Bệnh lậu ở nữ giới
Bệnh lậu ở nữ giới có tính chất âm thầm, nhưng lại là nguồn lây đáng kể cho gia đình và xã hội và để lại nhiều biến chứng. Do vậy, việc nâng cao ý thức phòng bệnh là việc làm cần thiết.
Bệnh lậu là 1 trong 5 bệnh hoa liễu theo cách phân loại cổ điển, cùng với giang mai, hột xoài, hạ cam mềm và u hạt bẹn. Bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Niệu đạo của nữ giới tương đối ngắn so với nam, dài khoảng 3cm. Biểu hiện của bệnh lậu ở nữ giới ít rầm rộ nhất giai đoạn cấp cũng như mãn tính. Sau khi lậu cầu xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo, vi khuẩn có khuynh hướng ưa thích tế bào mô bì trụ ở niêm mạc đường tiết niệu, đưa đến phản ứng viêm tại chỗ, kéo theo bạch cầu đa nhân đến để thực bào, từ đó trở thành tổ chức hoại tử trong quá trình viêm. Được thoát ra ngoài theo nước tiểu, màu trắng hơi vàng gọi là tiểu ra mủ, vi khuẩn tiếp tục phát triển và đi dọc theo chiều dài của niệu đạo, đi đến đâu gây viêm đến đó, viêm ống dẫn trứng, buồng trứng.
Về triệu chứng, bệnh lậu ở nữ và nam có khác nhau. Do niệu đạo của nam giới dài gấp 5 lần, giai đoạn cấp tính lậu ở nam giới có tính chất rầm rộ, như tiểu gắt tiểu buốt. Còn ở nữ thì âm thầm gần như không có triệu nào để nhận biết, nên dễ bỏ qua, vì thế là nguồn lây nhiễm rất đáng quan tâm. Thời gian nung bệnh trung bình 3 – 5 ngày, nhưng có thể kéo dài 2 – 3 tuần. Thời gian nung bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng và thời gian càng dài bệnh nhẹ hơn. Ở giai đoạn cấp tính, triệu chứng âm thầm, không rõ, theo thống kê có khoảng 97% số ca không có triệu chứng, chỉ có 3% còn lại mới có triệu chứng nhẹ thoáng qua như: tiểu gắt, tiểu buốt, khó chịu, nên dễ nhầm với nhiễm trùng tiểu thông thường. Ở giai đoạn mãn tính, thường không có triệu chứng gì đặc biệt, chỉ có huyết trắng, hoặc có những biểu hiện của biến chứng mà thôi. Nếu điều trị không kịp thời có thể gây biến chứng như: viêm tuyến Bartholin – tuyến Skène, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm bàng quang, viêm vùng chậu, viêm trực tràng; viêm ống dẫn trứng có thể dày dính gây thai ngoài tử cung, hoặc tắc tai vòi gây vô sinh.
Về điều trị, lậu cầu cứ 15 phút phân chia một lần do đó lan nhanh; vì vậy cần điều trị càng sớm, càng tốt, điều trị đúng thuốc – đủ liều. Cần điều trị cả với người tiếp xúc sinh lý. Điều trị cho nữ bao giờ cũng dùng thuốc và thời gian gấp đôi liều nam giới; chỉ được kết luận là khỏi bệnh khi cấy hai lần liên tiếp âm tính hoặc không còn tiết dịch niệu đạo.
Thuốc hiện nay được chọn ưu tiên là Spectinomycine với tên biệt dược là Trobicin hay Kirin, 4g – tiêm bắp liều duy nhất; trường hợp bệnh mãn tính, tiêm liên tiếp 2 ngày. Nếu không tiện tiêm thuốc có thể chọn giải pháp uống nhưng thường tỉ lệ thành công sẽ thấp hơn, thuốc thường dùng Azithromycin (Zithromax) 250mg x 4 viên uống liều duy nhất. Nếu điều trị đúng thuốc, đủ liều thì triệu chứng tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần sẽ giảm nhanh sau 24 – 48 giờ, riêng tiểu ra mủ sẽ hết chậm hơn sau 48 – 72 giờ, các triệu chứng chung sẽ biến mất hoàn toàn sau 5 – 7 ngày.
Về phòng bệnh, cho đến hôm nay, phương pháp dùng bao cao su được xem như là phương tiện duy nhất để phòng bệnh lậu, tuy nhiên đó chưa phải là phương pháp đảm bảo tuyệt đối.
Ở giai đoạn cấp tính, theo thống kê có khoảng 97% số ca không có triệu chứng.
BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG
Theo Suckhoedoisong.vn
Video đang HOT
Điểm mặt 'thủ phạm' gây đau đớn khi 'yêu'
"Chuyện ấy" là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống vợ chồng nhưng không ít chị em lại cảm thấy đau đớn khi "yêu".
'Cô bé' bị rách khi 'yêu' là một trong những nguyên nhân gây ra đau đớn khi quan hệ
Theo thông tin từ Hội sản phụ khoa Mỹ, có 3 trong 4 người phụ nữ thường đau hoặc có cảm giác khó chịu khi làm "chuyện ấy". Cơn đau và cảm giác khó chịu thường xảy ra ở "cô bé" hoặc khu vực xung quanh đấy. Hiện tượng này thường kéo dài tới vùng thắt lưng, xương chậu và thậm chí là tử cung, bàng quang.
