Bệnh lao và những điều cần biết
Hậu quả của quá trình này không chỉ làm lây lan bệnh mà còn làm cho người bệnh bị thêm chứng dị ứng thuốc. Giáo sư Galina Sokolova sẽ có những lý giải quan trọng về dạng bệnh lao mới này và cách phòng tránh.
Bệnh lao có thể phát sinh do hậu quả của chứng hen xuyễn và viêm phổi không?
Các dạng bệnh này đều có tác nhân kích thích riêng mà không có gì chung với bệnh lao cả. Song vấn đề là ở chỗ bệnh lao ngày nay thường có xu hướng phát sinh dưới dạng viêm phổi. Tốt nhất bệnh nhân được bác sỹ có kinh nghiệm thăm khám. Sau khi điều trị viêm phổi trong 10 ngày mà không khỏi thì nên tìm đến các chuyên gia về lao.
Trong gia đình có người mắc bệnh lao thì bệnh có di truyền cho con cái không?
Bản thân bệnh lao thì không di truyền, thế nhưng ở một số người có loại gen nhạy cảm với bệnh lao thì có thể di truyền. Nếu như cha hoặc mẹ có các gen này thì chắc chắn sẽ truyền bệnh cho đứa con của họ. Họ có thể đến Viện di truyền học để làm xét nghiệm bộ gen của hai vợ chồng để biết có ai trong số đó có gen nhạy cảm với bệnh lao hay không.
Nếu phát hiện thấy những gen này thì phải có sự theo dõi đặc biệt đến sức khỏe của trẻ để có biện pháp bảo vệ tránh bị lây nhiễm, bắt buộc phải tiêm phòng lao đầy đủ và làm xét nghiệm lao hàng năm và bắt đầu từ 14 tuổi trẻ nên thường xuyên được chụp huỳnh quang để phát hiện bệnh.
Video đang HOT
Sau khi bị nhiễm lao, người bệnh có được miễn dịch không?
Sau khi nhiễm bệnh lao thì ở người bệnh có sinh ra chất miễn dịch đôi khi là đến suốt đời nhưng có điều nó không làm tổn hại đến loại bệnh nguy hiểm khác. Có nhiều trường hợp mắc bệnh lao đi kèm với bệnh tiểu đường, nghiện rượu, ma túy thì sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch. Sự miễn dịch không có tác dụng đối với các dạng khác của bệnh lao.
Ngoài những bệnh do nhiễm các loại vi khuẩn thông thường thì vẫn có cả nguy cơ nhiễm lao gia cầm. Nguồn gốc của bệnh này là từ các loại lông vũ. Bệnh có thể lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với gia cầm cũng như thịt gia cầm. Nếu xử lý nhiệt tốt thì những tác nhân gây bệnh sẽ bị tiêu diệt.
Bị bệnh phổi đã lành, có nguy cơ cao tái mắc bệnh lao không?
Những trường hợp tương tự như vậy không hiếm gặp. Có dạng đã nhiễm bệnh lao khi mà quá trình viêm phổi đã được hạn chế hoặc đã khỏi. Điều đó đã kìm hãm các độc tố tiết ra bởi những vi khuẩn lao. Những vi khuẩn này không ngấm vào cơ thể và người ta không có một cảm giác khó chịu nào, vì thế không chỉ là bệnh lao mà ngay cả những bệnh giống như lao cũng khó chẩn đoán được. Khả năng tái mắc bệnh ở những bệnh nhân này không cao hơn mà có thể thấp hơn ở những người khác.
Bị bệnh lao thì phải tránh lây bệnh cho những người khác thế nào?
Trước hết trong nhà cần phải thực hiện biện pháp khử trùng với các biện pháp hỗ trợ của Viện vệ sinh dịch tễ. Nếu người bệnh sinh hoạt ở nhà thì phải dùng khăn rửa mặt, xà phòng, bàn chải đánh răng riêng và những đồ dùng này luôn phải để riêng. Cũng cần có bộ đồ ăn, uống riêng cho người bệnh và phải được tráng nước sôi ngay sau khi ăn, sau đó mới đem rửa. Thường xuyên kiểm tra các phòng ở và theo dõi sức khỏe của người nhà sống cùng bệnh nhân. Những người từ 14 tuổi trở lên hàng năm nên đi kiểm tra xét nghiệm phản ứng lao.
Những loại thực phẩm nào có ích nhất đối với bệnh nhân lao?
Việc điều trị bệnh lao thành công phụ thuộc không ít vào tình trạng miễn dịch. Một trong những cách hỗ trợ miễn dịch là chế độ dinh dưỡng giàu đạm. Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần có pho mát, sữa, trứng, các sản phẩm sữa. Tất nhiên, cần có thịt, cá nhưng không phải là đồ chiên rán, thịt gà nên bóc da có dính mỡ. Những loại thịt động vật có chất béo nên loại bỏ vì khó tiêu hóa.
