Bệnh lao và bệnh do virus SARS-CoV-2 khác nhau ra sao?
Bệnh lao phổi và COVID-19 có điểm giống nhau là đều lây lan theo đường hô hấp qua tiếp xúc gần với người mang mầm bệnh. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt.
Mới đây, trên mạng xã hội Lotus.vn xuất hiện bài viết phân tích về sự khác nhau giữa bệnh lao và bệnh do Covid-19 gây ra của BS Trần Đình Thanh. Chúng tôi xin đăng tải bài viết này để độc giả tiện theo dõi và cập nhật thông tin đầy đủ hơn về Covid-19, từ đó có thể chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn.
Bệnh viêm hô hấp cấp do virus corona chủng mới đang thu hút sự quan tâm của nhân loại vì tốc độ lây nhiễm và tỷ lệ tử vong cao. Trong khi đó, còn một căn bệnh khác cũng rất đáng quan tâm: bệnh lao. Vậy cách phân biệt hai loại bệnh này ra sao?
Sự khác biệt lây nhiễm bệnh lao và Covid-19
Thế giới đang đương đầu với đại dịch Covid-19, khiến tất cả chúng ta đều cảm thấy bỡ ngỡ và hoang mang. Vì Covid-19 là một dịch bệnh lạ và số người nhiễm cũng như tử vong gia tăng chóng mặt ở cả những nước tiên tiến như Mỹ, Pháp, Anh…
Ngành Y tế Thế giới đang phải đối mặt một cách căng thẳng với dịch bệnh này nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ sót lại các căn bệnh đã và đang nguy hiểm. Để làm được điều này, các bệnh viện đã có những chương trình, kế hoạch theo dõi cụ thể để quản lý tốt.
Ngày 4 tháng 4 năm 2020 , Tổ chức Y tế đã hướng dẫn chương trình cụ thể và tiếp tục cập nhập Covid 19 hàng ngày về Chương trình chống lao toàn cầu với Covid-19.
WHO khẳng định điều quan trọng là phải đảm bảo các dịch vụ và hoạt động thiết yếu để xử lý các vấn đề trong khám sức khỏe phát hiện lao mới và điều trị lao cho những người bệnh. Đồng thời, kết hợp công tác ngăn chặn phòng lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang tư vấn cho các quốc gia thành viên dẫn đầu ứng phó với đại dịch COVID-19. Việt Nam đã có “Chương trình chống lao quốc gia” rộng khắp toàn quốc, người bệnh sau khi chẩn đoán lao được lãnh thuốc tại y tế phường xã hay tổ lao quận huyện nơi mình cư trú.
Cũng như tất cả mọi người, người bệnh lao phải tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam cũng như của các nước trong bối cảnh đại dịch Covid-19, giảm thiểu lây lan dịch là điều quan trọng nhất, với 3 phương thức luôn đi kèm như kiềng ba chân :
Giãn cách xã hội – Mang khẩu trang – Rửa tay thường xuyên
- Mang khẩu trang đúng cách khi ra khỏi nhà hiện đã được khuyến cáo rộng khắp trên toàn thế giới.
Video đang HOT
- Rửa tay thường xuyên cũng được áp dụng rộng khắp khi tiếp xúc xã hội và khi làm việc.
- Giãn cách xã hội là một mấu chốt quan trọng mà chúng ta đang áp dụng trong những ngày qua. Chúng ta cần tuân thủ chặt chẽ những điều như: Không tụ tập nơi đông người. Ở nhà tuyệt đối, chỉ ra đường khi cần thiết và giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác tối thiểu là 2 mét.
Bệnh lao phổi và COVID-19 có điểm giống nhau là đều lây lan theo đường hô hấp qua tiếp xúc gần với người mang mầm bệnh. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt như sau:
- Trực khuẩn lao vẫn lơ lửng trong không khí dưới dạng các hạt bụi nhỏ giọt bắn trong vài giờ sau khi bệnh nhân lao phổi ho, hắt hơi, la hét… và những người hít phải chúng có thể bị nhiễm bệnh.
- Kích thước của các hạt bụi nhỏ giọt bắn này là một yếu tố chính quyết định sự lây nhiễm bệnh. Nồng độ của vi khuẩn lao lơ lửng trong không khí giảm khi có sự thông gió và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp.
