Bệnh lạ: Hội chứng kỳ quặc biến bản thân thành một thùng rác siêu to khổng lồ
Ăn mọi thứ từ kim loại cho tới giấy thậm chí bùn đất, những điều ấy khiến người mắc bệnh có thể bị nhiễm trùng ruột, hoại tử thậm chí tử vong.
Đừng nghĩ mọi chuyện đơn giản khi nhiều người mắc hội chứng Pica bởi lẽ đó thật sự là một quả bom phát nổ trong cơ thể người bệnh.
Không vị giác, không cảm nhận được độ ngon của thực phẩm, không khát và không biết “ghê cổ”, những người mắc hội chứng này ăn các vật thể thực từ kim loại, sắt thép cho tới bùn đất, giấy rác, thậm chí là côn trùng có độc tính cao.
Các bác sĩ bên “thành phẩm” trị giá 1,5 tỷ trong bụng người phụ nữ Ấn Độ.
Tuy không phải điều hiếm gặp nhưng hội chứng pica thực sự trở thành điều đáng lo ngại của giới y khoa.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, hội chứng Pica đã được phát hiện với một số không nhỏ người mắc phải, song giới khoa học vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.
Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố góp phần gây ra bệnh này bao gồm các yếu tố sinh học, sức khỏe tâm lý, kì vọng của xã hội và các vấn đề khác.
Runi Khatun, một phụ nữ 26 tuổi tại Ấn Độ đã được đưa tới bệnh viện ở Tây Bengal vì tình trạng đau bụng kéo dài và nôn mửa sau mỗi bữa ăn suốt một tuần liên tục.
Khi chụp X-quang tại đại học Y Rampurhat, các bác sĩ phát hiện ra có 1,6kg trang sức trị giá 1,5 tỷ đồng nằm trong bụng của cô gồm: 69 dây chuyền, 80 bông tai, 90 đồng xu, 11 vòng mũi, 8 móc khóa, 4 chiếc chìa khóa, một mặt số đồng hồ, 2 đồng bạc và 5 vòng chân.
Các bác sĩ tại Ấn Độ đã phải tiến hành một ca phẫu thuật để lấy đi cả kho báu trong dạ dày của một người phụ nữ này.
Video đang HOT
Bác sỹ Bengan kể lại: “Bệnh nhân trông yếu ớt và hốc hác vào thời điểm cô ấy nhập viện. Tình trạng của cô ấy nghiêm trọng đến nỗi cô ấy cần phải truyền ít nhất năm bình máu. Cô ấy thậm chí không thể ăn uống được một cách bình thường nên chúng tôi phải truyền thuốc”.
Năm 2017 tại Anh, chị Michaela Martin, một phụ nữ 23 tuổi sống ở đảo Wanganui (New Zealand) đã thổ lộ trên mạng xã hội về sở thích kỳ lạ của chị và sự không thể cưỡng lại mùi vị của bột giặt trong suốt thời gian mang thai đứa con thứ hai. Chị đã ăn hết hơn 2 cân bột giặt và sau đó phải nhập viện trong tình trạng sốc phản vệ.
Cũng trong năm này, các bác sĩ tại bệnh viện Sanjay Gandhi ở Satna, Madhya Pradesh, Ấn Độ đã lấy ra 7kg dị vật từ dạ dày của một người đàn ông, gồm có 263 đồng xu và 1,5kg móng tay, hàng chục lưỡi dao cạo râu, mảnh thủy tinh, đá, một còng bằng sắt.
Cách đây nhiều năm, giới y khoa “bó tay” trước trường hợp của một cụ bà người Ấn Độ. Cụ Kusmawati thường xuyên bị đầy hơi và khó chịu dạ dày.
Nhưng theo lời cụ kể thì ngay khi cụ vừa mới bắt đầu ăn cát thì cơn đau lập tức biến mất không một dấu vết.
Cũng từ đó, bệnh đau dạ dày kinh niên vốn giày vò cụ nhiều năm trước đã được chữa khỏi và không bao giờ tái phát trở lại.
Đối với mọi người, chỉ nghĩ đến việc ăn bẩn thôi thì cũng khiến họ rùng mình khiếp sợ, nhưng cụ Kusmawati thì thản nhiên nói rằng cát có vị mặn mòi và ngọt ngào nhất trên đời, thậm chí còn ngọt hơn cả đường!
Ở Việt Nam cũng ghi nhận trường hợp của chị N.T.B.M (36 tuổi) phải rửa ruột cấp tính vì “nghén” giấy vệ sinh và xi măng.
Đặc biệt ở trẻ nhỏ, hội chứng Pica xảy ra ở các trẻ em từ 1 đến 6 tuổi và rất khó kiểm soát.
Bởi trẻ nhỏ rất tò mò, nên chúng hay bỏ những vật lạ vào miệng. Điều này là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu thường xuyên ăn những thứ không ăn được như cát, phấn… trẻ có thể mắc hội chứng Pica, một rối loạn về ăn uống.
Một nghiên cứu ấn bản năm 1994 tìm thấy khoảng 8,1% trên các phụ nữ người Mỹ gốc Phi tại Mỹ có thói quen ăn các chất bất thường (pagophagia).
Hội chứng Pica bắt nguồn từ tiếng La tinh dùng để gọi một loài chim có tên là Magpie. Đây là loài chim ăn tạp, chúng có thể ăn bất kỳ thứ gì, dù là vô cơ hay hữu cơ.
