Bệnh lao lan rộng vì những rào cản
Tuy điều trị sắp khỏi bệnh lao nhưng do nhân viên y tế không tư vấn đầy đủ phác đồ điều trị nên chị Triệu Thị Hiên, ngụ Ba Vì, Hà Nội ngừng thuốc. Hiện tại bệnh của chị Hiên tái phát, sức khỏe suy kiệt.
“Bỗng dưng” nhiễm lao
Đó là trường hợp của bệnh nhân Trần Thị Hồng Yến, 19 tuổi ngụ tại xã Chu Minh, Ba Vì Hà Nội. Theo lời kể của gia đình, ban đầu em có triệu chứng ho, khạc và sốt kéo dài, uống thuốc không đỡ, Hồng đến Trạm y tế xã khám, cán bộ y tế nghi ngờ em bị nhiễm lao.
Lập tức, Hồng được chuyển lên Trung tâm y tế huyện Ba Vì làm xét nghiệm và chẩn đoán. Sau khi nhận được kết quả Hồng Yến và gia đình ngã ngửa không hiểu sao em bị nhiễm lao trong khi cả gia đình chưa từng có ai bị mắc. Tuy vậy, Hồng nghĩ bệnh này có thể chữa khỏi nên em tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị, uống thuốc đều đặn suốt 8 tháng. Đến nay sức khỏe của Hồng đã ổn định.
Tương tự như Hồng, chị Hiên, người cùng địa phương với Hồng Yến cũng giật mình không hiểu tại sao mình bị nhiễm lao vì trước đó chị rất khỏe mạnh ngoài các triệu chứng ho, sốt kéo dài vài ngày trước đó.
Cán bộ y tế xã Chu Minh, Ba Vì, Hà Nội tư vấn sức khỏe cho bệnh nhân. (Ảnh: Thu Trịnh)
Ngược lại với Hồng Yến, chị Hiên không kiên trì, không tuân thủ phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, y tá nên bệnh tình ngày càng nặng hơn.
Chị Trần Thị Ninh, cán bộ y tế xã Chu Minh, Ba Vì, Hà Nội cho biết: “Sau khi phát hiện bệnh, Hiên điều trị được 5 tháng thấy bệnh thuyên giảm nên ngưng thuốc. Hơn nữa Hiên rất chủ quan với sức khỏe, cô còn lấy chồng trong khi chưa khỏi bệnh. Hiên lấy chồng xã khác nên cán bộ y tế ở đây không thể quản lý được bệnh nhân”.
Video đang HOT
Tình cờ chúng tôi gặp mẹ chị Hiên tại Trạm y tế xã, bà ân hận: “Càng ngày sức khỏe của nó càng suy kiệt, người gầy yếu, chỉ còn da bọc xương. Nếu tôi kiên quyết bắt nó điều trị dứt điểm thì không đến nỗi này”.
Rào cản về phòng và chống
PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ, Giám đốc BV Phổi Trung ương cho biết: “Bệnh lao có nguy cơ lây lan cho mọi đối tượng trong đó trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, cho con bú, người bị HIV là những người dễ nhất”. Khi người nhiễm ho, hắt hơi, cười, khạc nhổ….vi khuẩn sẽ đi vào không khí và người khác dễ dàng bị lây nhiễm.
Tuy nhiên, số người mắc bệnh lao không điều trị do tâm lý e ngại dẫn đến hệ quả, bệnh lao dễ chữa cũng trở thành khó chữa. Bên cạnh đó còn nhiều bệnh nhân lao bỏ trị, thậm chí là người mắc lao đa kháng thuốc cũng từ chối điều trị dù thuốc được cung cấp miễn phí. Đây chính là khó khăn lớn trong công tác phòng chống lao.
PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ còn cho biết thêm: “Thủ tục bảo hiểm y tế chính là rào cản đối với người bệnh. Người bệnh mua thẻ bảo hiểm y tế nhưng không được đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tại các bệnh viện chuyên khoa nên họ chán nản và cứ thế dịch bệnh ngày càng lan rộng”.
Cùng quan điểm với PGS Sỹ, ông Đinh Văn Tần, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng huyện Ba Vì, Hà Nội cũng khẳng định: “Trên thực tế có rất nhiều bệnh nhân lao tìm đến dịch vụ khám ban đầu ở cơ sở y tế tư nhân và các bệnh viện ngoài hệ thống phòng chống lao, trong khi nhiều trường hợp, người mắc bệnh lại tự chữa bằng thuốc trôi nổi ngoài thị trường nên rất khó kiểm soát và bệnh sẽ tiếp tục lây lan”.
Thu Trịnh
Theo Khampha
Bệnh lao và những điều cần biết
Hậu quả của quá trình này không chỉ làm lây lan bệnh mà còn làm cho người bệnh bị thêm chứng dị ứng thuốc. Giáo sư Galina Sokolova sẽ có những lý giải quan trọng về dạng bệnh lao mới này và cách phòng tránh.
Bệnh lao có thể phát sinh do hậu quả của chứng hen xuyễn và viêm phổi không?
Các dạng bệnh này đều có tác nhân kích thích riêng mà không có gì chung với bệnh lao cả. Song vấn đề là ở chỗ bệnh lao ngày nay thường có xu hướng phát sinh dưới dạng viêm phổi. Tốt nhất bệnh nhân được bác sỹ có kinh nghiệm thăm khám. Sau khi điều trị viêm phổi trong 10 ngày mà không khỏi thì nên tìm đến các chuyên gia về lao.
Trong gia đình có người mắc bệnh lao thì bệnh có di truyền cho con cái không?
