Bệnh lậu có biểu hiện như thế nào?
Tôi có quan hệ với người mới quen, sau 3 ngày tôi có biểu hiện tiểu gắt tiểu buốt, đặc biệt là hơi ngứa, nhồn nhột rất khó chịu dọc vùng kín, sau đó có dịch màu vàng chảy ra, người mệt mỏi, muốn sốt. Hỏi tư vấn sức khỏe qua điện thoại, bác sĩ nghi tôi bị bệnh lậu.Vậy tôi hỏi bệnh lậu được hiểu như thế nào, biểu hiện ra sao và cách điều trị?
(Tiến Dương – An Giang)
Bệnh lậu được phát hiện vào năm 1300, lúc bấy giờ còn gọi là bệnh đáy nóng (Chaude Pisse) tức là bệnh lậu ngày nay, là 1 trong 5 bệnh hoa liễu, lây truyền qua đường tình dục, cấp tính hay mạn tính; bệnh do song cầu trùng gây nên, có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae.
Năm 1897 bệnh được BS Albert Ludwig Sigesmund Neisser tìm ra, đó là vi khuẩn có hình hạt cà phê xếp thành từng cặp nên còn gọi là song cầu, có chiều dài 1,6m, rộng 0,8m, trên kính hiển vi, vi khuẩn bắt màu gram âm.
Ảnh minh họa
Về biểu hiện, sau thời gian ủ bệnh trung bình 3 – 5 ngày, nhưng có thể kéo dài 2 – 3 tuần, thời gian nung bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng và thời gian càng dài bệnh nhẹ hơn, bệnh nhân thấy hơi ngứa, nhồn nhột ở đường tiểu, sau vài giờ thì tiết ra chất dịch trong, sau đó đục dần rồi thành mủ, màu vàng hơi trắng; tiếp theo đó, 2 mép miệng sáo đỏ, sưng nề, khi đi tiểu bệnh nhân có cảm giác tiểu nóng rát, tiểu gắt, tiểu buốt, đau như dao cắt, mủ chảy ngày càng nhiều, trường hợp nặng có thể tiểu ra máu. Toàn thân giai đoạn này bệnh nhân có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, đau mình mẩy.
Video đang HOT
Ở giai đoạn cấp tính nếu không được điều hoặc điều trị không hiệu quả, triệu chứng trên cũng giảm dần, nhưng vi khuẩn vẫn còn và chuyển sang giai đoạn mãn tính, vi khuẩn từ niệu đạo trước, xâm nhập sâu dần đến các tuyến và niệu đạo sau, để tiếp tục sinh sôi và phát triển, các triệu chứng trên sẽ mất dần chỉ còn lại là tiểu ra giọt đục buổi sáng và tăng lên khi lao động nặng, thức khuya, uống rượu bia…
Nếu không điều trị hoặc điều trị không hiệu quả bệnh có thể gây ra biến chứng viêm niệu đạo sau lậu, đây là biến chứng thường gặp và khó điều trị; viêm tuyến littré ở chung quanh ống tiểu khi bị viêm do lậu cầu có thể làm thành túi mủ, đưa đến viêm mãn tính và trở thành những khối cứng; viêm tuyến Cowper gây sưng và cảm giác nặng ở vùng hội âm; viêm tiền liệt tuyến có thể làm thành túi mủ gây tiểu khó, tiểu nhiều lần nhất là về đêm; viêm tinh hoàn gây sưng và đau, nếu bị cả 2 bên có thể dẫn tới vô sinh; viêm túi tinh, ống dẫn tinh, viêm teo hẹp đường tiểu…
Về điều trị, lậu cầu cứ 15 phút phân chia một lần do đó lan nhanh,vì vậy cần điều trị sớm, càng tốt, điều trị đúng thuốc – đủ liều, điều trị cả với người tiếp xúc sinh lý; chỉ được kết luận là khỏi bệnh khi cấy 2 lần liên tiếp âm tính hoặc không còn tiết dịch niệu đạo với nghiệm pháp kích thích; thuốc được ưu tiên hàng đầu hiện nay là dùng Spectinomycine với tên thương mại là Trobicin hay Kirin dùng 2g tiêm bắp 1 liều duy nhất.
Trường hợp bệnh mạn tính tiêm liên tiếp 2 ngày; nếu điều trị đúng thuốc, đủ liều thì triệu chứng tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần sẽ giảm nhanh sau 24 – 48 giờ, riêng tiểu ra mủ sẽ hết chậm hơn sau 48 – 72 giờ, các triệu chứng chung sẽ biến mất hoàn toàn sau 5 – 7 ngày.
BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG
Theo SK&ĐS
Biến chứng đáng ngại của bệnh lậu
Lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục, nên bất cứ ai có quan hệ tình dục với người mắc bệnh đều có thể bị bệnh lậu.
Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi. Nếu không được điều trị, bệnh lậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản.
