Bệnh hen – “Cái chết bất ngờ” nếu không kiểm soát tốt
Lên cơn hen gây khó thở, người bệnh có nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào. Rất nhiều trường hợp hen phải nhập viện điều trị trong tình trạng khó thở nặng, cá biệt có trường hợp ngừng thở ngay trong quá trình khám bệnh.
Ngừng thở khi đang chờ khám
Bệnh nhân Vũ Thanh Hương (53 tuổi Xuân Trường, Nam Định) vừa được cứu sống tại BV Bạch Mai mới đây, sau khi bị ngừng thở vì lên cơn hen nặng trong quá trình khám bệnh góp phần cảnh báo những người bệnh hen vốn chủ quan với sức khỏe của mình.
PGS.TS Ngô Quý Châu, Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm hô hấp (BV Bạch Mai), cho biết, bệnh nhân này có tiền sử hen đã lâu, thời gian gần đây xuất hiện các triệu chứng khỏ thở, ho khạc ra đờm vàng, và ở thời điểm đến khám tại BV Bạch Mai ngày 25/9, trong lúc đang chờ bác sỹ xem kết quả xét nghiệm và kê đơn thuốc thì bệnh nhân xuất hiện khó thở tăng dần, khó thở dữ dội, thở rít, co kéo lồng ngực, tím môi đầu chi, nói câu ngắn, sau đó thở yếu, tím toàn thân và ngừng thở.
“May mà thời điểm đó có kíp bác sĩ trực đã nhanh chóng tiến hành hô hấp nhân tạo vào bóp bóng mới cứu được người bệnh. Nếu bệnh nhân đó không cấp cứu kịp thời thì chắc chắn tử vong và nếu chậm khoảng 3 phút thôi, dù tim có thể đập trở lại nhưng tế bào não thiếu oxy, chết không hồi phục có sống thì cũng sống đời sống thực vật”, TS Châu nói.
Theo dõi bệnh nhân hen nặng tại Trung tâm hô hấp BV Bạch Mai. Ảnh: H.Hải
TS Châu cho biết thêm,trong thực tế điều trị, các ca bệnh nhập viện với cơn hen nặng là khá nhiều. Bởi trên thực tế, số bệnh nhân hen được kiểm soát tốt rất ít ỏi.
Cùng quan điểm này,TS Nguyễn Viết Nhung, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương cho biết, hiện chỉ có khoảng 1% số bệnh nhân hen được kiểm soát. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh hen không những không giảm mà đang có xu hướng gia tăng.
Trong khi đó, người mắc căn bệnh này hoàn toàn có thể sống “hòa bình” với bệnh khi được kiểm soát tốt. Ngược lại, không được kiểm soát tốt, những đợt lên cơn hen bất ngờ gây khó thở, suy hô hấp rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Bệnh nhân Phương (63 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội) đã từng 3 lần phải đi cấp cứu vì lên cơn hen gây khó thở, nhưng khi bác sĩ khám, kê thuốc, nhiều đợt thấy bệnh ổn ổn không có triệu chứng khò khè lại dừng thuốc. “Tuổi già rồi, cứ khi nào có biểu hiện hen thì mới nhớ, mà khi đã ổn định thì quên luôn việc vẫn phải dùng thuốc dự phòng”, bác Phương thật thà nói.
Video đang HOT
Và vì quên dùng thuốc khi bệnh đã ổn định, thỉnh thoảng bệnh nhân hen lại bất ngờ lên cơn khó thở cấp, phải nhập viện điều trị, thậm chí phải đối diện với nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Sai lầm trong dùng thuốc
Theo TS Ngô Quý Châu, ngoài việc người bệnh hen chưa được kiểm soát tốt thì việc dùng thuốc của bệnh nhân cũng là một vấn đề đáng lo ngại.
“Người bệnh hen tại Việt Nam hiện có nhiều thuốc điều trị tốt. Nhưng có thuốc tốt chỉ là một phần, quan trọng là phải dùng thuốc sao cho chuẩn. Thực tế điều trị cho thấy rất nhiều sai lầm của người bệnh khi dùng thuốc, khiến thuốc tốt nhưng không phát huy được tác dụng điều trị thậm chí còn gây tác dụng phụ”, TS Châu nói.
