Bệnh loãng xương đe dọa nam giới
Nam giới thường có mật độ xương cao hơn nữ giới và tỷ lệ mất xương thấp hơn nữ giới; tuy nhiên hậu quả gãy xương do loãng xương ở nam giới lại nghiêm trọng hơn ở nữ giới.
Nghiêm trọng hơn cả phụ nữ
Theo PGS TS BS Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội Loãng xương TP.HCM, Việt Nam hiện có khoảng 2,8 triệu người bị loãng xương (nữ chiếm 76%), làm khoảng 170.000 bị gãy xương do loãng xương. Con số này sẽ tăng lên khoảng 170 – 180% vào năm 2030. Chỉ tính riêng chi phí nằm viện điều trị các biến chứng, loãng xương trở thành một trong những bệnh mạn tính tiêu tốn nhiều tiền nhất.
Tuy nhiên, vì xưa nay, người ta cứ nghĩ loãng xương là bệnh của phụ nữ, còn nam giới thì không nên nam giới thường chủ quan nên đã không quan tâm đến những cách phòng ngừa, việc phát hiện bệnh và cả các biện pháp điều trị cho bản thân mình nên nhiều người đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề của bệnh. Từ tuổi 65, nam cũng bị mất xương nhanh như nữ; khoảng 75 tuổi, 1/3 nam giới bị loãng xương và có tỷ lệ ngang với nữ giới.
BS Lê Anh Thư cho biết, loãng xương ở nam giới gây hậu quả nghiêm trọng hơn ở nữ giới. Khoảng 30% đàn ông chết trong vòng 1 năm sau khi bị gãy xương ở vùng hông do loãng xương; trong khi tỷ lệ này ở nữ chỉ chiếm khoảng 12%.
Theo thống kê, tất cả các trương hợp gãy lún đốt sống do loãng xương hầu như không được phát hiện. Người bệnh cứ tưởng bị đau lưng thông thường khi có tuổi, nhất là nam giới vì nghĩ mình không bị loãng xương nên không chú ý. Chính điều này cũng khiến nguy cơ gãy xương trọn đời ở nam giới chiếm khoảng 13 – 50%. Riêng gãy xương đùi do loãng xương khiến khoảng 30% nam giới tử vong trong 1 năm đầu và khoảng 25% phải có người trợ giúp trong suốt phần đời còn lại.
Bệnh loãng xương: Một tên ăn cắp thầm lặng
Video đang HOT
Theo đánh giá của các chuyên gia, khi có tuổi các tế bào xương bị lão hóa, các hormone sinh dục giảm thấp, việc hấp thụ canxi và vitamin D (2 nguyên liệu chính để xây dựng xương) bị sút giảm dẫn đến bệnh loãng xương. Do đó tình trạng loãng xương càng nặng nề nếu ở tuổi trưởng thành khối lượng xương không đạt đỉnh, tức sẽ không có lượng xương dự trữ để dùng khi có tuổi. Chính điều này khiến những nam giới gầy gò hoặc nhỏ bé có nguy cơ bị loãng xương cao hơn những nam giới bình thường.
Những nam giới uống nhiều rượu cũng làm tăng nguy cơ loãng xương. Do rượu làm giảm tiến trình tạo xương và hấp thụ caxi của cơ thể. Những nam giới hút thuốc lá nhiều cũng dễ bị loãng xương, nguy cơ gãy xương cột sống và cổ xương đùi tăng 32 – 40% so với các nam giới không dùng thuốc lá.
TS BS Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội Loãng xương TP.HCM, cho biết kể cả nam hay nữ, bệnh loãng xương thường diễn tiến rất thầm lặng. Vì vậy người ta hay ví bệnh loãng xương như một tên ăn cắp thầm lặng, hằng ngày cứ lấy dần canxi trong ngân hàng dự trữ xương của cơ thể con người. Khi có dấu hiệu lâm sàng, thường cũng là lúc đã có biến chứng và có thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương.
Phòng ngừa bệnh loãng xương
Theo TS BS Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội Loãng xương TP.HCM, thay đổi lối sống là cách tốt nhất để phòng và điều trị loãng xương ở nam giới.
Các biện pháp bao gồm: tăng cường vận động, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D, hạn chế bia rượu, hạn chế thuốc lá, tránh té ngã và phải điều chỉnh các bệnh lý mắc phải.
Khi có các biểu hiện: đau mỏi mơ hồ cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt là xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút các cơ, đau khi ngồi lâu, đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở, giảm chiều cao,…thì phải nghĩ ngay đến việc điều trị loãng xương. Nam giới dưới 65 tuổi cần 1.000mg canxi mỗi ngày; trên 65 tuổi, cần ít nhất 1.500mg mỗi ngày.
