Bệnh hiếm khiến cơ thể luôn gặp nguy hiểm trước bụi bẩn

Theo dõi VGT trên

Hội chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng khiến trẻ vừa chào đời phải sống trong môi trường vô trùng, không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Hội chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng (Severe combined immunodeficiency – SCID) là bệnh hiếm gặp. Thống kê từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), cứ 50.000-100.000 trẻ sơ sinh sẽ có một ca mắc SCID. Đa phần bệnh nhân là các bé trai và có tính di truyền.

Hội chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng còn được gọi là “bệnh bong bóng” vì trẻ phải sống trong lồng kính, môi trường vô trùng cho đến khi điều trị.

David Vetter (sinh năm 1971, ở Mỹ) là trường hợp nổi tiếng mà thế giới thường nhắc đến khi bàn luận về bệnh hiếm gặp này. Trong 12 năm tồn tại, “cậu bé bong bóng” không được dùng tay chạm vào bất kỳ đồ vật nào. Nơi bé ở là phòng vô trùng, lồng kính. Năm 1984, 4 tháng sau khi được ghép tủy xương, David qua đời vì ung thư hạch.

Hệ miễn dịch là tấm khiên bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, ở những trẻ mắc SCID, chúng bị khuyết thiếu cơ quan này hoặc hệ miễn dịch rất kém. Do đó, chỉ cần tiếp xúc vi khuẩn, virus hay thậm chí một hạt bụi bẩn cũng đủ đoạt mạng những đứa trẻ mắc SCID.

Trẻ bị hội chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng thường xuyên ốm đau, cơ thể yếu ớt. Bệnh nhân hay mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm màng não và thủy đậu. Nhiều ca bệnh thường không sống sót quá một tuổi.

Bệnh hiếm khiến cơ thể luôn gặp nguy hiểm trước bụi bẩn - Hình 1

David Vetter (sinh năm 1971 tại Mỹ) – một trong những ca mắc SCID điển hình trong lịch sử thế giới. Ảnh: Getty.

Nguyên nhân

Theo Bệnh viện Stanford Children’s Health, Mỹ, nguyên nhân gây hội chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng đến từ vấn đề di truyền. Nó liên quan khiếm khuyết của 17 loại gene khác nhau. Những khiếm khuyết này ảnh hưởng tế bào bạch cầu lympho (B và T), tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK).

Những sai khác trong gene, DNA khiến các tế bào bạch cầu trong máu (B và T) mất khả năng chống lại nhiễm trùng. Từ đó, hệ thống miễn dịch của trẻ không kích hoạt, cơ thể sẽ thường xuyên bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, nấm…

T là tế bào trợ giúp trong máu, có tác dụng kích hoạt những tế bào khác trong cơ thể phản ứng khi có chất lạ xâm nhập và chống lại nó, ngăn nhiễm trùng. T còn có khả năng phát hiện, tiêu diệt trực tiếp những tế bào bị nhiễm bệnh.

Tế bào B làm nhiệm vụ sản xuất kháng thể tấn công các chất lạ như virus và vi khuẩn. Còn NK thường xuyên tiêu diệt các tế bào bị bệnh.

Chứng bệnh hiếm gặp này được phân thành nhiều loại dựa trên đột biến gene. Trong đó, 31% bệnh nhân mắc SCID do đột biến liên kết X (gene IL2RG SCID); 20% người mắc có tái tổ hợp gene RAG1/RAG2; 13% khác thiếu hụt Adenosine deaminase (ADA).

Bệnh hiếm khiến cơ thể luôn gặp nguy hiểm trước bụi bẩn - Hình 2

Video đang HOT

Hội chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng là bệnh do di truyền, đột biến gene gây nên. Ảnh: iStock.

Triệu chứng và cách điều trị

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc hội chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng thường xuất hiện ngay khi bé vừa chào đời. Các triệu chứng đều rất điển hình.

Theo Bệnh viện Stanford Children’s Health, thông thường trẻ sẽ gặp phải các chứng nhiễm trùng nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Ngay cả khi được điều trị bằng thuốc chữa nhiễm trùng, bệnh cũng không thuyên giảm.

