Bệnh hôi miệng: Nguy hiểm hơn nhiều lần bạn tưởng
Các bác sĩ khẳng định, ngoài nguyên nhân do vệ sinh răng miệng kém, hôi miệng còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nội tạng nguy hiểm.
Chồng lạnh nhạt vì miệng vợ hôi
Suốt mấy tháng nay, thấy chồng hững hờ chuyện chăn gối, thậm chí né tránh vợ, chị Thúy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nghi ngờ chồng có bồ nhí. Hậm hực nhưng chưa có chứng cứ để “vạch mặt”, chị âm thầm chịu đựng.
Một hôm, tình cờ chị nghe chồng tâm sự với ông bạn thân rằng anh không thể gần gũi hay đối diện với vợ bởi vì thời gian gần đây hơi thở của chị có mùi hôi rất khó chịu.
Nghe thấy những tâm sự của chồng, chị Thúy bất ngờ và thấy khó tin vì hàng ngày chị vẫn vệ sinh răng miệng rất chu đáo, còn sử dụng nước súc miệng. Tự kiểm nghiệm và chị phải thừa nhận đúng là hơi thở mình có vấn đề thật.
Cẩn thận chị Thúy đến bệnh viện Răng – Hàm – Mặt tìm hiểu nguyên nhân. Bác sĩ xác nhận răng lợi của chị vẫn bình thường và khẳng định không phải nguyên nhân gây hôi miệng. Bác sĩ còn cảnh báo chứng hôi miệng của chị có thể do mắc các bệnh nội tạng.
Chị đi khám sức khỏe tổng thể, bác sĩ kết luận chị bị viêm xoang rất nặng, cần điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm khác.
Ngoài chị Thúy, còn rất nhiều người bất ngờ bị hôi miệng mà nguyên nhân lại xuất phát từ viêm amidan, viêm xoang, viêm phổi, phế quản hoặc do các bệnh lý toàn thân như bệnh tiểu đường, bệnh suy thận, bệnh gan…
Bác sĩ còn cảnh báo chứng hôi miệng của chị có thể do mắc các bệnh nội tạng.
Video đang HOT
Coi chừng bệnh nguy hiểm
Hôi miệng là bệnh khá phổ biến của người Việt. Ngoài nguyên nhân do các bệnh về răng miệng như vệ sinh răng miệng kém, lưỡi bẩn, bệnh nha chu, khô miệng, chân răng nhiễm trùng… thì hôi miệng còn là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Nếu như trước đây, ngoài các vấn đề về răng miệng, chứng hôi miệng còn được cho là do hở van tâm vị thực quản thì ngày nay, nguyên nhân hôi miệng phức tạp hơn nhiều. Triệu chứng này còn là biểu hiện khi cơ thể bị viêm nhiễm ở một số bộ phận như viêm dạ dày, viêm thực quản, hẹp môn vị, loét dạ tràng… Ngoài các bệnh dạ dày, các nguyên nhân khác như viêm amidan, viêm mũi, viêm họng… cũng có thể gây hôi miệng.
Các bác sĩ cho biết, ngoài các triệu chứng để nhận biết cơ thể bị nhiễm trùng như sốt, môi khô, lưỡi bẩn, bạch cầu tăng… thì cũng phải kể đến dấu hiệu hôi miệng. Vì vậy mà những bệnh nhân bị loét hoặc có khối u thì miệng có mùi hôi là điều rất dễ hiểu. Đó là biểu hiện các chất hoại tử trong cơ thể đang chuyển sang giai đoạn lên men nên gây hôi.
Điều đáng nói là đa phần người bị hôi miệng không tự phát hiện ra bệnh của mình. Hầu hết họ chủ quan nghĩ rằng chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch là khỏi chứ không nghĩ đến nguy cơ các bệnh nguy hiểm khác.
Điển hình như trường hợp của chị Thúy, dù hơi thở có mùi hôi từ nhiều ngày nhưng chị không hề hay biết. Cũng may chị là người cẩn thận nên khi phát hiện sự thật này chị đã đi khám thật kỹ để tìm hiểu rõ nguyên nhân nên điều trị kịp thời.
Bác sĩ Bùi Thị Thu Huyền, Khoa Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết: Ngoài nguyên nhân phổ biến là các bệnh về răng miệng, bệnh hôi miệng còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Nhiều người dù đã giữ gìn vệ sinh răng miệng rất tốt nhưng vẫn bị chứng hôi miệng thì càng cần phải cẩn thận vì có thể đó là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.
Khi đột ngột bị hôi miệng nặng, tốt nhất bạn nên đi khám xác định rõ nguyên nhân, chữa trị tận gốc, tránh những tai biến đáng tiếc. Không nên tìm đến các loại nước thơm để xử lý vì đó chỉ là giải pháp khắc phục tạm thời, sau đó mùi hôi sẽ tăng lên.