Bệnh Pica rất nguy hiểm khi người bệnh ăn những thứ có độc, có chứa khí gas, ký sinh trùng. Việc này dẫn tới xuất huyết dạ dày và tỉ lệ tử vong rất cao.
Một nghiên cứu tiến hành vào năm 1991 tìm thấy một tỷ lệ Pica khoảng 8,8% trên phụ nữ mang thai ở Saudi Arabia.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, hội chứng Pica đã được phát hiện với một số không nhỏ người mắc phải song giới khoa học vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.
Hội chứng Pica đã từng được biết đến với việc xuất hiện ở một số trẻ em, ở những người mắc bệnh tâm thần và một số ít phụ nữ trong quá trình mang thai.
Cho đến nay, có giả thuyết cho rằng hội chứng Pica xảy ra do cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng một số chất dinh dưỡng như sắt, kẽm… và có thể bất ngờ xuất hiện ở người bệnh không báo trước. Song trong nhiều trường hợp, khoa học vẫn chưa thể lý giải nổi.
Pica vẫn mãi là một điều bí ẩn cần tìm ra lời giải đáp.
Minh Anh
Theo nguoiduatin
Cô gái mất thai song sinh vì ăn quá nhiều bánh dày
Trong niềm hân hoan được làm mẹ, Phùng Y (28 tuổi) người Trung Quốc lại phải chịu đựng cú sốc mất con do ăn nhiều bánh dày làm tắc và hoại tử ruột.
Theo Sina, tháng 10/2018, Phùng Y ngụ tại Nội Mông Cổ, Trung Quốc, mang thai đôi bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Cả gia đình hân hoan chuẩn bị chào đón hai thành viên mới. Thời gian đầu thai kỳ cô phải kiêng khem, hạn chế đi lại để dưỡng thai.
Ngày 8/4, thai phụ này đi chơi và mong muốn được ăn bánh dày. Người mẹ này không thể ngờ điều đó đã khiến cô mất đi đứa con song sinh trong bụng và suýt tử vong trên bàn phẫu thuật.
Đoạn ruột non bị kết dính và hoại tử của bệnh nhân. Ảnh: Sina.
23h, Phùng Y đau bụng dữ dội khiến cả nhà nghĩ rằng cô ăn phải thực phẩm không đảm bảo và lập tức đưa đến bệnh viện. Bác sĩ chẩn đoán viêm người phụ nữ này bị viêm ruột cấp và cho thuốc về uống, theo dõi thêm.
Sáng 9/4, tình trạng cô nặng hơn, xuất hiện đại tiện phân đen. 9h, người mẹ rơi vào tình trạng sốc. Khi đưa vào viện cấp cứu toàn thân cô phù nề nặng, tim thai không nghe được. Bác sĩ tức tốc tiến hành mổ cấp cứu lấy thai.
Phẫu thuật tiến hành được một nửa, chồng cô được bác sĩ gọi vào và cho xem đoạn ruột non được lấy ra từ bụng. Đoạn ruột cuộn lại với nhau biến màu đen và một bộ phận đã hoại tử. Theo bác sĩ, nếu không cắt bỏ tử cung và thai nhi thì tính mạng Phùng Y cũng khó giữ.
Trong lần phẫu thuật này cô mất đi hai đứa con, tử cung. 7 ngày sau tình trạng của cô tiếp tục xấu đi, đoạn ruột non còn lại tiếp tục hoại tử và bị cắt bỏ chỉ còn 12 cm, ruột già còn chưa đến 1 m.
Bác sĩ nhận định tình trạng của Phùng Y rất nghiêm trọng vì không còn ruột để tiêu hóa thức ăn nên chỉ có thể dùng đường truyền dung dịch nuôi cơ thể. Lâu ngày các cơ quan nội tạng sẽ suy kiệt dẫn đến tử vong.
Vừa qua, GS Ngô Quốc Sinh, bác sĩ đầu ngành về ghép ruột của Bệnh viện Nhân Dân Số 1 Chiết Giang, đã tiếp nhận ca bệnh của Phùng Y và đưa ra phương hướng phục hồi cho cô. Qua đó, ông sẽ lấy ruột từ người mẹ ruột để ghép cho cô. Ngày 7/9, ca mổ ghép ruột kéo dài 10 tiếng đã thành công.
Các bác sĩ cho biết Phùng Y gặp phải biến chứng nguy hiểm của hội chứng kích thích gọi là "xoắn ruột thai nghén". Ở thời kỳ mang thai nồng độ Progesterone tăng cao sẽ làm cho trương lực cơ trơn của ruột giảm, vì thế làm nhu động ruột giảm. Do khoảng cách mạc treo ruột của Phùng Y ngắn bẩm sinh nên khi kết hợp với sự chèn ép của thai nhi lên ổ bụng dễ xảy ra biến chứng hơn. Việc bệnh nhân này ăn bánh dày với số lượng lớn, loại bánh có độ kết dính rất cao, càng tạo điều kiện cho biến chứng xảy ra.
Theo Zing
Bé gái 7 tuổi đã bị u nang buồng trứng xoắn hiếm gặp, bác sĩ cảnh báo dấu hiệu bất thường của con cha mẹ không được bỏ qua U nang buồng trứng thường chỉ xảy ra với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên đối với trường hợp bệnh nhi 7 tuổi bị u nang buồng trứng xoắn này là hiếm gặp. Bé gái 7 tuổi được bảo tồn buồng trứng thành công Thông tin từ các bác sĩ Khoa Phụ khoa, Bệnh viện Việt Nam - Thụy...