Các triệu chứng của trẻ mắc hội chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng bao gồm: Viêm phổi, viêm màng não, tiêu chảy, nhiễm trùng tai tái phát và các cơ quan, bộ phận khác, bao gồm máu, da (mạn tính), nấm men trong miệng (tưa lưỡi) và vùng quấn tã, gan (viêm gan)…

Việc điều trị cho trẻ mắc hội chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng phụ thuộc triệu chứng, độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Trước đây, các bác sĩ có 2 cách điều trị cho người mắc SCID. Đó là ghép tủy xương và liệu pháp gene.

Ghép tủy xương mang lại hiệu quả tốt nhất nếu được thực hiện trong giai đoạn 3 tháng đầu đời của trẻ. Mục tiêu của phương pháp này là giúp hệ thống miễn dịch của trẻ hoạt động tốt hơn. David Vetter là một trong những ca bệnh đầu tiên được điều trị bằng phương pháp này.

Tuy nhiên, ghép tủy xương ẩn chứa nhiều rủi ro, cần người hiến tạng phù hợp. Nó có thể cải thiện sức khỏe của người bệnh nhưng không tạo ra khả năng miễn dịch toàn bộ.

Liệu pháp gene trước đó được đặt kỳ vọng nhưng cũng có nhiều nguy cơ. Đó là không hồi phục hoàn toàn khả năng miễn dịch của bệnh nhân hoặc dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng như bệnh bạch cầu.

Năm 2019, các nhà khoa học của Bệnh viện St. Jude Children’s Research, Mỹ, đã phát triển phương pháp mới dựa trên liệu pháp gene. Họ lấy tế bào gốc từ tủy xương của một đứa trẻ mắc bệnh, chèn đoạn gene IL2RG bình thường vào. Sau đó, bệnh nhân được truyền những tế bào đã được chỉnh sửa gene.

Phương pháp trên mang lại hiệu quả tích cực. Tám trẻ sơ sinh mắc chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng được điều trị liệu pháp mới đều còn sống. Tuy nhiên, phương pháp này đang trong thời gian thử nghiệm và chưa thể đi đến kết luận cuối cùng.

Hội chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng là tình trạng di truyền nên gần như 100% bệnh nhân không thể phòng ngừa. Trong khi tìm cách điều trị phù hợp, người mắc buộc phải sống trong môi trường vô trùng, không có vi khuẩn để giảm nguy cơ tử vong.

Căn bệnh khiến người mắc tử vong khi tiếp xúc vi khuẩn

Hội chứng "bong bóng" khiến hệ miễn dịch của bệnh nhân không hoạt động và có thể tử vong ngay lập tức nếu tiếp xúc vi trùng, bụi bẩn.

Suy giảm miễn dịch nghiêm trọng (Severe combined immunodeficiency - SCID) là tình trạng rối loạn hiếm gặp và nguy hiểm. Hội chứng này còn được gọi là "bệnh bong bóng" bởi người mắc phải sống trong lồng kính, đồ bảo hộ suốt đời.

Nguyên nhân là bệnh nhân không có hệ miễn dịch hoặc chức năng này rất kém. Chỉ cần tiếp xúc môi trường bên ngoài có bụi bẩn, vi khuẩn, virus, bệnh nhân có nguy cơ tử vong ngay lập tức.

Thống kê tử Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), cứ 50.000-100.000 trẻ sơ sinh sẽ có một ca mắc SCID. Chủ yếu bệnh nhân là các bé trai.

Căn bệnh khiến người mắc tử vong khi tiếp xúc vi khuẩn - Hình 1

David Vetter ở trong lồng kính trước khi được phẫu thuật ghép tủy xương. Ảnh: Getty.

"Cậu bé bong bóng"

David Vetter (sinh năm 1971, ở Mỹ) vừa chào đời đã phải gắn liền với phòng chăm sóc đặc biệt, vô trùng bởi chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng. Thời điểm đó, ghép tủy xương là phương pháp chữa trị duy nhất cho bệnh này.

