn”
Khi bị đau bụng, hầu như ít ai nghĩ đến nguyên nhân viêm ruột thừa trong khi viêm ruột thừa là một trong những cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất và nó cũng thuộc nhóm “muôn hình vạn trạng” nhất. Nếu không được chữa trị kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ, đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.
Viêm ruột thừa cấp là tình trạng viêm cấp tính ở ruột thừa. Sự tắc nghẽn trong lòng ruột thừa ( sỏi phân, phì đại các nang bạch huyết dưới niêm mạc, dị vật, khối u của ruột thừa hoặc manh tràng) có thể là nguyên nhân gây viêm. Lượng vi khuẩn nhân lên nhanh chóng do tắc nghẽn khiến ruột thừa bị viêm, sưng và hóa mủ. Nếu không được chữa trị kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ, làm mủ lan tràn vào ổ bụng, gây viêm phúc mạc đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.
Trên trang cá nhân, bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Việt Đức đã có bài chia sẻ những điều cần biết khi bị đau bụng để nhận biết kịp thời và hạn chế hậu quả đáng tiếc.
Theo bác sĩ Khánh, hầu hết trong chúng ta đều nghĩ viêm ruột thừa thì luôn luôn phải khởi đau vùng hố chậu phải và vì vậy, khi cơn đau xuất phát ở thượng vị, ở giữa rốn, ở hạ vị hay thậm chí ở dưới gan… Hầu như ít ai nghĩ đến nguyên nhân viêm ruột thừa trong khi viêm ruột thừa là một trong những cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất và nó cũng thuộc nhóm “muôn hình vạn trạng” nhất.
Để mọi người hiểu và cảnh giác hơn với căn bệnh cấp cứu vô cùng hay gặp này. Bác sĩ xin Khánh đưa ra những điều lưu ý cần biết:
1. Viêm ruột thừa hầu như không để lại hậu quả gì đặc biệt nếu chúng ta phát hiện và phẫu thuật sớm. Tuy nhiên nếu chúng ta chủ quan để muộn lại vô cùng nguy hiểm vì khi ruột thừa vỡ, tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc lan rộng khắp ổ bụng, rất dễ sốc nhiễm trùng nhiễm độc – tử vong, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người già.
2. Xin mọi người đừng suy nghĩ viêm ruột thừa phải là đau ở hố chậu phải vì rất nhiều các trường hợp viêm ruột thừa nhưng cơn đau lại khởi phát ở những vùng xa lạ như đau thượng vị (dễ nhầm viêm dạ dày), đau dưới mạng sườn phải (dễ nhầm viêm túi mật), đau vùng hạ vị (dễ nhầm viêm phần phụ, đau kỳ kinh, đau đại tràng…), đau quanh rốn (dễ nhầm viêm hạch mạc treo, đau do sỏi thận-niệu quản-bàng quang-niệu đạo, đau do giun, do rối loạn tiêu hoá..)…
Video đang HOT
Khi người thân chúng ta xuất hiện đau bụng, phản xạ trong đầu luôn cần nghĩ đến viêm ruột thừa dù vị trí đau có thể ở bất cứ nơi đâu của vùng bụng. Bạn cần đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, siêu âm kỹ, chụp xquang bụng và làm một số xét nghiệm sớm nhất có thể. Thà làm xong không bị gì đặc biệt còn hơn nằm ở nhà và ôm một mối nguy cơ rất nguy hiểm có thể xảy đến. Hơn nữa, với người cao huyết áp-người già… đau bụng còn có thể do khối phình động mạch chủ bụng dọa vỡ đến viện để thăm khám loại trừ là rất cần thiết.
3. Viêm ruột thừa có nhiều thể rất khác lạ mà chúng ta cần lưu tâm, chúng bao gồm:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, rất khó phát hiện viêm ruột thừa, thường để muộn, tiên lượng nặng. Lưu ý khi trẻ quấy khóc, trớ, sốt cao, có thể rối loạn tiêu hoá, thì cha mẹ cần nghĩ đến viêm ruột thừa để làm các thăm khám loại trừ sớm nhất có thể.
- Với người già, cơ thể thường phản ứng rất mờ hồ khi bị viêm ruột thừa như sốt rất nhẹ hoặc hâm hấp sốt, đau âm ỉ không rõ ràng, người kêu mệt hơn thường ngày, tiêu chảy, ấn vùng hố chậu phải phản ứng đau nhiều khi cũng không rõ… Mọi người cẩn thận vẫn nên cho đến viện thăm khám, siêu âm, xét nghiệm chẩn đoán loại trừ.
- Với phụ nữa có thai, đặc biệt 6 tháng đầu cũng hay bị “dính” viêm ruột thừa. Lúc này ruột thừa bị tử cung đầy cao lên đến giữa bụng hoặc thậm chí hạ sườn phải. Cơn đau không còn là ở hố chậu phải nữa và nhiều lúc chúng ta còn nhầm với ốm nghén. Viêm đường tiết niệu cũng rất hay gặp ở phụ nữ có thai. Chúng ta cũng nên loại trừ nguyên nhân này khi xuất hiện cơn đau bụng đột ngột.
- Nhiều trường hợp ruột thừa không nằm vị trí bình thường mà lại quặt sau manh tràng. Lúc này cơn đau sẽ ở vùng trên mào chậu phải và bệnh nhân rất đau khi co duỗi chân phải.