Không nhất thiết phải chọn những loại quả đắt tiền nhất, hoàn toàn có thể dùng bắp cải, củ cải, cà rốt, các loại rau màu xanh, táo. Nước trái cây, nước quả việt quất cũng rất có ích. Buổi sáng khi đói nên ăn một thìa mật ong và uống nửa lít nước, điều đó giúp cho cơ thể loại bỏ các độc tố được tích tụ qua đêm. Khi bị bệnh lao tất cả bệnh nhân nên dùng các vitamin tổng hợp với nước khoáng. Hỗn hợp quả mơ khô thái nhỏ và nho khô với mật ong sẽ bù đắp tình trạng thiếu hụt kali và các khoáng chất khác.
Bệnh lao có thể truyền qua sữa bò có đúng không?
Vi khuẩn lao có thể có trong sữa và trong thịt động vật bị nhiễm bệnh. Những loại thực phẩm này nên mua ở cửa hàng có nguồn gốc xuất xứ và đã qua kiểm dịch. Song dù sao sữa đóng chai cũng nên được đun sôi nguyên cả chai, còn thịt thì nên luộc hoặc rán cho chín hẳn. Không nên ăn gỏi thịt vì có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Theo SKDS
Đang dùng thuốc chữa lao có được uống rượu bổ?
Tôi đã điều trị lao tại bệnh viện và hiện vẫn đang dùng thuốc theo phác đồ điều trị ngoại trú. Con rể tôi biếu một chai rượu bổ ngâm thuốc Đông y, nghe nói quý, hiếm và có tác dụng tăng sức. Đề nghị quý báo cho biết tôi đang chữa lao có uống được rượu bổ?
Ông đang dùng thuốc điều trị lao, dù ngoại trú cũng không nên uống rượu bởi chúng tăng hại cho gan. Rượu tấn công ngay vào trung tâm khử độc này. Rượu sau khi uống chỉ có 5% được thải trừ nguyên dạng trong nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, hơi thở và sữa. Còn đến 90-95% rượu được chuyển hóa tại gan qua nhiều giai đoạn để chuyển ethanol thành acetaldehyd (một chất rất độc), rồi sau đó chuyển thành carbonic (CO2) và nước để loại ra khỏi cơ thể.
Với thuốc, hầu hết các thuốc vào cơ thể đều phải qua gan khử độc, đặc biệt là thuốc trị lao thường có độc tính cao. Rượu ức chế chuyển hóa thuốc qua gan làm tăng độc tính của thuốc chống lao. Như isoniazid (biệt dược là rimifon, INH, fimazid...) và các dẫn chất của nó. Isoniazid độc với gan đặc biệt là 3 tháng đầu điều trị, nhất là phải phối hợp với rifampicin (một thuốc chữa lao thường được dùng phối hợp). Độc của isoniazid là hủy hoại tế bào gan, còn rifampicin thì với tác dụng là một men cảm ứng làm tăng độc tính của isoniazid. Biểu hiện sớm nhất của tình trạng viêm gan do thuốc điều trị lao là người mệt mỏi rã rời, bải hoải chân tay, chán ăn, lợm giọng, buồn nôn...
Do vậy, bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị lao mà lại vẫn uống rượu (dù là rượu bổ) thì chẳng khác nào giúp chúng "hợp đồng tác chiến" tăng thêm sức mạnh tấn công vào gan, hủy hoại tế bào gan. Đó còn chưa tính đến việc dùng phối hợp các thuốc Tây y với các thuốc bổ Đông y, người ta chưa thật sự hiểu rõ tính chất dược lý của thuốc Nam, thuốc Bắc (các thuốc ngâm bào chế rượu bổ) ra sao, tương tác có hại làm giảm hiệu quả điều trị lao như thế nào.
Qua những dẫn liệu nói trên, trong khi đang điều trị lao ông không nên uống rượu, cho dù rượu đó được coi là quý, hiếm và rất bổ. Bệnh lao nếu dùng thuốc đúng phác đồ điều trị, đúng thời gian quy định có thể khỏi hẳn bệnh.
Theo Sức khỏe đời sống
Chống lao: "Lao đao" vì thiếu nghiêm trọng bác sĩ "Cứ 10 người dân Việt Nam thì có 4 người nhiễm lao" nhưng vẫn còn nhiều người nhiễm chưa được phát hiện trong cộng đồng. Bệnh lao đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người dân, tuy nhiên số lượng bác sĩ và cán bộ phòng chống lao đang thiếu hụt nghiêm trọng. Trên 40% dân số đã nhiễm lao, Việt...