Bệnh lạ: Ung thư tuyến… mồ hôi
Gần đây, nhiều người hoang mang khi nghe nói đến một căn bệnh lạ: ung thư tuyến mồ hôi.
Đây là một bệnh hiếm, đến mức còn gây ngạc nhiên cho giới chuyên ngành ung thư, nhưng vẫn phải đề phòng.
Tỷ lệ bệnh ở nam giới cao hơn
(Ảnh minh họa)
Ung thư tuyến mồ hôi được bác sĩ Hoa Kỳ Joseph Leonard Goldstein và các cộng sự mô tả lần đầu vào năm 1982. Các bướu thuộc phần phụ của da như bướu tuyến mồ hôi, nang lông và các tuyến bài tiết chất bã của da thường rất ít xuất hiện.
Ung thư tuyến mồ hôi và ung thư phần phụ khác của da càng hiếm gặp và thường là một thách thức trong chẩn đoán. Nhưng trong một nghiên cứu của viện Ung thư quốc gia Mỹ, tỷ lệ ung thư tuyến mồ hôi gia tăng đột ngột tới 170% từ năm 1978 – 2005 mà chưa rõ nguyên nhân.
Nam giới thường mắc bệnh nhiều hơn nữ, suất độ chuẩn 5,1/1.000.000 ca ung thư hàng năm. Người da trắng không phải sắc tộc Tây Ban Nha có suất độ cao hơn (5,7/1.000.000), còn người Mỹ gốc Phi là 3,5/1.000.000, các sắc dân vùng châu Á-Thái Bình Dương: 2,5/1.000.000. Suất độ này gia tăng theo tuổi, tăng 100 lần giữa những người 20-29 tuổi so với người trên 80 tuổi.
Video đang HOT
Tại Việt Nam hiện nay, ung thư tuyến mồ hôi vẫn là bệnh lạ, bệnh hiếm trong mắt phần lớn dân số. Trong khoảng thời gian từ năm 2002 – 2007, tại bệnh viện Ung bướu TPHCM chỉ có 4 trường hợp mắc bệnh. Từ năm 2007 đến nay chưa có số liệu cụ thể của những bệnh nhân mới.
Những yếu tố nguy cơ
Cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến mồ hôi vẫn còn nằm trong nghiên cứu của y văn thế giới. Tuy nhiên, phơi nhiễm bởi tia cực tím, suy giảm miễn dịch là các yếu tố liên quan đến bệnh.
Bức xạ tia cực tím giữ vai trò trong cơ chế sinh bệnh, điều này giải thích tại sao tỷ lệ bệnh lại thấp ở người da sậm màu. Ngoài ra, người ta thấy các loại thuốc điều trị khớp và kháng viêm sử dụng dài ngày cũng có vai trò trong việc gia tăng tỷ lệ loại ung thư này.
Trên lâm sàng, vị trí các tổn thương của bệnh nhiều nhất là ở mặt: 48,6%; các chi: 19%; vùng thân mình: 17,4%; da đầu và cổ chiếm 14%. Ung thư tuyến mồ hôi thường khó được chẩn đoán hay chẩn đoán không đúng nếu chỉ dựa vào lâm sàng, và phải xác định qua mẫu mô sinh thiết từ bướu hay hạch di căn.
Cả bốn trường hợp được phát hiện từ năm 2002 đều xuất hiện một cục cứng trong da, nằm ở vị trí cẳng chân, đùi phải hoặc đùi trái và vai cánh tay. Tổn thương trên lâm sàng là một khối bướu kích thước nhỏ dưới da, không đối xứng, giới hạn không rõ ràng, sượng cứng, xâm nhiễm ra da, bề mặt da sẫm màu hoặc có màu hồng.
Ban đầu khối bướu có thể nhỏ, không đáng quan tâm, nhưng càng về sau bướu lớn dần, xâm chiếm vào mô, xương, gây đau nhức dữ dội cho bệnh nhân, có khi họ phải dùng thuốc giảm đau liều mạnh nhất để xoá cơn.