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhea, song cầu trong tế bào. Lậu lây truyền do tiếp xúc với dương vật, âm đạo, miệng, hay hậu môn. Lậu có thể truyền từ mẹ sang con khi sinh đẻ. Một số ít trường hợp có thể mắc lậu do dùng chung chậu, khăn hoặc qua quần áo nhiễm lậu cầu khuẩn. Vi khuẩn lậu có thể sinh sôi nảy nở nhanh trong môi trường nóng và ẩm ướt của đường sinh sản như cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng và cả đường tiết niệu (niệu đạo). Vi khuẩn lậu cũng có thể phát triển ở miệng, họng, mắt và hậu môn.
Triệu chứng khi bị bệnh lậu
Ở nam: Thời kỳ ủ bệnh trung bình 3-5 ngày, có thể sớm nhất 1 ngày, chậm nhất là 2 tuần. Thời gian này không có triệu chứng gì nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác. Triệu chứng sớm nhất là cảm giác khó chịu dọc niệu đạo kèm đái buốt, đái dắt, ứa mủ, đái ra mủ, toàn thân có thể sốt, mệt mỏi, đôi khi thấy đau hay sưng ở tinh hoàn.
Ở nữ: Lỗ niệu đạo sưng đỏ, chảy mủ, ngứa âm đạo, tiểu nhiều lần, tiểu cấp, tiểu buốt, cổ tử cung sưng đỏ... rất dễ bị viêm vùng chậu và các loại bệnh như: viêm ống dẫn trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ... Bệnh lậu nếu không được phát hiện và điều trị sớm, rất dễ chuyển thành bệnh mạn tính và biến chứng, ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe vĩnh viễn và nghiêm trọng cho cả nam và nữ.
Hình ảnh vi khuẩn và biểu hiện bệnh lậu.
Bệnh lậu có nguy hiểm?
Bệnh lậu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, bao gồm các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Với phụ nữ: Bệnh lậu là một nguyên nhân thường gặp gây viêm tiểu khung, có thể dẫn đến sự tạo thành túi mủ trong ổ bụng và gây đau kéo dài, mạn tính ở vùng tiểu khung. Viêm tiểu khung có thể làm cho tiến triển mạn tính gây xơ hóa hẹp vòi trứng, dẫn đến vô sinh hoặc tăng nguy cơ bị chửa ngoài tử cung. Chị em cũng cần lưu ý rằng mắc lậu mạn tính rất dễ gây vô sinh do lây nhiễm gây viêm cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng...
Phụ nữ có thai bị bệnh lậu có nguy cơ cao bị sẩy thai, nhiễm trùng ối hoặc chuyển dạ sớm. Trong quá trình chuyển dạ, nếu mẹ mắc bệnh lậu có thể truyền vi khuẩn gây bệnh sang cho bé. Bệnh lậu sẽ ảnh hưởng đến mắt của trẻ sơ sinh, nếu không được điều trị, bé có thể bị mù. Ngoài ra, bệnh lậu từ mẹ có thể gây một số bệnh cho bé như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng khớp gối và chứng viêm màng não.
Với nam giới: Viêm tuyến tiền liệt là ảnh hưởng đầu tiên của bệnh lậu. Chít hẹp niệu đạo: tiểu buốt, tiểu dắt là biểu hiện của bệnh viêm niệu đạo, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến chít hẹp ở niệu đạo ở nam giới, một số người có thể bị hẹp ống dẫn tinh, thậm chí tắc nghẽn, từ đó dẫn đến vô sinh. Mắc các bệnh viêm nhiễm khác như: viêm tinh hoàn (bụng dưới có cảm giác đau, sờ vào thấy mào tinh hoàn sưng to, có cảm giác đau dữ dội), viêm quy đầu, viêm bao quy đầu... hoặc các viêm nhiễm khác ở cơ quan sinh dục. Bệnh lậu có thể gây viêm tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh... có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng vô sinh ở nam giới.
Với cả hai giới, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lậu cũng có thể lan vào máu và gây nhiễm trùng cơ hội toàn thân. Nhiễm khuẩn lậu có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Vi khuẩn có thể xâm nhập máu. Tình trạng viêm khớp, viêm da và các cơ quan khác có thể xảy ra nếu bị lậu nhưng không được điều trị. Bệnh lậu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ mắc hoặc lây truyền HIV.
Lưu ý: Để phòng ngừa các biến chứng do bệnh lậu gây ra, người bệnh cần phải phát hiện được bệnh sớm để từ đó có biện pháp chữa trị thích hợp, kịp thời. Không nên ngại ngùng hay giấu giếm bệnh mà tự ý mua thuốc về chữa trị, sẽ làm cho bệnh lậu thêm nặng hơn. Khi có những biểu hiện nghi ngờ là mắc bệnh lậu, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.
BS. Tâm Anh
Theo SK&ĐS
Bệnh lậu mạn tính có nguy hiểm? Tôi mắc bệnh lậu nhưng vì ngại nên tôi tự mua thuốc điều trị, song không khỏi, đi khám bác sĩ chẩn đoán mắc lậu mạn tính. Vậy xin hỏi bệnh lậu mạn tính có biểu hiện thế nào và nguy hiểm không? (Xin giấu tên) Bệnh lậu do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrheae gây ra. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi đang...