- Ngoài việc thường nằm ở hố chậu phải và những thể trên, ruột thừa còn có thể phi xuống tiểu khung, phi lên vùng dưới gan, phi vào trong khối thoát vị…Khi đó, triệu chứng rất đa dạng và khó chẩn đoán, anh chị ạ.
4. Việc chẩn đoán và cả phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi rất nhanh và đơn giản nếu phát hiện sớm. Vấn đề mấu chốt đó chính là mỗi chúng ta hãy luôn nghĩ đến nó khi ai đó xuất hiện cơn đau bụng (bất cứ vị trí nào trên bụng) sốt hoặc trẻ em có biểu hiện sốt cao và quấy khóc.
5. Để dự phòng viêm ruột thừa, chúng ta cần lưu tâm mấy điều sau:
- Tăng cường sử dụng rau xanh, hoa quả, chất xơ và hạn chế sử dụng thịt đỏ.
- Vận động cơ thể thường xuyên, ưu tiên yoga, thiền, gập duỗi cơ bụng, lưng và uống nhiều nước để tránh nguy cơ táo bón.
- Tẩy giun sán 6 tháng/1 lần cho cả nhà.
- Luôn nghĩ đến viêm ruột thừa khi sốt, đau bất cứ vùng nào của bụng để tránh quá muộn.
Bác sĩ Khánh nhấn mạnh: “Bệnh lý viêm ruột thừa, bác sĩ sợ nhất hai từ “quá muộn”". Vì thế tất cả mọi người đều cần hiểu và cảnh giác hơn với căn bệnh cấp cứu vô cùng hay gặp này.
Biến chứng sau tiêm thuốc vào cột sống
Bệnh nhân 63 tuổi, đau cột sống, không vào bệnh viện điều trị, được thầy lang xoa bóp rồi tư vấn tiêm thuốc vào cột sống.
Nhiều ngày sau tiêm, toàn bộ vùng cơ lưng bên phải của bệnh nhân bị nhiễm trùng, tạo thành nhiều khối áp xe nhỏ.
Vào Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức khám, bệnh nhân đã có biểu hiện sốc nhiễm trùng. Bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết tình trạng bệnh nhân rất nặng.
Bác sĩ Phan Minh Trung, Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết nhiều bệnh nhân đau cột sống cổ, thắt lưng cấp hay mạn tính tự ý đi tiêm cột sống ở nhiều nơi, thủ thuật do người không có trình độ thực hiện, thuốc tiêm không rõ nguồn gốc, tiêm lặp lại 10-15 lần.
"Không phải bệnh nhân nào bị đau cột sống cũng được áp dụng phương pháp tiêm thuốc", bác sĩ Trung cho biết. Ví dụ người bệnh bị chèn ép thần kinh phải can thiệp bằng phương pháp đúng khác. Can thiệp sai phương pháp khiến bệnh nặng hơn và chậm trễ thời gian điều trị.
Bệnh nhân gặp biến chứng do thuốc tiêm cột sống. Các cơ sở tiêm cột sống thường sử dụng thuốc có chứa corticoid, khiến toàn bộ phần mềm, cơ và dây chằng bị ảnh hưởng. Một số bệnh nhân nhập viện với cơ, dây chằng đã hoại tử, nát mủn, cơ xơ cứng, teo. Tiêm quá nhiều corticoid cũng khiến cho toàn cơ thể bị rối loạn nội tiết nặng.
Bệnh nhân được tiêm cột sống tại Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn. Ảnh: Minh Trung.
Cơ thể bệnh nhân còn bị thương do tiêm không không chính xác, gây xuất huyết, nhiễm trùng khi các cơ sở trôi nổi thấy bệnh nhân đau ở đâu thì tiêm vào đó. Nhiều bệnh nhân bị tổn thương quá nặng, nhiễm trùng tạo thành ổ áp xe quanh cột sống hoặc vùng rất sâu, áp xe lan vào lòng cột sống, trở thành áp xe ngoài màng cứng chèn ép thần kinh. Nếu tiêm ở vùng đốt sống ngực hoặc cổ, biến chứng có thể khiến bệnh nhân bị liệt.
Theo bác sĩ Trung, tiêm cột sống là kỹ thuật chống đau can thiệp. Có rất nhiều kỹ thuật tiêm cột sống khác nhau như tiêm diện khớp, nhánh trong, rễ chọn lọc, ngoài màng cứng, đĩa đệm, lỗ cùng, khớp cùng chậu... Để sử dụng, bác sĩ cần có chuyên khoa và chỉ định đúng kỹ thuật cho từng bệnh nhân cụ thể, tùy theo tổn thương bệnh lý. Ngoài ra, việc tiêm cột sống hiện nay đòi hỏi thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm, C-arm... để đảm bảo tiêm chính xác vào đích tổn thương, sử dụng lượng thuốc tối thiểu và tránh biến chứng.
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên tới các bệnh viện chuyên khoa để được chỉ định điều trị đúng. Không nên nghe lời người bán thuốc, hàng xóm, bạn bè khuyên tới các cơ sở tiêm thuốc trôi nổi khiến tiền mất tật mang.
Những thói quen ăn uống gây bệnh hàng đầu hiện nay Có những sai lầm khi ăn uống gây ra bệnh tật rất nhiều người mắc phải mà không hề biết. Nếu muốn sống lâu khỏe mạnh thì bạn phải bỏ ngay những sai lầm khi ăn uống này. Những thứ chúng ta đưa vào miệng được xác định là đóng góp tầm 30% các tác nhân gây ra bệnh tật, và nó luôn...