Ví như với thuốc xịt dự phòng hen, để thuốc có tác dụng phải xịt đúng cách để thuốc đến được phế quản, khí quản. Thế nhưng nhiều bệnh nhân lại chỉ há mồm, xịt thuốc vào… má. Theo nguyên tắc, trước khi xịt thuốc phải lắc đều lọ thuốc nhưng nhiều người không làm. Khi xịt thuốc bệnh nhân phải thở ra hết, ngậm miệng xung quanh ống xịt, bắt đầu hít vào thì phun thuốc, nhưng nhiều người lại bấm chậm, hít vào gần hết mới bấm, hoặc khi thở ra mới bấm làm giảm lượng thuốc hít vào. Việc dùng thuốc xịt không đúng cách vừa giảm tác dụng điều trị vừa có nguy cơ gây viêm họng, nấm họng.
Hay như có những thuốc rất tốt, dưới dạng viên nang trong viên nang có bột hít. Cho viên nang vào dụng cụ sẽ xuyên thủng vỏ nang và bệnh nhân hít bột thuốc qua dụng cụ để bột thuốc đi vào phổi. Vừa được hướng dẫn, sau vài hôm tái khám có bệnh nhân “thật thà” khai báo việc hít thuốc phức tạp, rắc rối quá, thôi thì uống cả viên nang.
Để điều trị bệnh hen hiệu quả, giảm tần xuất xuất hiện các cơn khó thở (đến mức không còn triệu chứng hen), ngoài việc dùng thuốc, việc kiểm soát, dự phòng hen là rất cần thiết.
Để tự kiểm soát tốt bệnh hen, quan trọng nhất là người bệnh phải để ý môi trường sống xung quanh. Cần tránh xa các dị nguyên có thể gây khởi phát cơn hen như phấn hoa, lông xúc vật, bụi nhà, nấm nốc…
Ngoài ra, người bệnh cần phải sử dụng thuốc dự phòng hàng ngày đúng cách theo chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng hẹn. Dù không bị lên cơn hen nữa vẫn phải được khám theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng thấy hết triệu chứng là tự dừng thuốc, không tái khám. Việc không dự phòng đúng, người bệnh có thể lên cơn hen bất cứ lúc nào, có thể nguy kịch đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Kết quả “Nghiên cứu thực trạng hen phế quản ở Việt Nam năm 2010-2011″ của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh hen tại Việt Nam là 3,9%, trong đó ở trẻ em là 3,2% và ở người lớn là 4,3%.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Khi bị ho nên làm gì?
Ho có khi kéo dài nhiều ngày, mỗi một cơn có khi ngắn nhưng có khi rất dài làm cho người bệnh cực kỳ khó chịu và mệt mỏi.
Phân loại ho
Ho không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh. Nhất là vào những ngày thời tiết thay đổi từ mùa nắng nóng sang mưa lạnh. Có rất nhiều loại ho, tùy tính chất mà người ta đặt tên:
Có rất nhiều loại rau củ quen thuộc để chế biến thành món ăn làm bài thuốc trị ho.
- Ho khan: Là ho mà hầu như không có đờm, càng ho càng rát cổ họng, tức ngực và đôi khi thấy đau ở vùng ngang rốn. Ho khan thường gặp trong bệnh cúm, người nghiện thuốc lá, thuốc lào, người hít phải nhiều khói hoặc mùi hóa chất. Nhiều khi cũng gặp trong một số trường hợp bị cảm lạnh đột ngột.
- Ho có đờm (đờm nhiều hoặc ít, đờm lỏng hoặc sánh, đặc): Thường gặp trong viêm phế quản, bệnh hen, viêm long ở giai đoạn đầu của bệnh sởi, thủy đậu, trong bệnh viêm phế quản do vi khuẩn hoặc do virus.
- Ho kèm theo khó thở: Thường xuyên hoặc thở từng cơn, hay gặp trong hen phế quản, bệnh suy tim...
