Bệnh lý mạch máu ngoại biên những điều cần lưu ý
Bệnh bao gồm những tổn thương hoặc thuyên tắc ảnh hưởng đến các mạch máu nằm cách xa tim. Ngoài ra, bệnh còn có thể ảnh hưởng những động mạch cung cấp máu cho đầu. Tuy nhiên, bệnh lý mạch máu ngoại biên chủ yếu ảnh hưởng đến hệ động mạch ở chân và bàn chân.
Bệnh lý mạch máu ngoại biên chủ yếu ảnh hưởng đến hệ động mạch ở chân và bàn chân
ThS. BS. CK2 Phan Thái Hảo – Trưởng đơn vị Phòng Khám Nội (GV Bộ môn Nội tổng quát Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch) cho biết, bệnh mạch máu ngoại biên là bệnh lý tắc nghẽn mạch máu ngoại biên, do các mảng xơ vữa và huyết khối. Các động mạch này không bao gồm mạch máu nuôi tim và não và các cơ quan bên trong cơ thể. Bệnh lý mạch máu ngoại biên dùng để chỉ các bệnh của hệ động mạch ngoại biên, nuôi dưỡng các chi thể (tay, chân).
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bị hoại tử chi, phải tháo khớp hoặc cắt bỏ chi hoặc nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ gây tử vong cao. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này là hẹp tắc do mảng xơ vữa, lòng mạch bị hẹp tắc lại do lắng đọng mỡ và các chất khác trên thành mạch.
Ảnh minh họa
Những chất lắng đọng này tạo ra mảng bám vào lớp nội mạc thành mạch tạo thành mảng xơ vữa, các mảng xơ vữa này phát triển dần gây hẹp và có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn dòng chảy trong lòng mạch.
Theo BS.CK1. Trịnh Trung Tiến, yếu tố về xã hội – tinh thần góp phần gây ra xơ vữa động mạch cùng với các nguyên nhân khác như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, thuốc lá (hiện tại/quá khứ) – thuốc lá thụ động, thói quen ăn – uống, vận động, bệnh lý ung thư…
Ban đầu, nhìn chung không có triệu chứng nào. Khi nghiêm trọng, bệnh này có thể dẫn đến bệnh động mạch vành, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên hoặc các vấn đề về thận, tùy thuộc vào động mạch nào bị ảnh hưởng. Các triệu chứng; nếu chúng xảy ra, thường không bắt đầu cho đến tuổi trung niên.
8 bức ảnh sinh động tiết lộ toàn bộ quá trình tắc nghẽn mạch máu - nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh gây tử vong
Một khi mạch máu bị tắc nghẽn rất dễ xảy ra "tai nạn giao thông", trường hợp nặng có thể dẫn đến các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, có thể gây tử vong.
Video đang HOT
Các mạch máu của cơ thể con người giống như một mạng lưới đường sắt và đường bộ trên mặt đất, lan tỏa khắp cơ thể và kéo dài ra mọi hướng. Một khi mạch máu bị tắc nghẽn rất dễ xảy ra "tai nạn giao thông", trường hợp nặng có thể dẫn đến các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, có thể gây tử vong.
Dưới đây là 8 bức ảnh động tiết lộ toàn bộ quá trình tắc nghẽn mạch máu mà bất kì ai xem rồi cũng sẽ hiểu rõ vấn đề này hơn.
1. Ở huyết áp bình thường, lưu lượng máu ổn định.
2. Sau khi huyết áp tăng, các mạch máu bị va đập.
3. Huyết áp càng cao, áp lực lên các mạch máu càng lớn, khiến nó bị biến dạng bất thường.
4. Ảnh hưởng lâu dài của tăng huyết áp có thể làm tổn thương nội mạch và gây ra sẹo.
5. Sẹo được hình thành ở vùng bị tổn thương, khi tăng lên sẽ làm dày thành mạch máu.
6. Sau khi thành mạch máu bị thương, các yếu tố hình thành (tế bào máu) tích tụ trên bề mặt mô bị tổn thương thô ráp.
7. Liên tục hình thành sẹo sản, mạch máu bị hẹp lại, hình thành huyết khối.
8. Cục huyết khối lớn dần lên và cuối cùng gây tắc nghẽn mạch máu.
Muốn mạch máu không bị tắc hãy thực hiện 5 điểm sau
1. Uống "2 cốc nước" đúng thời điểm là việc rất quan trọng
Vào lúc 4 đến 8 giờ sáng, độ nhớt trong máu của con người là cao nhất, biểu hiện này càng rõ ở người cao tuổi. Trước và sau khi đạt đỉnh của độ nhớt trong máu, điều rất quan trọng là phải uống hai cốc nước.
Ly nước đầu tiên: Uống 200ml nước trước khi đi ngủ, độ nhớt trong máu vào buổi sáng không những không tăng lên mà còn giảm xuống. Không nên uống quá nhiều nước trước khi ngủ vì có thể khiến bạn đi vệ sinh thường xuyên vào ban đêm, không có lợi cho việc nghỉ ngơi.
Ly nước thứ hai: Uống 200ml nước khi bụng đói khi thức dậy để làm loãng máu.
2. Giữ ổn định huyết áp
Bệnh nhân tăng huyết áp là nhóm có nguy cơ cao bị huyết khối. Tăng huyết áp có thể gây tổn thương thành mạch và cuối cùng là huyết khối. Huyết áp càng được kiểm soát sớm thì càng sớm bảo vệ được mạch máu, ngăn ngừa tổn thương tim, não, thận và tiên lượng bệnh lâu dài càng tốt.
3. Không bao giờ ngồi lâu
Những người ngồi lâu một chỗ trong khoảng hơn 6 tiếng, và những người thường vắt chéo chân đều là những người có tỷ lệ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch cao. Chính vì điều này mà các bác sĩ thường sẽ yêu cầu bệnh nhân di chuyển nhiều hơn để tránh huyết khối sau khi ngồi lâu.
Bác sĩ khuyến cáo bạn nên đứng dậy vận động sau khi ngồi đến 2 tiếng, nếu không tiện di chuyển thì nên uống thêm nước để thúc đẩy tuần hoàn máu.
4. Bỏ thuốc lá kịp thời
Những người hút thuốc lá được coi là rất "tàn nhẫn" với chính mình. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây tắc mạch máu, trong đó hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh lý này. Chỉ một điếu thuốc nhỏ cũng sẽ vô tình phá hủy dòng máu đi khắp các bộ phận trong cơ thể, để lại hậu quả vô cùng tai hại.
5. Học cách giảm căng thẳng
Làm việc quá giờ, thức khuya, căng thẳng ngày càng gia tăng sẽ khiến động mạch bị tắc, nghiêm trọng hơn là dẫn đến nhồi máu cơ tim. Có rất nhiều bạn trẻ và trung niên bị nhồi máu cơ tim do thức khuya, căng thẳng, sinh hoạt thất thường... Vì vậy, hãy đi ngủ sớm và biết cân bằng tâm trạng, giảm căng thẳng nhé!
Ngừa bệnh động mạch vành từ sô cô la Nghiên cứu được công bố trên chuyên san European Journal of Preventive Cardiology cho thấy ăn sô cô la ít nhất 1 lần/tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, vì sô cô la giữ các mạch máu của tim khỏe mạnh. Các chuyên gia thấy rằng ăn sô cô la nhiều hơn 1 lần/tuần giúp giảm 8% nguy cơ mắc bệnh...