- Covid-19 lây truyền chủ yếu qua việc hít trực tiếp các giọt bị bắn xuất phát từ người bị Covid-19. Các giọt bắn này có thể do ho, hắt hơi, thở ra và nó có thể rơi xuống bề mặt của các đồ vật, sàn nhà và khi tiếp xúc có thể bị nhiễm Covid-19 qua động tác chạm vào chúng và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
Do đó, ngoài các biện pháp phòng ngừa hô hấp, rửa tay rất quan trọng trong việc kiểm soát Covid-19.
Mặt khác, các phương tiện tại bệnh viện tạo ra khí dung có khả năng gây nhiễm cả hai bệnh. Do vậy chỉ nên tiến hành các biện pháp khí dung trong môi trường được bảo vệ đã khuyến cáo.
Có phải những người bị bệnh lao có nguy cơ bị nhiễm Covid 19, mắc bệnh nặng và tử vong không?
Kinh nghiệm về nhiễm Covid-19 ở bệnh nhân lao hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Nhưng theo một vài nghiên cứu cho rằng, những người mắc cả bệnh lao và Covid-19 có một kết quả điều trị kém, đặc biệt là nếu việc điều trị lao bị gián đoạn thì tiên lượng sẽ xấu hơn.
Bệnh nhân lao nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo của các cơ quan Y tế để được bảo vệ khỏi nhiễm Covid-19 và tiếp tục điều trị lao theo quy định.
Người bị nhiễm Covid-19 và người lao phổi có các triệu chứng tương tự như ho, sốt và khó thở.
Cả hai bệnh tấn công chủ yếu vào phổi và mặc dù cả hai bệnh đều lây nhiễm chủ yếu qua tiếp xúc gần nhưng thời gian ủ bệnh từ khi phơi nhiễm lao tới khi biểu hiện bệnh lao kéo dài hơn, thường khởi phát chậm. Trong khi đó, thời gian ủ bệnh của Covid-19 trung bình 2 tuần và triệu chứng ồ ạt hơn.
Các cơ quan y tế nên làm gì để cung cấp ổn định các dịch vụ chẩn đoán và điều trị lao trong giai đoạn đại dịch Covid-19? Những dịch vụ nào có thể được tận dụng trên cả hai bệnh?
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, tất cả các biện pháp chẩn đoán và điều trị lao nên được thực hiện đảm bảo tính liên tục việc điều trị dự phòng và điều trị bệnh lao. (Chương trình chống lao của Việt Nam hiện đang thực hiện rất tốt luôn bảo đảm tính ổn định và rộng khắp)
Các biện pháp phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân tập trung vào người dân phải được đảm bảo song song với tình hình dịch Covid-19.
Về phòng ngừa: Các biện pháp phòng ngừa dựa theo khuyến cáo của các tổ chức Y tế như 3 hình thức đã nêu trên.
Về chẩn đoán: Chính xác là điều cần thiết cho cả lao và Covid-19. Xét nghiệm chẩn đoán hai bệnh là khác nhau và cả hai nên được thực hiện cho những người có các triệu chứng hô hấp tùy tình hình của mỗi quốc gia.
Theo WHO và các Tổ chức Y tế quốc tế về cơ chế các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán và giám sát lao phổi cũng như Covid 19.
Về điều trị và chăm sóc: Chăm sóc điều trị bệnh nhân lao chủ yếu là ngoại trú tại nhà, trừ khi bệnh nghiêm trọng cần phải nhập viện, để giảm lây nhiễm và đây là hình thức “giãn cách xã hội” trong chống lây nhiễm Covid 19.
Điều trị lao phải được đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc cho tất cả bệnh nhân lao, kể cả những người trong vùng dịch Covid-19 và những người mắc bệnh Covid-19.
Phần này thì chương trình chống lao của Việt Nam đang thực hiện tốt vì đã phân cấp xuống phường xã. Còn các bệnh nhân đang điều trị tại phòng mạch tư, chúng ta cũng có thể yên tâm các bác sĩ có đủ thuốc. Để “giãn cách” tránh lây lan các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trực tiếp về việc lấy đơn thuốc theo diễn biến tình hình bệnh.
Sử dụng các công nghệ y tế kỹ thuật số theo dõi người bệnh.
Bác sĩ hô hấp ở tất cả các cấp, chuyên gia về lao và nhân viên Y tế ở cấp độ chăm sóc sức khỏe ban đầu tự làm quen với các khuyến nghị mới nhất của WHO hay Bộ Y tế về điều trị hỗ trợ và ngăn chặn Covid-19 và có thể tham khảo chăm sóc cho bệnh nhân ngay cả khi có biến chứng phổi do Covid-19 gây ra.
