Bệnh hen suyễn có chữa được không?
Bệnh hen suyễn là tình trạng phế quản bị viêm nặng và co thắt khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở phải thở gấp, rít lên từng hơi dài, thở khò khè. Vậy bệnh hen suyễn có chữa được không?
Bệnh hen phế quản hay hen suyễn còn có tên tiếng Anh là Asthma. Đây là căn bệnh viêm đường thở mãn tính do rất nhiều tế bào và những thành phần tế bào tham gia. Hen phế quản có thể gây ra những đợt khó thở, thở rít, nghẹt lồng ngực, ho liên tục.
Hiện nay có rất nhiều người mắc phải căn bệnh này và đều đang thắc mắc liệu rằng bệnh hen suyễn có chữa được không?
Tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh vốn rất nhạy cảm sẽ phản ứng một cách dữ dội, biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, khò khè, nặng ngực và ho. Tùy vào mức độ kích thích các tiểu phế quản và tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân mà cơn hen phế quản biểu hiện ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Bệnh hen suyễn khá nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và thích hợp có thể gây tử vong cho những người mắc phải. Vậy bệnh hen suyễn có chữa được không?
1. Bệnh hen suyễn có chữa được không?
Bệnh hen suyễn có chữa được không là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân và người nhà. Thực tế, hen suyễn hay hen phế quản là bệnh mãn tính nên không thể chữa khỏi được triệt để và người bệnh phải chung sống cả đời với hen suyễn.
Tuy nhiên, nếu được điều trị sớm và đúng cách bệnh sẽ được kiểm soát được hoàn toàn, không có hoặc rất ít khi xuất hiện triệu chứng và chức năng phổi gần như bình thường hoặc thậm chí bình thường.
Tuy rằng câu trả lời của việc bệnh hen suyễn có chữa được không là vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt căn, nên cách tốt nhất cho bệnh nhân là cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế các cơn hen xảy ra. Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ điều trị và đánh giá định kì tình trạng bệnh.
Liệu pháp điều trị bệnh hen suyễn cho người bệnh tương đối phức tạp, bệnh nhân cần nhận biết lúc nào sắp lên cơn hen, tránh những yếu tố khởi phát cơn hen, dùng thuốc đúng cách và có chế độ làm việc cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong nhiều trường hợp lên cơn hen, bệnh nhân có thể cần sử dụng các thuốc cắt cơn nhanh như albuterol xịt họng hoặc khí dung.
Ngoài ra, để giải quyết câu trả lời không thể chữa khỏi hoàn toàn cho câu hỏi bệnh hen suyễn có chữa được không. thì tùy từng đối tượng người bệnh sẽ có các thiết bị hỗ trợ dùng thuốc khác nhau để có thể hạn chế bệnh. Các thiết bị hỗ trợ dùng thuốc phổ biến như các bình xịt, hít định liều đều là những kiến thức cần thiết sau khi đã biết câu trả lời cho vấn đề bệnh hen suyễn có chữa được không.
2. Lưu ý khi sống chung với hen suyễn
Dù rằng câu trả lời cho bệnh hen suyễn có thể chữa được không là không hoàn toàn. Một số trường hợp vẫn cần lưu ý đặc biệt khi sống chung với hen suyễn như:
- Khi đã bị bệnh hen rồi, sự kích động về tâm lý như sợ hãi, lo âu, giận dữ… làm căng thẳng thần kinh, đều có thể làm cho bệnh nặng hơn. Khi lên cơn hen mà không được cứu chữa kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.
- Khi đã biết đáp án cho câu hỏi bệnh hen suyễn có chữa được không là không triệt để thì cần đặc biệt tuân thủ những nguyên tắc để sống chung với bệnh. Bà bầu bị hen cần phải được theo dõi sát sao đề phòng cơn hen cấp tính.
Video đang HOT
- Hen và hội chứng trào ngược dạ dày thực quản có tương quan với nhau. Cơn trào ngược dạ dày thực quản GERD xảy ra ở người bị hen suyễn cao hơn gấp 3 lần người bình thường.
- Người bị hen suyễn có thể sẽ được phẫu thuật. Tuy nhiên cần phải đo được chức năng hô hấp trước khi phẫu thuật để có thời gian chữa trị bổ sung nếu cần thiết, đặc biệt trường hợp FEV1
- Hen suyễn và sốc phản vệ có thể gây tử vong ở người bệnh. Sốc phản vệ có triệu chứng giống cơn hen suyễn và làm nặng hơn cơn hen.