Trong 12 năm, David trở thành hiện tượng đặc biệt với thế giới và được gọi với cái tên "cậu bé bong bóng". Không gian sống lý tưởng của bệnh nhân này chỉ gói gọn trong phòng vô trùng của Bệnh viện Nhi đồng Texas, Mỹ.

Ở trong lồng kính là cách duy nhất để bảo vệ mạng sống của David. Nếu ra ngoài, David phải trang bị quần áo kín, trên đầu chùm chiếc túi bong bóng oxy.

Nếu làn da tiếp xúc bất kỳ virus, vi khuẩn hay hạt bụi nào ở bên ngoài, David có thể bị mất mạng ngay lập tức. Carol Ann - mẹ David - chia sẻ với Time rằng bà nhớ mãi khoảnh khắc con trong trang phục bảo hộ kín mít nở nụ cười vô tư chơi trò "kẹo hay bị ghẹo" vào một đêm Halloween.

Tuy nhiên, may mắn đã không mỉm cười với chú lính chì dũng cảm. Năm 1984, 4 tháng sau khi được ghép tủy xương, David qua đời vì ung thư hạch. Khi khám nghiệm, các bác sĩ xác định virus Epstein-Barr đã xâm nhập cơ thể David bằng cách nào đó và gây ra cái chết đáng tiếc này.

Căn bệnh khiến người mắc tử vong khi tiếp xúc vi khuẩn - Hình 2

Căn bệnh khiến người mắc tử vong khi tiếp xúc vi khuẩn - Hình 3

David Vetter luôn lạc quan dù mắc bệnh. Ảnh: Getty.

Đột phá trong chữa trị

Hệ miễn dịch là tấm khiên bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại, bệnh tật. Không có nó, người bệnh sẽ bị virus, vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Đó là lý do vì sao những đứa trẻ mắc SCID phải sống trong lồng kính hoặc phòng vô trùng.

Để điều trị chứng SCID, các bác sĩ có 2 lựa chọn. Một là cấy ghép tủy xương. Hai là nghiên cứu điều trị liệu pháp gene thử nghiệm giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Việc cấy ghép tủy xương phải được lấy từ anh, chị, em tương thích. Nhưng nhiều bệnh nhân không có anh chị em ruột nên họ buộc phải chờ được hiến tạng. NIH cho hay phương pháp này có thể cải thiện sức khỏe của người bệnh nhưng không tạo ra khả năng miễn dịch toàn bộ.

Chính vì thế, liệu pháp gene được đặt kỳ vọng lớn. Dù vậy, kỹ thuật điều chỉnh gene trước đó, như trường hợp của David Vetter, không hồi phục hoàn toàn khả năng miễn dịch của bệnh nhân hoặc dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng là bệnh bạch cầu.

Căn bệnh khiến người mắc tử vong khi tiếp xúc vi khuẩn - Hình 4

David phải mặc đồ bảo hộ và không được tiếp xúc với không khí bên ngoài. Ảnh: Getty.

Năm 2019, các nhà khoa học của Bệnh viện St. Jude Children's Research đã phát hiện phương pháp chữa trị mới cho người mắc chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng. Đó là ứng dụng kỹ thuật trị liệu gene, tái tạo hệ miễn dịch. Điều này khắc phục liệu pháp gene có nhiều rủi ro trước đó.

Theo tạp chí Health, các bác sĩ lấy tế bào gốc từ tủy xương của một đứa trẻ mắc bệnh, chèn một gene IL2RG bình thường vào. Sau đó, họ truyền những tế bào đã được chỉnh sửa gene ngược lại vào cơ thể bệnh nhân. Toàn bộ quá trình diễn ra trong 10 ngày. Thời gian này, bệnh nhân được hóa trị 2 lần với liều thấp.

8 trẻ sơ sinh mắc chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng được điều trị liệu pháp mới trên từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2018. Kết quả tất cả bệnh nhân còn sống. Trung bình 16,4% bệnh nhân xuất viện, quay trở lại cuộc sống và phát triển chiều cao, cân nặng bình thường.

