Bệnh hen suyễn: Bà bầu bỏ thuốc, thai dễ chết lưu
Hen suyễn là bệnh chiếm từ 3-8% ở phụ nữ mang thai, có không ít thai phụ lo sợ việc sử dụng thuốc hen suyễn sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nên đã tự ý ngừng thuốc. Các bác sĩ (BS) khuyến cáo, thời tiết trong mùa mưa khiến bệnh hen suyễn dễ trở nặng. Đã có trường hợp thai phụ tử vong, sẩy thai, sinh non… vì bỏ thuốc điều trị.
Ảnh minh họa: internet
Nhiều nguy cơ
Bệnh viện (BV) Từ Dũ TP.HCM vừa tiếp nhận thai phụ H.T.T. (mang thai ở tuần thứ tám) lên cơn hen suyễn đột ngột, khiến thai chết lưu. Trước đó chị T. không bị hen suyễn. Chị phát bệnh khi đang mang thai. Lo ngại việc uống thuốc trị hen suyễn sẽ khiến con sinh ra có thể bị dị dạng nên chị T. tự ý bỏ thuốc.
Theo BS Huỳnh Văn Sang, Trưởng khoa Hô hấp, BV An Bình TP.HCM, thai phụ bị hen suyễn do hai nguyên nhân: phần lớn là do người mẹ đã mắc bệnh hen từ trước, hoặc cũng có thể lúc mang thai, cơ thể thay đổi nội tiết tố khiến thai phụ mắc bệnh. Nhiều thai phụ tự ý bỏ thuốc điều trị hen suyễn nên đã xảy ra tình trạng sinh non vào tháng thứ bảy-tám, hoặc sẩy thai.
PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hô hấp TP.HCM cho biết, hen suyễn là bệnh lý hô hấp thường xảy ra nhất trong thai kỳ, với tỷ lệ 3-8% thai phụ mắc bệnh. Một nghiên cứu gần đây trên 330 sản phụ hen suyễn cho thấy 35% trường hợp có triệu chứng hen suyễn nặng hơn so với thời điểm trước khi mang thai; trong đó có 20-30% sản phụ lên cơn kịch phát. Khi thai phụ lên cơn hen, lượng máu tới tử cung bị giảm (do co mạch, giảm nước, hạ huyết áp…). Thai phụ lên cơn kịch phát sẽ nặng hơn người bình thường rất nhiều do khó thở, suy hô hấp và gây ra các biến chứng như: tăng nguy cơ xuất huyết âm đạo, sản giật, biến chứng khi sinh, ói nhiều, sinh non, chuyển dạ kéo dài. Đồng thời, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi như: nhẹ cân, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh.
Trường hợp nhẹ có thể không dùng thuốc
TS-BS Lê Thị Thu Hà, Phó khoa Sản C, BV Từ Dũ TP.HCM – cho biết, một số thai phụ lo sợ con bị dị tật khi uống thuốc trong quá trình mang thai là điều dễ hiểu. Uống thuốc hen suyễn cũng có thể gặp một số nguy cơ như: sẩy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, thai chậm phát triển, giảm lưu lượng máu đến tử cung – nhau, tăng nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, tỷ lệ này không nhiều. Thai phụ tự ý bỏ thuốc điều trị sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, thai phụ bắt buộc phải đến BS khám để được kê toa thuốc phù hợp và ít tác dụng phụ nhất, tương đối an toàn cho thai nhi. BS sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của việc sử dụng thuốc trên thai phụ. Những loại thuốc dạng xịt thường được sử dụng cho thai phụ hơn so với dạng uống vì nguy cơ thấp hơn.
BS Huỳnh Văn Sang khuyến cáo, phụ nữ khi có thai không nên tự ý bỏ thuốc điều trị hen suyễn. Bệnh hen suyễn là bệnh mạn tính, dù không chữa hết nhưng hoàn toàn kiểm soát được. Bên cạnh việc khám thai định kỳ, thai phụ cần phải thường xuyên đi khám bệnh hen suyễn ở các BS hô hấp. Khi mang thai, BS sẽ hạn chế cho bệnh nhân dùng thuốc trị hen suyễn trong ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ, vì ba tháng đầu là giai đoạn đang tạo hình thai nhi và ba tháng cuối sẽ hoàn thiện hình dáng thai nhi. Tóm lại, dựa vào từng trường hợp cụ thể, BS sẽ có chỉ định thích hợp. Nếu hen suyễn chỉ ở mức độ nhẹ, mỗi tháng lên cơn một – hai lần thì thai phụ có thể không cần uống thuốc mà chỉ dùng thuốc xịt họng, không ảnh hưởng đến thai nhi. Tùy mức độ hen suyễn mà số lần xịt thuốc hen suyễn cũng khác nhau. Nếu hen suyễn ở mức trung bình thì xịt hai ngày/lần; còn trường hợp bệnh nặng bắt buộc phải dùng thuốc xịt kết hợp thuốc uống.