Tìm hiểu chung về hen phế quản mãn tính
Hen phế quản mãn tính sẽ gây khó thở, thậm chí tử vong nếu như không được xử lý kịp thời mỗi khi cơn hen xuất hiện. Do đó, việc tìm hiểu các thông tin về hen phế quản mãn tính sẽ giúp kiểm soát tốt cơn hen, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Hen suyễn hay hen phế quản mãn tính là một bệnh phổi mãn tính gây viêm và thu hẹp đường thở trong phổi. Viêm làm cho đường thở bị sưng và rất nhạy cảm và làm cho các cơ xung quanh đường thở bị thắt chặt và thu hẹp.
Do đó, đường thở tạo ra nhiều chất nhầy hơn bình thường, khiến không khí càng khó đi qua chúng. Khi phản ứng dây chuyền này dẫn đến các triệu chứng hen suyễn dữ dội, còn được gọi là bùng phát cơn hen phế quản mãn tính.
Hơn 25 triệu người ở Mỹ mắc bệnh hen phế quản mãn tính, trong đó có 7 triệu trẻ em. Đối với một số người, hen suyễn chỉ gây ra các triệu chứng nhỏ và dễ dàng kiểm soát. Tuy nhiên với một số những trường hợp khác, hen suyễn có thể là một vấn đề lớn cản trở các hoạt động hàng ngày và thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
1. Yếu tố nguy cơ gây hen phế quản mãn tính
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh hen suyễn đều gặp phải trong thời thơ ấu. Trẻ sau 6 tuổi gặp tình trạng thở khò khè hoặc bị nhiễm trùng đường hô hấp có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao nhất. Ngoài ra, các yếu tố rủi ro khác bao gồm:
- Gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn.
- Đang có một tình trạng dị ứng khác.
- Béo phì.
- Những người hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Trẻ em có mẹ hút thuốc trong khi mang thai.
- Những người tiếp xúc với một số loại ô nhiễm, với hóa chất, chẳng hạn như những hóa chất được sử dụng trong nông nghiệp và sản xuất.
2. Các triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng hen phế quản mãn tính và có thể thay đổi theo thời gian. Các triệu chứng hen suyễn thường gặp bao gồm:
- Ho, nhiều hơn vào ban đêm hoặc buổi sáng.
- Thở khò khè. Đây là hiện tượng khi có tiếng huýt sáo hoặc âm thanh chói tai xảy ra khi bạn thở.
- Khó thở.
- Đau ngực.
3. Các xét nghiệm chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh hen phế quản mãn tính, bác sĩ sẽ lấy tiền sử bệnh của bệnh nhân và gia đình. Sau đó sẽ thực hiện kiểm tra thể chất và tiến hành một số xét nghiệm nhất định để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các xét nghiệm bác sĩ có thể sử dụng để chẩn đoán bao gồm:
- Xét nghiệm chức năng phổi. Một xét nghiệm đo chức năng hô hấp ước tính độ hẹp của ống phế quản của bệnh nhân bằng cách kiểm tra xem họ có thể thở ra bao nhiêu không khí và có thể thở ra nhanh như thế nào. Máy đo lưu lượng đỉnh (PEF) sẽ đo mức độ khó thở của bạn.
- Xét nghiệm dị ứng. Xét nghiệm này có thể được thực hiện bằng xét nghiệm trên da hoặc máu để xác định bất kỳ tác nhân gây dị ứng nào.
- Xét nghiệm thử thách phế quản. Xét nghiệm này sẽ đo chức năng phổi của bạn trong khi đang hoạt động thể chất hoặc sau khi bệnh nhân hít vào các hóa chất đặc biệt.
- X-quang ngực hoặc CT scan. Các xét nghiệm hình ảnh có thể xác định bất kỳ bệnh hoặc vật lạ trong phổi hoặc xoang gây ra vấn đề về hô hấp.
- Xét nghiệm thử thách methacholine hoặc xét nghiệm thử thách histamine. Bệnh nhân hít vào methacholine hoặc histamine qua ống hít. Cả hai loại thuốc đều kích thích co thắt phế quản, hoặc thu hẹp đường thở. Trong khi histamine gây ra sự tiết chất nhầy mũi và phế quản và phế quản thông qua thụ thể H1, methacholine sử dụng thụ thể M3 để điều trị co thắt phế quản. Nếu bạn phản ứng sau khi hít phải methacholine, histamine bạn có khả năng bị hen suyễn.