Một trong 8 đứa trẻ được chữa trị bằng liệu pháp mới là Ja'Ceon Golden, sinh năm 2016, ở Mỹ.

Khi vừa chào đời, Golden đã được chẩn đoán mắc chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng và phải gắn liền với bệnh viện, phòng vô trùng trong khoảng thời gian tiếp theo.

Dì của Golden, Dannie Hawkins, trước khi chăm sóc cho cháu trai phải vệ sinh và khử khuẩn tay kỹ. Điều này giảm nguy cơ tử vong cho Golden. Nước để sử dụng cho cậu bé này tắm cũng phải đun sôi già lửa để vô trùng.

Căn bệnh khiến người mắc tử vong khi tiếp xúc vi khuẩn - Hình 5

Ja'Ceon Golden hiện khỏe mạnh sau khi được chữa trị bằng liệu pháp điều chỉnh gene mới. Ảnh: ABC News.

Đến 8 tháng tuổi, bệnh nhi này đã được tham gia thử nghiệm liệu pháp chữa trị mới. Theo CNN, kết quả ghi nhận rất khả quan. Hiện tại, sau 4 năm chữa trị bằng phương pháp mới do Bệnh viện Nhi đồng Benioff (thuộc Đại học California, San Francisco, Mỹ) thực hiện, Golden có thể đi lại, sống cuộc đời bình thường. Phương pháp mới này do Bệnh viện Nhi St. Jude ở Memphis, Mỹ, chủ trì.

Khoảnh khắc nhìn thấy cháu trai có thể tự do đi lại ngoài trời, Dannie Hawkins, dì của bệnh nhân, không giấu nổi xúc động. "Đó là điều may mắn với chúng tôi", CNN dẫn lời bà Hawkins.

Theo tiến sĩ Ewelina Kamila Mamcarz (Bệnh viện Nhi St. Jude), liệu pháp của họ có thể khôi phục 100% hệ thống miễn dịch trên hầu hết bệnh nhân tham gia thử nghiệm. Điều đó có nghĩa họ hồi phục hoàn toàn. Đây là lần đầu tiên y văn ghi nhận bước đột phá này.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hệ miễn dịch của bệnh nhân sẽ tồn tại bao lâu? Dù vậy, đây vẫn là công trình đặc biệt, mang lại kết quả giá trị cho những người mắc chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Virus mới ở Trung Quốc có thể lây sang người giống Covid-19, nguy hiểm thế nào?Virus mới ở Trung Quốc có thể lây sang người giống Covid-19, nguy hiểm thế nào?
09:55:01 22/02/2025
Chó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình ThuậnChó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình Thuận
20:06:11 22/02/2025
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: 'Lọc máu mà ngừa được đột quỵ thì tôi thất nghiệp'PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: 'Lọc máu mà ngừa được đột quỵ thì tôi thất nghiệp'
09:57:34 22/02/2025
Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống nướcThời điểm tốt nhất trong ngày để uống nước
11:12:03 21/02/2025
Ba không khi ăn đậu phụBa không khi ăn đậu phụ
11:54:12 21/02/2025
Món khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong ganMón khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong gan
11:30:07 21/02/2025
3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng
11:32:38 21/02/2025
Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đìnhLoại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình
10:41:55 22/02/2025