- Ho dai dẳng kéo dài nhiều ngày: Thậm chí kéo dài nhiều tháng, nhiều năm hoặc từng đợt như ho trong bệnh hen phế quản, bệnh lao phổi, viêm phế quản mãn tính, dãn phế quản ở người nghiện thuốc lá, thuốc lào. Trong các trường hợp này thường là ho về đêm, nhất là mùa lạnh và khi bài tiết nhiều đờm.
- Ho từng cơn kéo dài kèm chảy nước mắt, mũi: Thường gặp ở trẻ chưa được tiêm phòng vắc-xin bệnh ho gà xuất hiện ban đêm và kéo dài làm cho các bé mặt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi và rất mệt mỏi do cơn ho và do cả mất ngủ kéo dài.
- Ho ra máu tươi: Hay gặp ở bệnh nhân mắc bệnh lao phổi, đôi khi gặp trong viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản.
- Ho dị ứng chưa xác định được nguyên nhân nhưng khi dùng thuốc chống dị ứng thì hết cơn ho.
Khi bị ho nên làm gì?
Khi bị ho, tốt nhất nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán bệnh sớm và có hướng điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để điều trị, bởi vì làm như vậy không những bệnh không khỏi mà đôi khi còn nặng thêm và nguy hiểm cho tính mạng. Trong kinh nghiệm điều trị của Đông y, có nhiều món ăn là bài thuốc hiệu nghiệm để điều trị, xin giới thiệu vài món tiêu biểu sau đây:
- Đường phèn 500 g, giấm để lâu 500 ml. Đường phèn cho vào nồi sau đó đổ giấm lên, đun sôi. Chờ đường phèn tan hết, để nguội, cho vào chai dùng dần. Mỗi lần uống 10 ml, mỗi ngày uống 2 lần. Dùng chữa ho khan mới phát.
- Tỏi 5 nhánh, bách bộ 15 g, sinh cam thảo 5 g. Thêm đường phèn và nước vừa đủ đem sắc thành 2 chén nước, chia 2 lần uống, mỗi ngày 1 thang. Dùng chữa ho mới phát, mũi tắc hoặc chảy nước mũi.
- Lá tía tô tươi 20 g, rửa sạch xắt vụn, gạo tẻ 50 g. Nấu cháo loãng, bỏ tía tô, đường phèn vừa đủ, ăn nóng. Sau khi ăn, lên giường đắp mền cho đổ mồ hôi. Dùng chữa giai đoạn mới ho.
- Một củ gừng, mật ong, giấy bạc bọc thức ăn. Dùng giấy bạc bọc củ gừng tươi, bỏ lên vỉ nướng. Sau khi nướng đen thì xắt nhuyễn, bỏ vào ly, cho một lượng mật ong hoặc đường đỏ thích hợp, pha với nước nóng, dùng khi còn nóng. Dùng cắt cơn ho, tiêu đàm.
- Đu đủ chín cây một quả, gọt bỏ vỏ. Mật ong vừa phải. Cho mật ong vào nấu để ăn dần. Dùng chữa ho không có đờm.
- Củ cải một củ, hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi 3 lát, trần bì một miếng. Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ sắc cùng với hai thứ kia để uống. Dùng chữa ho lạnh chảy dãi.
- Trứng gà 2 quả, đường phèn 50 g. Lấy một chén nước, cho đường phèn vào nấu tan hết, để nguội. Đập trứng gà, đánh tan rồi hấp chín, cho vài giọt nước gừng vào ăn. Dùng chữa ho khan.
Theo SKDS
Cứu sống bệnh nhân ngừng thở do hen phế quản Ngày 10/10, TS. Nguyễn Hải Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm vừa cứu sống bệnh nhân lên cơn hen đột ngột có biểu hiện ngừng thở. Trước đó (ngày 25/9), bệnh nhân Vũ Thanh Hương (53 tuổi, ở Xuân Trường, Nam Định) bị hen phế quản cấp có biểu hiện ngừng thở, thở...