Không ít chị em cảm thấy đau đớn khi "yêu"
Bên cạnh việc không thỏa mãn khi quan hệ, việc đau khi "yêu" còn mang tới những cảm xúc tiêu cực với cả hai vợ chồng. Do đó, để đảm bảo sự viên mãn các cặp đôi cần phải tìm thủ phạm gây đau đớn khi "yêu" để khắc phục tình trạng này. Sau đây là 11 nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đớn khi "yêu".
Vấn đề về da
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau đớn khi "yêu" là tình trạng loét ở vùng nhạy cảm. Ngoài ra, viêm da và các phản ứng dị ứng do sự mất cân bằng độ pH ở "cô bé" cũng là nguyên nhân gây ra các cảm giác đau đớn, khó chịu. Do đó, bạn cần thận trọng khi sử dụng xà phòng hoặc chất bôi trơn có mùi thơm vì chúng có thể là thủ phạm gây ra các phản ứng dị ứng đó.
"Cô bé" bị rách khi "yêu"
Đây là một trong những nguyên nhân gây ra đau đớn khi làm "chuyện ấy", gây khó khăn trong việc duy trì chuyện chăn gối. Lực tác dụng lên "cô bé" quá mạnh khiến "cô bé" bị rách, dẫn tới các cơn đau. Nếu cơn đau này kéo dài và có nhiều triệu chứng khác, bạn nên tới gặp bác sĩ phụ khoa càng sớm càng tốt.
Tình trạng "khô cằn"
Khô âm đạo có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường phổ biến ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Tình trạng này xảy ra là do sự suy giảm nồng độ estrogen. Sự cân bằng hóc môn này ảnh hưởng tới chất bôi trơn âm đạo, gây kích ứng và cảm giác nóng rát khi "yêu".
Để khắc phục điều này rất đơn giản, hãy nhờ tới sự hỗ trợ của dầu bôi trơn để giúp mọi chuyện diễn ra trơn tru hơn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các biện pháp khác để kiểm soát sự mất cân bằng nội tiết tố.
Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo do một loại nấm hoặc vi khuẩn gây ra. Phụ nữ khi gặp tình trạng này thường không chỉ cảm thấy khó chịu khi "yêu" mà còn có cảm giác nóng rát bất thường.
Co thắt âm đạo
Co thắt âm đạo là bệnh làm cho người phụ nữ không thể chấp nhận được mọi kiểu xâm nhập vào âm đạo. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau đớn khi "yêu".
Tình trạng này cũng có thể là một dấu hiệu của vết sẹo hay khối u bên trong âm đạo. Bài tập kegel thường được dùng để điều trị chứng co thắt âm đạo.
Cắt tầng sinh môn
Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật nhỏ khiến âm đạo rộng ra, giúp bé chào đời dễ dàng. Tuy nhiên điều này cũng có thể gây ra đau đớn khi làm "chuyện ấy" sau khi sinh.
Dị ứng với bao cao su
Một vài phụ nữ thường bị dị ứng với bao cao su. Điều này gây ra sự khó chịu cho người phụ nữ ngay từ khi lâm trận, khiến "cuộc yêu" không viên mãn.
Vấn đề về tình cảm
Tình cảm cũng đóng vai trò rất lớn trong "cuộc yêu". Cảm giác sợ hãi, tội lỗi, xấu hổ hay căng thẳng có thể cản trở phái đẹp đạt được cảm giác thăng hoa trong khi "yêu". Từ đó khiến phụ nữ giảm ham muốn và có thể gây đau đớn khi thâm nhập.
Vấn đề về mối quan hệ
Nhiều người có thể cảm thấy lý do này rất lạ và khó thuyết phục. Tuy nhiên, mối quan hệ có thể ảnh hưởng tới sự kích thích ham muốn. Làm "chuyện ấy" với một người không quen biết hay ngoại tình có thể gây ra tác động tiêu cực khi "yêu".
Sử dụng một số loại thuốc
Một trong những tác dụng phụ của thuốc tránh thai là làm giảm ham muốn tình dục. Ngoài ra, nếu uống quá nhiều thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh cũng gây ảnh hưởng tới sự bôi trơn tự nhiên của âm đạo.
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau đớn khi thâm nhập. Đi tiểu liên tục và đau rát âm đạo khiến ham muốn giảm xuống. Do đó, nếu đang gặp tình trạng này, bạn cần tới gặp bác sĩ phụ khoa nay để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
Theo VTC
Thuê 'thầy sex' để lấy lại cảm hứng sau sinh Caroline mới bước qua tuổi 40 và đã kết hôn được 19 năm. Với mong muốn làm ấm lại 'chuyện ấy', cô quyết định thuê một chuyên gia hướng dẫn cách 'yêu'. Dưới đây là câu chuyện của Caroline - câu chuyện đầy cảm hứng và đáng để các cặp đôi phải suy nghĩ. Tôi và chồng tôi khá hợp trong 'chuyện ấy'....