Video đang HOT
Để hạn chế lên cơn hen, thai phụ cần tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh như: khói thuốc lá, phấn hoa, lông thú, bụi, những thực phẩm gây dị ứng… Những yếu tố này sẽ thúc đẩy đường hô hấp bị viêm, tăng tiết đàm nhớt, khí phế quản bị co thắt và hẹp lại gây khó thở. Khi có dấu hiệu khó thở, khò khè, tức ngực, thai phụ phải sử dụng ngay loại thuốc xịt để cắt cơn.
Thanh Toàn
Theo PNO
10 điều kỳ diệu của hạt mù tạt
Ngoài việc dùng cho những bữa ăn hằng ngày, mù tạt còn có những tác dụng chữa bệnh thần kỳ.
Kiểm soát hen suyễn
Hạt mù tạt chứa hàm lượng cao selenium và magiê, cả hai chất này có tác dụng chống viêm. Dùng hạt mù tạt thường xuyên sẽ có tác dụng kiểm soát, kiểm chế các triệu chứng của hen suyễn, cảm lạnh, tắc nghẽn ngực.
Giảm cân
Hạt mù tạt chứa nhiều vitamin nhóm B như folate, niacin, thiamin, riboflavin..., những chất này có tác dụng rất tốt trong việc thúc đẩy trao đổi chất dẫn đến giảm cân.
Chậm lão hóa
Mù tạt chứa lượng lớn carotenes, zeaxanthins và lutein, vitamin A, C, K; đây là những thành phần chính của chất chống oxy hóa, do đó làm chậm quá trình lão hóa.
Chống ung thư dạ dày
Hạt mù tạt phát huy tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa và làm chậm tiến triền của bệnh ung thư dạ dày. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hạt mù tạt có thể hạn chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư và ngăn chặn sự hình thành của tế bào ung thư mới.
Giảm đau cơ, khớp, tránh viêm khớp dạng thấp
Selenium và magiê có trong hạt mù tạt có tác dụng chống viêm, làm nóng các quá trình vì vậy khi dùng nó sẽ khiến cơ thể nóng lên, giúp nới lỏng cơ bắp, dẫn đến giảm đau. Cách dùng: gói hạt mù tạt trong miếng vải màn và ngâm nó vào nước tắm ấm, sau đó bạn có thể ngâm chân, người vào nước có hạt mù tạt. Hay bạn cũng có thể đắp bột hạt mù tạt lên vùng đau trong vài phút.
Giảm cholesterol
Mù tạt chứa hàm lượng cao niacin, vitamin B3; niacin có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol và bảo vệ cơ thể khỏi xơ vữa động mạch, điều hòa lưu thông máu, tránh cao huyết áp.
Kích thích mọc tóc
Dầu hạt mù tạt chứa nhiều vitamin, khoáng chất, beta carotene có tác dụng kích thích tóc mọc. Trong quá trình biến đổi thành dầu mù tạt, beta carotene chuyển hóa thành vitamin A, chất kích thích mọc tóc. Ngoài ra, dầu mù tạt còn bao gồm sắt, axit béo, canxi, magie; tất cả đều kích thích tóc mọc.
Cách dùng: dùng dầu mù tạt 1 tuần 1 lần rất tốt trong việc giảm căng thẳng, trị các triệu chứng về gàu, thúc đẩy tóc tăng trưởng. Sau khi bôi dầu mù tạt lên tóc, quấn tóc trong một chiếc túi nhựa mỏng hoặc khăn ấm để tăng cường sự hấp thụ dầu lên da đầu. Ủ tóc trong vòng nửa tiếng đến 45 phút sau đó gội sạch.
Giảm táo bón
Hạt mù tạt chứa chất rất đặc biệt gọi là mucilage, một chất nhầy đóng vai trò quan trọng trong việc giảm táo bón. Ngoài ra, hạt mù tạt làm tăng tiết nước bọt, khiến tiêu hóa tốt hơn. Cách dùng: dùng một muỗng cà phê mù tạt, 2-3 lần/ngày, bạn sẽ thấy ngay tác dụng.
Chống nhiễm trùng da
Lưu huỳnh có trong hạt giúp hạn chế nhiễm trùng da, chống nấm, vi khuẩn, chống các bệnh về da.
Cải thiện khả năng miễn dịch
Trong mù tạt chứa hàm lượng lớn các khoáng chất như sắt, mangan, đồng...có tác dụng giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Theo VNE
8 lợi ích của việc ăn gạo lứt Ăn gạo lứt giúp cơ thể ngăn ngừa khỏi các bệnh khác nhau như ung thư ruột kết và ung thư vú Ngăn ngừa bệnh Gạo lứt có chứa khoảng 40% chất xơ rất cần thiết với cơ thể. Ăn gạo lứt giúp cơ thể ngăn ngừa khỏi các bệnh khác nhau như ung thư ruột kết và ung thư vú. Nó cũng...