Bản thân bệnh lao thì không di truyền, thế nhưng ở một số người có loại gen nhạy cảm với bệnh lao thì có thể di truyền. Nếu như cha hoặc mẹ có các gen này thì chắc chắn sẽ truyền bệnh cho đứa con của họ. Họ có thể đến Viện di truyền học để làm xét nghiệm bộ gen của hai vợ chồng để biết có ai trong số đó có gen nhạy cảm với bệnh lao hay không.
Nếu phát hiện thấy những gen này thì phải có sự theo dõi đặc biệt đến sức khỏe của trẻ để có biện pháp bảo vệ tránh bị lây nhiễm, bắt buộc phải tiêm phòng lao đầy đủ và làm xét nghiệm lao hàng năm và bắt đầu từ 14 tuổi trẻ nên thường xuyên được chụp huỳnh quang để phát hiện bệnh.
Sau khi bị nhiễm lao, người bệnh có được miễn dịch không?
Sau khi nhiễm bệnh lao thì ở người bệnh có sinh ra chất miễn dịch đôi khi là đến suốt đời nhưng có điều nó không làm tổn hại đến loại bệnh nguy hiểm khác. Có nhiều trường hợp mắc bệnh lao đi kèm với bệnh tiểu đường, nghiện rượu, ma túy thì sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch. Sự miễn dịch không có tác dụng đối với các dạng khác của bệnh lao.
Ngoài những bệnh do nhiễm các loại vi khuẩn thông thường thì vẫn có cả nguy cơ nhiễm lao gia cầm. Nguồn gốc của bệnh này là từ các loại lông vũ. Bệnh có thể lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với gia cầm cũng như thịt gia cầm. Nếu xử lý nhiệt tốt thì những tác nhân gây bệnh sẽ bị tiêu diệt.
Bị bệnh phổi đã lành, có nguy cơ cao tái mắc bệnh lao không?
Những trường hợp tương tự như vậy không hiếm gặp. Có dạng đã nhiễm bệnh lao khi mà quá trình viêm phổi đã được hạn chế hoặc đã khỏi. Điều đó đã kìm hãm các độc tố tiết ra bởi những vi khuẩn lao. Những vi khuẩn này không ngấm vào cơ thể và người ta không có một cảm giác khó chịu nào, vì thế không chỉ là bệnh lao mà ngay cả những bệnh giống như lao cũng khó chẩn đoán được. Khả năng tái mắc bệnh ở những bệnh nhân này không cao hơn mà có thể thấp hơn ở những người khác.
Bị bệnh lao thì phải tránh lây bệnh cho những người khác thế nào?
Trước hết trong nhà cần phải thực hiện biện pháp khử trùng với các biện pháp hỗ trợ của Viện vệ sinh dịch tễ. Nếu người bệnh sinh hoạt ở nhà thì phải dùng khăn rửa mặt, xà phòng, bàn chải đánh răng riêng và những đồ dùng này luôn phải để riêng. Cũng cần có bộ đồ ăn, uống riêng cho người bệnh và phải được tráng nước sôi ngay sau khi ăn, sau đó mới đem rửa. Thường xuyên kiểm tra các phòng ở và theo dõi sức khỏe của người nhà sống cùng bệnh nhân. Những người từ 14 tuổi trở lên hàng năm nên đi kiểm tra xét nghiệm phản ứng lao.
Những loại thực phẩm nào có ích nhất đối với bệnh nhân lao?
Việc điều trị bệnh lao thành công phụ thuộc không ít vào tình trạng miễn dịch. Một trong những cách hỗ trợ miễn dịch là chế độ dinh dưỡng giàu đạm. Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần có pho mát, sữa, trứng, các sản phẩm sữa. Tất nhiên, cần có thịt, cá nhưng không phải là đồ chiên rán, thịt gà nên bóc da có dính mỡ. Những loại thịt động vật có chất béo nên loại bỏ vì khó tiêu hóa.
Không nhất thiết phải chọn những loại quả đắt tiền nhất, hoàn toàn có thể dùng bắp cải, củ cải, cà rốt, các loại rau màu xanh, táo. Nước trái cây, nước quả việt quất cũng rất có ích. Buổi sáng khi đói nên ăn một thìa mật ong và uống nửa lít nước, điều đó giúp cho cơ thể loại bỏ các độc tố được tích tụ qua đêm. Khi bị bệnh lao tất cả bệnh nhân nên dùng các vitamin tổng hợp với nước khoáng. Hỗn hợp quả mơ khô thái nhỏ và nho khô với mật ong sẽ bù đắp tình trạng thiếu hụt kali và các khoáng chất khác.
Bệnh lao có thể truyền qua sữa bò có đúng không?
Vi khuẩn lao có thể có trong sữa và trong thịt động vật bị nhiễm bệnh. Những loại thực phẩm này nên mua ở cửa hàng có nguồn gốc xuất xứ và đã qua kiểm dịch. Song dù sao sữa đóng chai cũng nên được đun sôi nguyên cả chai, còn thịt thì nên luộc hoặc rán cho chín hẳn. Không nên ăn gỏi thịt vì có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Theo SKDS
Chống lao: "Lao đao" vì thiếu nghiêm trọng bác sĩ "Cứ 10 người dân Việt Nam thì có 4 người nhiễm lao" nhưng vẫn còn nhiều người nhiễm chưa được phát hiện trong cộng đồng. Bệnh lao đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người dân, tuy nhiên số lượng bác sĩ và cán bộ phòng chống lao đang thiếu hụt nghiêm trọng. Trên 40% dân số đã nhiễm lao, Việt...