Vì vậy, trước mắt, những gì bạn có thể làm để hạn chế mùi hôi từ miệng hiệu quả nhất là thực hiện vệ sinh răng miệng một cách đầy đủ và hiệu quả như đánh răng thường xuyên (ngày 2 lần sau bữa ăn), cạo sạch bẩn ở lưỡi, dùng dung dịch sát trùng miệng, thay đổi thói quen ăn uống (giảm bớt tỏi, hành, các chất gia vị, rượu), không nên hút thuốc lá, đi khám răng miệng tại các cơ sở y tế chuyên khoa, chăm sóc các răng sâu, thay răng giả bị hỏng, điều trị bệnh nha chu…
Theo Trí thức trẻ
7 loại bệnh về lưỡi thường gặp
Lưỡi có thể mắc các bệnh như: viêm lưỡi bản đồ, ung thư lưỡi, viêm lưỡi di trú...
1. Viêm lưỡi bệnh lý
Viêm lưỡi do nhiễm khuẩn, nấm, mẫn cảm có thể là bệnh nguyên phát của lưỡi hoặc triệu chứng của một bệnh khác như cơ thể thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, thiếu vitamin PP, thiếu máu ác tính hoặc thiếu sắt; một số bệnh da phát triển toàn thân như lichen phẳng, aptơ, giang mai, ung thư ....
Biểu hiện là lưỡi có thể đỏ, sưng to, xuất hiện mụn rộp, nứt kẽ lưỡi, loét hoặc nhợt nhạt, láng bóng, trơn nhẵn, đau hoặc không.
Điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ, có thể sử dụng kháng sinh nếu nhiễm vi trùng, kháng virus nếu do virus, kháng nấm nếu viêm do nấm, bổ sung vitamin nếu viêm lưỡi do thiếu vitamin. Ngoài ra, bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh các chất kích thích cay nóng, bia rượu.
2. Viêm lưỡi di trú
Triệu chứng không rõ ràng. Xuất hiện những vùng hơi đỏ dạng teo có viền bao bọc màu vàng nhẹ, thường nằm trên mặt lưng của lưỡi nhưng cũng có thể xuất hiện ở mặt trước bụng lưỡi hay sàn miệng.
Viêm lưỡi di trú tuy không không nguy hiểm và thường tự khỏi nhưng cũng gây những khó chịu cho người mắc phải. Có thể điều trị triệu chứng bằng cách súc miệng đều và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
3. Viêm lưỡi bản đồ
Biển hiện trên lưng lưỡi xuất hiện những viền màu trắng, phía trong có màu đỏ sậm hơn màu lưỡi bình thường, làm mất gai lưỡi. Gọi là viêm lưỡi bản đồ vì những gờ hình ngoằn ngoèo làm cho bề mặt của lưỡi giống như hình bản đồ, xuất hiện trong một thời gian dài.
Viêm lưỡi bản đồ cũng là bệnh viêm lành tính, nếu không bị loét thì không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Có thể điều trị bằng thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc bôi tại chỗ theo chỉ định của bác sỹ và xúc miệng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bên cạnh đó, bên tránh những thức ăn cay, nóng và đồ uống có cồn.
4. Loét lưỡi Apthae
Lưỡi xuất hiện các vết loét ở mặt bụng lưỡi hay ở chóp lưỡi khiến bệnh nhân rất khó chịu và đau, ảnh hưởng đến chức năng nhai và phát âm. Bệnh nhân mắc bệnh cần được điều trị theo đơn thuốc của bác sỹ có thể bôi tại chỗ hoặc uống toàn thân. Nên làm thêm các xét nghiệm để xem có bị thiếu máu hay không.
5. Lưỡi trắng
Lưỡi không hồng tươi mà có màu trắng toàn bề mặt lưỡi do viêm nhiễm. Lưỡi trắng chủ yếu do thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt, mắc chứng hôi miệng, khô miệng, hay hút thuốc lá và uống rượu bia.
Khắc phục tình trạng trắng lưỡi rất đơn giản, chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cạo lưỡi đều đặn, uống nhiều nước lọc và các loại nước hoa quả giúp sạch miệng.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể làm sạch miệng bằng cách vệ sinh lưỡi và niêm mạc miệng nhẹ nhàng với mật ong trộn chung với một chút nghệ bột sẽ giúp niêm mạc lưỡi và miệng mau phục hồi.
6. Bạch sản
Là một dạng sang thương có khuynh hướng ác tính hóa. Lưỡi và sàn miệng xuất hiện những mảng trắng đồng đều có thể lành tính hoặc hóa ác nên bệnh nhân không thể chủ quan, cần làm sinh thiết để xác định được mức độ bệnh.
7. Ung thư lưỡi
Thường gặp là ung thư tế bào vẩy. ây là loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ung thư có thể xuất hiện dưới hình thức là một bạch sản trước đó hoặc cũng hoàn toàn không có triệu chứng gì.
Triệu chứng duy nhất để nghi ngờ bệnh là xuất hiện vết loét lâu ngày, màu trắng hay đỏ ở bờ bên của lưỡi, không đau. Trường hợp này rất nguy hiểm, cần được làm sinh thiết để chẩn đoán.
Theo Gia đình VN
Những loại thực phẩm gây hôi miệng không ngờ tới Theo các chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe răng miệng, rượu, kẹo bạc hà, thịt và trái cây sấy khô chính là những thủ phạm khiến cho hơi thở của bạn có mùi. Hơi thở không được thơm mát khiến cho bạn luôn mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh, đặc biệt là bên người ấy. Hôi...