Tin đang nóng

Chồng H'Hen Niê tung loạt ảnh hẹn hò bí mật suốt 7 năm, netizen liền phán: "Bị block là xứng đáng!"Chồng H'Hen Niê tung loạt ảnh hẹn hò bí mật suốt 7 năm, netizen liền phán: "Bị block là xứng đáng!"
20:13:29 22/02/2025
Kinh hoàng clip nữ diễn viên bị xe đụng, hoảng loạn nhưng phản ứng của ekip mới gây phẫn nộKinh hoàng clip nữ diễn viên bị xe đụng, hoảng loạn nhưng phản ứng của ekip mới gây phẫn nộ
19:49:08 22/02/2025
Nam thần "ma ca rồng" của showbiz bất ngờ thông báo hủy cưới, chia tay bạn gái diễn viên kém 19 tuổiNam thần "ma ca rồng" của showbiz bất ngờ thông báo hủy cưới, chia tay bạn gái diễn viên kém 19 tuổi
19:58:35 22/02/2025
"Thần đồng" học xong chương trình tiểu học trong 1,5 ngày, 10 tuổi thi đỗ ĐH nhưng nhanh chóng lâm vào bi kịch: Chuyện gì đã xảy ra?"Thần đồng" học xong chương trình tiểu học trong 1,5 ngày, 10 tuổi thi đỗ ĐH nhưng nhanh chóng lâm vào bi kịch: Chuyện gì đã xảy ra?
21:01:39 22/02/2025
1,4 triệu người hóng xem con trai Nhã Phương có 1 hành động lạ giữa đêm lúc Trường Giang vắng nhà1,4 triệu người hóng xem con trai Nhã Phương có 1 hành động lạ giữa đêm lúc Trường Giang vắng nhà
20:18:31 22/02/2025
Quách Phú Thành rời quê vợ trong đêm vì bị khán giả vây kínQuách Phú Thành rời quê vợ trong đêm vì bị khán giả vây kín
22:16:12 22/02/2025
Cuối cùng, nỗi lo sợ của MC Quyền Linh với Lọ Lem - Hạt Dẻ đã xảy đến!Cuối cùng, nỗi lo sợ của MC Quyền Linh với Lọ Lem - Hạt Dẻ đã xảy đến!
20:36:02 22/02/2025
Du lịch Việt Nam trúng "sít rịt" thành sao hạng A, nhiều khách Tây hoảng hốt vì được fan vây kín ở sân bayDu lịch Việt Nam trúng "sít rịt" thành sao hạng A, nhiều khách Tây hoảng hốt vì được fan vây kín ở sân bay
22:21:50 22/02/2025

Tin mới nhất

Phát hiện về hiệu quả diệt côn trùng của caffeine

Phát hiện về hiệu quả diệt côn trùng của caffeine

20:03:43 22/02/2025
Những con ruồi tiêu thụ lượng caffeine ít hơn sống lâu hơn. Báo cáo cũng cho thấy lượng chất béo và hoạt động trao đổi chất của ruồi cũng giảm nếu tăng liều lượng caffeine hấp thụ.
Nổi hứng thi ăn, người phụ nữ nhập viện 5 ngày vì dạ dày quá tải

Nổi hứng thi ăn, người phụ nữ nhập viện 5 ngày vì dạ dày quá tải

20:02:19 22/02/2025
Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày hoặc bị tắc nghẽn do loét tái phát nhiều lần. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là bệnh nhân này không có tiền sử bệnh lý nào liên quan.
Thiếu hụt nhân lực và cơ sở phục hồi chức năng

Thiếu hụt nhân lực và cơ sở phục hồi chức năng

19:50:29 22/02/2025
Theo thống kê, mỗi ngày, Khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện 1A hỗ trợ khoảng 20-30 bệnh nhân sau đột quỵ, 15% trong số đó là người trẻ tuổi. Nhiều trường hợp cần phải tập nuốt, tập nói, tập cầm nắm.
Rau dại khiến rắn cũng phải né, có người hái bán mà kiếm bộn

Rau dại khiến rắn cũng phải né, có người hái bán mà kiếm bộn

19:46:09 22/02/2025
Rau má ngọ mang đến nhiều lợi ích cho con người như tăng cường sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, an thần. Đặc biệt trong Đông y, rau má ngọ cũng là một vị thuốc giúp điều trị nhiều loại bệnh.
Đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cứu sống cụ ông 97 tuổi

Đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cứu sống cụ ông 97 tuổi

18:53:31 22/02/2025
Suy giảm lưu lượng máu lên não khiến người bệnh dễ rơi vào tình trạng lú lẫn, té ngã, tăng nguy cơ đột quỵ. Khó thở, đau tức ngực xảy ra khi nhịp tim không đủ duy trì huyết động, làm trầm trọng hơn bệnh lý nền như suy tim, bệnh mạch vàn...
8 loại thực phẩm cần tránh khi bị bệnh gout

8 loại thực phẩm cần tránh khi bị bệnh gout

18:46:27 22/02/2025
Thực phẩm siêu chế biến như thức ăn nhanh và đồ ăn nhẹ đóng gói có thể làm tăng tình trạng viêm, từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng của các chứng rối loạn viêm như bệnh gout.
Phát hiện thêm công dụng y khoa độc đáo của quả ớt

Phát hiện thêm công dụng y khoa độc đáo của quả ớt

18:41:31 22/02/2025
Trong bước thí nghiệm tiếp theo trên chuột, các nhà nghiên cứu nhận thấy capsaicin có thể di chuyển qua hàng rào máu não và tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, nhất là khu vực hồi hải mã, vân não và vỏ não.
Tình trạng 'chết người' sau những bữa ăn uống quá độ

Tình trạng 'chết người' sau những bữa ăn uống quá độ

18:37:19 22/02/2025
Một số người có thể không nhận thức được rằng mức đường huyết của họ đang tăng cao, điều này làm gia tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng mà không có sự can thiệp kịp thời.
Nguyên nhân gây rối loạn vị giác và cách khắc phục

Nguyên nhân gây rối loạn vị giác và cách khắc phục

18:36:43 22/02/2025
Tình tạng rối loạn vị giác kéo dài lâu sẽ chán ăn dẫn tới thiếu dinh dưỡng, xuống cân, giảm sức đề kháng bảo vệ cơ thể, dễ mắc bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tử vong.
Ăn sữa chua buổi tối có tốt?

Ăn sữa chua buổi tối có tốt?

18:30:45 22/02/2025
Sữa chua là một trong những sự lựa chọn phổ biến tốt cho sức khỏe, không chỉ bổ sung men vi sinh, giúp duy trì sức khỏe đường ruột mà còn là nguồn cung cấp protein và canxi.
Gắp con vắt dài 8cm sống trong mũi người đàn ông

Gắp con vắt dài 8cm sống trong mũi người đàn ông

18:21:25 22/02/2025
Bác sĩ khuyến cáo người dân không nên sử dụng nguồn nước không đảm bảo ở các khe suối để uống, sinh hoạt, đề phòng đỉa, vắt chui vào hốc tự nhiên của cơ thể.
Ăn đậu nành có tốt cho trẻ em không?

Ăn đậu nành có tốt cho trẻ em không?

17:43:34 22/02/2025
Để tìm hiểu thêm, nhóm nghiên cứu gần đây đã bắt đầu một thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra tác động của thực phẩm từ đậu nành đối với khả năng tư duy, hormone sinh dục, sức khỏe trao đổi chất và sức khỏe đường ruột.

Có thể bạn quan tâm

'Bạn trai' Mỹ Tâm khoe body săn chắc, NSND Mỹ Uyên trẻ đẹp tuổi U50

'Bạn trai' Mỹ Tâm khoe body săn chắc, NSND Mỹ Uyên trẻ đẹp tuổi U50

Sao việt

23:57:41 22/02/2025
Diễn viên Mai Tài Phến - bạn trai tin đồn của Mỹ Tâm mặc áo ba lỗ khoe body săn chắc. NSND Mỹ Uyên trẻ đẹp tuổi U50.
Trung Tâm Chăm Sóc Chấn Thương: Phim y khoa Hàn Quốc một lần nữa thắng lớn!

Trung Tâm Chăm Sóc Chấn Thương: Phim y khoa Hàn Quốc một lần nữa thắng lớn!

Phim châu á

23:50:58 22/02/2025
Trung Tâm Chăm Sóc Chấn Thương (The Trauma Code: Heroes on Call) đã thành công tái hiện chân thực những thách thức của hệ thống y tế hiện đại, đồng thời tôn vinh nghị lực và sức mạnh con người!
Đây là Lan Ngọc hay Bạch Lộc?