Một đặc trưng nữa là loại ung thư này di căn rất nhanh đến hạch bạch huyết, do vậy ngoài tổn thương nguyên phát, các tổn thương hạch vùng nách, hạch cổ là những triệu chứng chính khiến người bệnh tìm đến khám và điều trị.
Để chẩn đoán, bác sĩ dùng các phương tiện hình ảnh như siêu âm, X-quang phổi tìm những tổn thương di căn đến gan, phổi hay xương – những vị trí thường bị di căn nhất. Phương pháp chọc hút tế bào từ mô bướu hay hạch, hoặc mổ lấy mẫu sinh thiết cũng mang lại kết quả mô học chắc chắn.
Tái phát cao sau phẫu thuật
Ung thư tuyến mồ hôi thường không nhạy với xạ trị, hoá trị cũng ít có vai trò trong điều trị. Vì vậy, phẫu thuật là phương pháp được xem hiệu quả hơn cả, nhất là khi bệnh còn khu trú tại chỗ, hoặc chưa có di căn.
Bệnh nhân cần được phẫu thuật cắt bỏ bướu nguyên phát, kèm theo là nạo vét sạch các hạch di căn. Sẹo để lại sau khi sinh thiết phải được cắt bỏ. Nạo vét hạch phòng ngừa được chỉ định cho những trường hợp bướu tái phát hay kết quả mô học thuộc loại biệt hoá kém.
Diễn tiến của bệnh là phá huỷ cấu trúc tại chỗ dữ dội và khả năng tái phát cao: tỷ lệ tái phát sau cắt rộng tại chỗ từ 47-59%. Do vậy, cần phải có một chiến lược theo dõi chặt chẽ và đều đặn sau mổ nhằm phát hiện tái phát hoặc sự xuất hiện một ung thư da khác.
Các yếu tố tiên lượng cũng rất khó xác định, một vài yếu tố liên quan như kích thước bướu, loại mô học, tình trạng di căn hạch hoặc di căn xa. Thời gian sống còn 5 năm là 99% khi bệnh còn ở giai đoạn khu trú, nhưng chỉ còn 43% khi bệnh đã di căn xa đến các cơ quan khác.
Theo VNE
Liên tiếp ghi nhận các ca bệnh lạ
Ngày 24.4, tại huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), lại có thêm một trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (bệnh lạ) được phát hiện.
Anh Phạm Văn Trói (37 tuổi, ở thôn Làng Rêu, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ), một bệnh nhân vừa tái phát bệnh lạ
Bệnh nhân là Phạm Thị Lết (30 tuổi, ở xã Ba Tô) được gia đình đưa vào Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ trong tình trạng men gan tăng cao, bệnh có dấu hiệu nặng nên lập tức được chuyển vào Bệnh viện Phong - Da liễu T.Ư Quy Hòa điều trị. Đây là bệnh nhân thứ tư ở huyện Ba Tơ mắc bệnh lạ trong năm nay.
Trước đó, ngày 23.4, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cũng đã tiếp nhận bệnh nhân Phạm Thị Tráo (21 tuổi, cũng ở xã Ba Tô) vào viện điều trị bệnh lạ.
Điều khiến người dân huyện Ba Tơ lo lắng là trong những ngày qua, bệnh lạ có dấu hiệu bùng phát và lan rộng, kể cả ở những xã lâu nay chưa có người mắc bệnh.
Trong số 4 người mắc bệnh lạ có 3 trường hợp mắc mới, 1 trường hợp tái phát, trong đó có 1 ca tử vong.
Theo nhận định của ngành y tế Quảng Ngãi, bệnh lạ đang diễn biến phức tạp trở lại, bởi các trường hợp mắc mới trong năm 2014 trùng với thời điểm ghi nhận ca bệnh của những năm trước.
Theo TNO
Quảng Ngãi: "Bệnh lạ" tiếp tục lan rộng Ngày 23-4, Khoa Da liễu Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận bệnh nhân Phạm Thị Tráo (21 tuổi), ở xã Ba Tô, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi nhập viện do bị "bệnh lạ", còn gọi là Hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay bàn chân. Bệnh nhân trong tình trạng sức khỏe yếu, sốt cao và có nhiều...