Các chuyên gia cho biết, ngoài việc bổ sung canxi, vitamin D; việc vận động giúp tạo dự trữ canxi rất tốt. Các nam giới mỗi tuần nên tập tạ ít nhất 3 lần. Ngoài ra, các môn chạy, đi bộ, khiêu vũ , chơi quần vợt đều tốt cho việc tạo caxi dự trữ.
Theo VNE
Bệnh dễ mắc do ăn quá nhiều đồ ngọt
Nhiều phụ nữ có thói quen thích ăn các loại đồ ngọt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ăn quá nhiều thực phẩm ngọt có thể đe dọa sức khỏe của mình. Dưới đây là một số bệnh phụ nữ dễ mắc do ăn quá nhiều đồ ngọt.
Viêm dây thần kinh thị giác
Sinh bệnh học cho thấy viêm dây thần kinh thị giác là rất phức tạp, việc thiếu vitamin B1 là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Điều này là bởi vì vitamin B1 là một trong những nguồn dinh dưỡng của các dây thần kinh. Trong quá trình trao đổi chất, đường trong cơ thể cần tiêu thụ rất nhiều vitamin B1, vì vậy nếu ăn quá nhiều đồ ngọt, nó sẽ không chỉ dẫn đến sự mỏi mắt mà cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng của các dây thần kinh thị giác.
Ngoài ra, thiếu hụt vitamin B1 cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình oxy hóa carbohydrate trong cơ thể, có thể sinh ra một số hiệu ứng độc hại trên thần kinh thị giác và do đó gây ra hoặc tăng viêm dây thần kinh thị giác.
Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là một bệnh thường gặp ở phụ nữ. Khoảng 75% phụ nữ sẽ bị loại bệnh này ít nhất một lần trong đời. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đường trong máu hoặc đường trong nước tiểu ở hầu hết các bệnh nhân bị viêm âm đạo cao hơn đáng kể hơn so với mức bình thường. Khi 90% số bệnh nhân giảm lượng đường ăn trong bữa ăn hàng ngày sẽ giảm đáng kể tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm âm đạo tái phát . Điều này cho thấy rằng, số lượng của lượng đường liên quan chặt chẽ với viêm âm đạo.
Loãng xương
Ăn một lượng lớn các loại thực phẩm ngọt sẽ tạo ra một số lượng lớn các sản phẩm trung gian trong quá trình trao đổi chất, chẳng hạn như axit pyruvic, acid lactic... sẽ làm cho cơ thể trong tình trạng nhiễm axit.
Ăn nhiều đồ ngọt dễ mắc bệnh loãng xương
Để duy trì sự cân bằng axit của cơ thể, các chất kiềm, magiê, canxi, natri... cần phải đủ để phản ứng với các chất có tính axit. Thiếu canxi trong cơ thể sẽ gây ra xơ cứng và căng cơ. Nếu một lượng lớn canxi bị vô hiệu hóa, nó thậm chí sẽ gây ra thiếu hụt canxi, dẫn đến chứng loãng xương.
Sỏi mật
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, nếu phụ nữ hơn 50 tuổi ăn quá nhiều thực phẩm ngọt có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. Các nhà nghiên cứu cho hay, việc bổ sung lượng đường quá nhiều sẽ tăng nguy cơ bài tiết ra insulin, là nguyên nhân gây nên sự mất cân bằng nghiêm trọng của cholesterol, axit và lecithin trong mật.
Hơn nữa, quá nhiều đường cũng có thể tự động thay đổi thành chất béo và dẫn đến béo phì. Béo phì không chỉ nguy hiểm đối với tuổi trể mà ngay cả những người phụ nữ trung niên, nó là nguyên nhân chính gây sỏi mật.
Mệt mỏi
Mệt mỏi là trạng thái dễ gặp nhất của người thích ăn đồ ngọt. Lý do bởi ăn quá nhiều đồ ngọt khiến cho lượng đường trong máu không ổn định. Hơn nữa, cơ thể nếu muốn hấp thu hết lượng đường thì cần sự tham gia của một lượng lớn vitamin B1. Nếu cơ thể thiếu hụt loại vitamin này sẽ ảnh hưởng hoạt động của bộ não. Đây là những tác nhân gây nên tình trạng đau đầu, mệt mỏi.
Theo VnMedia
"Lịch trình" lão hóa của cơ thể Theo thời gian, cơ thể con người sẽ bị lão hóa, thể hiện bằng những biến đổi về hình thái và chức năng của các bộ phận của cơ thể. Quá trình lão hóa không diễn ra đột ngột, mà đến từ từ. Tim: Lão hóa từ tuổi 40 Ở tuổi 40, mạch máu dần mất đi sự đàn hồi, động mạch cũng...