Xét nghiệm này có thể được thực hiện nếu xét nghiệm hen phế quản mãn tính khác của bạn là bình thường.
- Bạch cầu ái toan. Xét nghiệm này tìm kiếm một số tế bào bạch cầu trong nước bọt hay chất nhầy mà tiết ra trong khi ho.
4. Điều trị hen phế quản mãn tính
Tuy rằng hen phế quản mãn tính là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng với phương pháp điều trị đúng thì các triệu chứng có thể được kiểm soát tốt. Theo thời gian, bác sĩ có thể điều chỉnh việc điều trị để giúp bệnh nhân duy trì sự kiểm soát tốt nhất có thể với lượng thuốc ít nhất cần thiết.
Các loại thuốc thường được kê đơn để kiểm soát hen phế quản mãn tính thuộc 3 loại. Đầu tiên là các loại thuốc kiểm soát dài hạn, giúp giảm viêm đường thở và ngăn ngừa các triệu chứng hen suyễn:
- Corticosteroid dạng hít là lựa chọn hiệu quả nhất để giảm viêm và sưng lâu dài.
- Các loại thuốc ức chế Leukotriene giúp giảm các triệu chứng hen suyễn trong tối đa 24 giờ.
- Thuốc chủ vận beta-adrenergic (Long-acting beta agonists) tác dụng chậm, kéo dài được hít vào và làm giãn phế quản, do đó giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn. Những loại thuốc này chỉ nên được sử dụng với corticosteroid dạng hít và không nên được sử dụng trong cơn hen.
- Thuốc hít kết hợp có chứa chất chủ vận beta tác dụng dài và corticosteroid.
- Theophylline là một loại thuốc giúp giữ cho đường thở mở bằng cách thư giãn các cơ xung quanh chúng.
Loại thứ hai là thuốc giảm đau nhanh, được sử dụng khi cần thiết để giảm triệu chứng trong cơn hen phế quản mãn tính hoặc trước khi tập thể dục:
- Các chất chủ vận beta tác dụng ngắn (short-acting beta agonists) có thể được thực hiện bằng cách sử dụng ống hít cầm tay hoặc máy phun sương (máy chuyển đổi thuốc thành một màn sương mịn).
- Ipratropium có thể được sử dụng để thư giãn ngay lập tức đường thở.
- Corticosteroid đường uống và tiêm tĩnh mạch (IV) làm giảm viêm đường thở do hen suyễn nghiêm trọng.
Loại thứ ba là thuốc dị ứng , được kê đơn nếu các triệu chứng của bệnh nhân được kích hoạt hoặc trở nên nặng hơn do dị ứng (hầu hết những người bị hen phế quản mãn tính đều bị dị ứng):
- Phương pháp giải mẫn cảm bằng tiêm dị ứng nguyên (liệu pháp miễn dịch) giảm dần phản ứng của hệ miễn dịch với các chất gây dị ứng.
- Omalizumab hoạt động bằng cách ngăn chặn đáp ứng của hệ thống miễn dịch tự nhiên thực hiện phản ứng gây dị ứng. Tác dụng này trên hệ thống miễn dịch của bạn (cụ thể globulin miễn dịch E-IgE) giúp giữ cho khí quản thông thoáng và theo thời gian thuốc này kiểm soát bệnh hen suyễn tốt hơn.
- Thuốc chống dị ứng bao gồm thuốc kháng histamine dạng uống và xịt cũng như thuốc xịt mũi corticosteroid và cromolyn.
Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tạo ra một kế hoạch điều trị lâu dài cho bệnh hen phế quản mãn tính. Trong đó mô tả các phương pháp điều trị hàng ngày, các loại thuốc cần dùng, khi nào nên dùng và khi nào gọi bác sĩ hoặc đến khoa cấp cứu.
Điều quan trọng là theo dõi mức độ kiểm soát hen suyễn của mình và chia sẻ thông tin này với bác sĩ trong quá trình kiểm tra hen phế quản mãn tính thường xuyên.
Dấu hiệu hen suyễn ở phụ nữ mang thai Mắc hen suyễn trong thời kỳ mang thai có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, chính vì thế bạn cần biết những dấu hiệu hen suyễn ở phụ nữ mang thai để chủ động phòng bệnh hiệu quả. 1. Hen suyễn là bệnh mãn tính Hen suyễn hay bệnh hen phế quản là một trong...