Theo BS Trần Đình Thanh (Thầy thuốc ưu tú, chuyên khoa 2 trương khoa Ung bươu Bệnh viện Hoan My Sai Gon)
Chuyên gia lưu ý "5 an toàn" phòng Covid-19 khi nới lỏng giãn cách xã hội
Ngày 23/4, cả nước cơ bản dừng cách ly xã hội trừ một số vùng có nguy cơ cao. Để phòng bệnh Covid-19, người dân vẫn cần đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc gần, không tụ tập đông người...
Theo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, từ ngày 23/4, 28 tỉnh thành thuộc nhóm "nguy cơ cao" và "có nguy cơ" bùng phát dịch Covid-19 như danh sách đưa ra ngày 15/4 sẽ dừng thực hiện cách ly xã hội như quy định của Chỉ thị 16, trừ một số huyện của Hà Nội, Hà Giang và Bắc Ninh.
Như vậy trên cả nước cơ bản dừng cách ly xã hội. PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng nới lỏng giãn cách xã hội nhưng người dân không được chủ quan. Dịch Covid-19 còn kéo dài.
Trong bối cảnh đó, PGS Phu lưu ý áp dụng "5 an toàn":
Thứ nhất, tất cả người dân phải đeo khẩu trang. Đeo khẩu trang vô cùng quan trọng trong việc phòng chống những bệnh lây qua đường hô hấp trong đó có Covid-19.
Thứ 2, tránh tiếp xúc, giao tiếp gần dưới 2m.
Thứ 3, không nên tụ tập đông người, sẽ có một số loại hình vẫn chưa được thực hiện như karaoke, massage, một số loại hình vui chơi giải trí khó có khả năng kiểm soát sự lây lan dịch bệnh.
Thứ 4 là hạn chế đi ra khỏi nhà nếu như không cần thiết, đặc biệt lưu ý tới đối tượng người cao tuổi, người có bệnh mạn tính- đối tượng có bệnh nền.
Thứ 5 là khai báo y tế. Đây là vấn đề rất quan trọng. Nếu có triệu chứng như sốt, ho, khó thở- triệu chứng điển hình của bệnh có thể là Covid-19, nếu không phát hiện do nguyên nhân khác, kể cả mệt mỏi thì cũng phải khai báo cho cơ sở y tế, để được tư vấn, cần thiết làm xét nghiệm chẩn đoán.
Theo PGS Phu, đây là những nguyên tắc chung của việc phòng bệnh. Ngoài ra, người dân phải lưu ý vấn đề khử khuẩn, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Đây là việc hết sức cần thiết.
Đảm bảo an toàn khi học sinh đi học trở lại
Sau một thời gian dài nghỉ học, sắp tới học sinh sẽ đi học trở lại. Vì thế, điều quan trọng là phải đảm bảo trường học an toàn để phụ huynh yên tâm.
Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã chỉ đạo Bộ Y tế cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng những quy định làm thế nào để trường học an toàn. Bộ Giáo dục sẽ có hướng dẫn chi tiết cụ thể cho các trường áp dụng. Trong đó quy định trường học phải làm gì, giáo viên, học sinh làm gì và cha mẹ cũng phải làm cái gì để đảm bảo trường học an toàn.
PGS Phu cho biết, nguyên tắc bắt buộc là học sinh phải đeo khẩu trang, ngồi giãn cách, vệ sinh khử khuẩn hằng ngày bàn ghế. Có cháu nào bị sốt, triệu chứng bệnh (thông qua đo nhiệt độ tại trường và khai báo của gia đình) thì đều báo cáo y tế, cho học sinh nghỉ học.
"Lưu ý việc khử khuẩn vệ sinh là vô cùng cần thiết với trường học, rửa tay, lau chùi bàn ghế. Tôi cũng khuyến cáo các bà mẹ nên mua cho con em mình một lọ dung dịch rửa tay sát khuẩn, nhà trường phải bố trí điểm rửa tay với xà phòng, dung dịch rửa tay sát khuẩn hướng dẫn cho các em", PGS Phu nhấn mạnh.
Nam Phương
'Siêu phẩm' mũ chống giọt bắn có ngăn được COVID-19? Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, cùng với khẩu trang và nước rửa tay sát khuẩn, mũ chống giọt bắn đang là mặt hàng bán 'đắt như tôm tươi'. Thế nhưng tác dụng thực sự của mũ chắn giọt bắn có được như mong đợi là 'ngăn' được COVID-19? Ảnh minh họa: Internet Mũ chống giọt bắn không hề "thần...