Đây là Lan Ngọc hay Bạch Lộc?

Hậu trường phim

23:42:16 22/02/2025
Bức hình này đang khiến cư dân mạng cực lú vì không biết người trong hình là Ninh Dương Lan Ngọc hay mỹ nhân Hoa ngữ Bạch Lộc.
G-Dragon phát hành teaser MV mới gây phấn khích

G-Dragon phát hành teaser MV mới gây phấn khích

Nhạc quốc tế

23:35:35 22/02/2025
Trưa nay (22/2), G-Dragon đã công bố teaser của MV mới Too Bad trên các kênh thông tin cá nhân của mình, tại các nền tảng như Youtube, Instagram...
Tân Sơn Nhất chật kín fan vì cặp đôi bách hợp hot nhất Thái Lan, nhìn đến nhan sắc mà "sốc visual"!

Tân Sơn Nhất chật kín fan vì cặp đôi bách hợp hot nhất Thái Lan, nhìn đến nhan sắc mà "sốc visual"!

Sao châu á

23:29:46 22/02/2025
Không quản ngại đường xa, rất nhiều fan đã ra đón cặp đôi girllove hot nhất hiện nay, tạo nên bầu không khí vô cùng náo nhiệt tại Tân Sơn Nhất.
Hồ Quang Hiếu tiết lộ cuộc sống sau khi lấy vợ, có con

Hồ Quang Hiếu tiết lộ cuộc sống sau khi lấy vợ, có con

Tv show

22:47:26 22/02/2025
Trong chương trình Khách hàng là thượng đế , Hồ Quang Hiếu có những tiết lộ với Trường Giang và Hoa hậu Mai Phương về cuộc sống sau khi có con đầu lòng.
Bóc profile hệ tư tưởng "F4 Vũng Tàu" đang ầm ầm cõi mạng, đu trend này chưa các người đẹp?

Bóc profile hệ tư tưởng "F4 Vũng Tàu" đang ầm ầm cõi mạng, đu trend này chưa các người đẹp?

Netizen

22:23:09 22/02/2025
Lướt TikTok thời gian gần đây, hẳn cộng đồng mạng đều cảm thấy tò mò khi hệ tư tưởng F4 Vũng Tàu xâm chiếm. Nhiều người thắc mắc, đoạn clip chỉ đơn giản là một hội bạn thân cùng đứng quay trend
Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza

Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza

Thế giới

22:14:27 22/02/2025
Hai con tin Tal Shoham (40 tuổi) và Avera Mengistu (39 tuổi) đã được thả trước đó tại Rafah, miền Nam Gaza. Con tin thứ sáu, Hisham Al-Sayed (36 tuổi), dự kiến sẽ được thả tại thành phố Gaza.
Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ

Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ

Sao âu mỹ

22:05:38 22/02/2025
Sau khi ly hôn rapper Kanye West, Kim Kardashian tập trung hoàn thiện bản thân, làm việc và nuôi con. Hiện, ngôi sao truyền hình thực tế sở hữu khối tài sản lên tới 1,7 tỷ USD.
Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City

Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City

Sao thể thao

22:04:18 22/02/2025
Manchester City mong ký hợp đồng với Florian Wirtz và Andrea Cambiaso trong kỳ chuyển nhượng mùa hè, sẵn sàng để tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne ra đi.
Đã xuất hiện những mặt trái: fan sờ soạng, bám đuôi và có hành vi đầu độc nghệ sĩ - Giới hạn nào cho "văn hoá thần tượng quốc nội"?

Đã xuất hiện những mặt trái: fan sờ soạng, bám đuôi và có hành vi đầu độc nghệ sĩ - Giới hạn nào cho "văn hoá thần tượng quốc nội"?

Nhạc việt

21:43:25 22/02/2025
Sức mạnh của văn hoá thần tượng thể hiện rõ nhất ở loạt concert cháy vé, với quy mô hàng chục nghìn người của 2 chương trình Anh Trai Say Hi và Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai.