Bệnh giống SARS lan rộng, VN tăng cường giám sát
Với hơn 400 ca mắc và 107 ca tử vong, bệnh do chủng vi-rút mới Mers-CoV gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp ở khu vực Trung Đông đang diễn biến phức tạp với diện lây lan ngày càng rộng. Hiện đã có 14 quốc gia trên toàn thế giới ghi nhận có ca nhiễm, tử vong do loại virus nguy hiểm này.
14 quốc gia có bệnh nhân nhiễm, tử vong
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tính từ tháng 9/2012 (thời điểm có bệnh nhân đầu tiên) đến ngày 26/4/2014 cả thế giới ghi nhận 261 trường hợp nhiễm MERS-CoV với 93 ca tử vong tại 14 quốc gia thuộc các khu vực Trung Đông (Ả rập Xê Út, Jordan, Cô Oét, Ô Man, Quarta, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất); khu vực Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Ý, Hy Lạp); Bắc Phi (Tunisia) và khu vực Châu Á (Malaysia, Philippines).
Số liệu mới cập nhật cho thấy con số mắc đã tăng lên 401 và tử vong là 107.
Bệnh do chủng vi-rút mới Mers-CoV gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp ở khu vực Trung Đông đang diễn biến phức tạp
WHO đã có báo cáo đánh giá nguy cơ cho thấy 75% trường hợp nhiễm MERS-CoV gần đây là lây nhiễm thứ phát do có sự lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc gần và có chùm ca bệnh.
Phần lớn các trường hợp lây nhiễm này là cán bộ y tế làm việc trong các cơ sở y tế bị lây bệnh khi tiếp xúc và điều trị bệnh nhân MERS-CoV, trong đó có nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng không có triệu chứng.
WHO nhận định, trong thời gian tới có thể ghi nhận thêm nhiều trường hợp nhiễm mới Mers-CoV tại các quốc gia có sự giao lưu về đi lại và du lịch với các quốc gia hiện đang có dịch bệnh nguy hiểm này.
Đáng ngại là ở khu vực Đông Nam Á thì Malaysia và Philipines đã ghi nhận các trường hợp nhiễm MersCoV sau khi trở về từ khu vực Trung Đông.
Mỹ hiện là nước mới nhất có tên trong bản đồ của bệnh này. Ngày 3/5, các quan chức thuộc Trung tâm giám sát dịch bệnh của Mỹ (CDC) xác nhận, người đầu tiên ở Mỹ nhiễm virus trên là một nhân viên y tế vừa đi từ Saudi Arabia đến bang Indiana.
Việt Nam chưa có ca mắc, tăng cường giám sát
Video đang HOT
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Việt Nam vẫn cập nhật thông tin hàng ngày về dịch bệnh do virus MERS-CoV gây nên.
Ngoài ra, hệ thống giám sát cũng đã hoạt động từ thời điểm có những bệnh nhân đầu tiên được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo. Trước kì nghỉ lễ 30/4, 1/5 kéo dài 5 ngày, Cục Y tế dự phòng cũng đã có công văn khẩn gửi giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước, yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch bệnh do chủng vi-rút mới Mers-CoV gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp ở khu vực Trung Đông đang diễn biến phức tạp.
Theo đó, các đơn vị kiểm dịch y tế cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với người nhập cảnh vào nước ta tại tất cả các cửa khẩu, đặc biệt lưu ý hành khách du lịch trở về từ các quốc gia có dịch bệnh và các quốc gia vùng Trung Đông.
Việt Nam tăng cường giám sát tại các cửa khẩu, sân bay (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Sử dụng máy theo dõi thân nhiệt từ xa tại cửa khẩu, nếu phát hiện trường hợp có biểu hiện sốt, viêm đường hô hấp cấp không rõ nguyên nhân cần tổ chức khám, cách ly, lấy mẫu để xét nghiệm.
Ông Phu cho biết tính tới thời điểm này Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm virus MERS-CoV.
Virus nguy hiểm, chưa có vắc xin
MERS-CoV thuộc chủng corona (dạng vành), bao gồm các loại virus có khả năng gây cảm lạnh và viêm phổi tương tự virus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) bùng phát năm 2003 khiến hơn 800 người chết.
MERS-CoV được coi là “họ hàng” của SARS bởi cũng giống như SARS, hội chứng do virus MERS-CoV gây viêm phổi và người nhiễm virus này sẽ có các triệu chứng như sốt cao, ho và khó thở.
Tuy nhiên, không giống như SARS, virus MERS-CoV có thể gây suy thận cấp, một triệu chứng hiếm gặp đối với các loại virus khác gây nhiễm trùng đường hô hấp. Đây là bệnh có tỷ lệ chết cao trong nhóm bệnh truyền nhiễm, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 1,9 – 14,7 ngày và MERS-CoV lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc gần.
Hiện nay vẫn chưa có cách chữa MERS-CoV, chưa có vắc xin chống lại loại virus này.
Khuyến cáo của WHO: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn; Che mũi và miệng khi ho và hắt hơi; Tránh tiếp xúc với mắt, mũi, miệng khi tay chưa được rửa sạch; Tránh tiếp xúc gần (ăn, uống chung cốc chén với người nhiễm bệnh); Thường xuyên khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc như: đồ chơi, sàn nhà, tay nắm cửa; ối với cán bộ y tế: thực hiện đầy đủ biện pháp phòng hộ cá nhân để bảo vệ bản thân, tránh lây nhiễm khi tiếp xúc, khám và điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc mắc MERS – CoV.
Cẩm Quyên
Theo VNN
5 nguyên nhân tiềm ẩn gây nhiễm nấm âm đạo ở chị em
Chu kì kinh nguyệt và quần áo bó sát hoàn toàn có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của các bệnh nhiễm trùng, ngứa "vùng kín" và gây rất nhiều phiền phức cho nhiều chị em.
Đã khi nào bạn rơi vào tình huống: trong cuộc họp hoặc đang ở nơi công cộng mà bỗng dưng bạn thấy ngứa ngáy không thể chịu được... ở phía dưới? Lúc này không thể đưa tay xuống gãi, bạn chỉ cầu mong làm sao để cơn ngứa qua đi và đừng bao giờ quay lại. Nhưng muốn trị những khó chịu này thì bạn cũng cần phải biết đâu là nguyên nhân sâu xa gây ra nó. Trong số những nguyên nhân gây bệnh thì nguyên nhân khiến bạn sợ hãi nhất có thể là nhiễm trùng nấm men.
Nấm men phát triển tự nhiên trên cơ thể, nhưng nó đặc biệt "thích" những ngóc ngách tối tăm, ẩm ướt và có vết nứt, vì vậy nó thường được tìm thấy trong các khu vực có nếp gấp, nách và tất nhiên, cả ở âm đạo. Một khi đã bị nhiễm nấm đồng nghĩa với việc không bao giờ có thể trị khỏi bệnh hoàn toàn. Tất cả những gì chị em có thể làm chỉ là hạn chế sự phát bệnh và giữ cho các triệu chứng trong tầm kiểm soát.
Hầu hết chị em đều hiểu sơ qua về những nguyên nhân phổ biến gây ra nhiễm trùng nấm men là: do dùng kháng sinh, tắm vòi sen, hệ thống miễn dịch yếu hoặc áo quần bó chặt... Ngoài ra cũng có những nguyên nhân tiềm ẩn khác mà không phải chị em nào cũng biết. Điển hình là 5 nguyên nhân sau đây:
1. Hàm lượng estrogen thấp
Khi qua tuổi dậy thì, estrogen được tăng cường vào các mô âm đạo bằng cách sử dụng tinh bột dưới dạng glycogen. Glycogen "thân thiện" với nấm men nhưng estrogen thì không. Vì estrogen sản sinh ra acidophilus ngăn cản sự phát triển của nấm men. Ngay trước chu kì nguyệt san, mức độ estrogen giảm xuống và tranh thủ lúc này nấm men bắt đầu phát triển. Nhưng sau kì kinh, estrogen lại tăng trở lại nên có thể tự "xử lý" nấm men nếu như nấm men chưa phát triển quá mạnh.
Nếu bạn có xu hướng dễ bị nhiễm nấm nội tiết tố, thì tuần trước khi bị "đèn đỏ", hãy tăng gấp đôi việc bổ sung probiotic, tránh ăn đường hoặc carbs. Tốt nhất nên ăn nhiều sữa chua.
2. Ăn quá nhiều đường
"Bất cứ nơi nào có là đường, ở đó có nấm men" - đó là quan điểm của các nhà nghiên cứu sức khỏe. Lượng đường trong máu tăng lên có nghĩa là có rất nhiều đường trong hệ thống của bạn, điều này đồng nghĩa với việc bạn rất dễ bị nhiễm nấm men. Vì vậy mà một chế độ ăn uống nhiều đồ ngọt chính là một "cái bẫy ngọt ngào". Ăn nhiều trái cây hoặc uống nhiều nước trái cây, thực phẩm có hàm lượng carb cao có thể gây ra đột biến lượng đường trong máu, đặc biệt là vào buổi sáng khi lượng đường trong máu đang thấp. Buổi sáng ăn nhiều đường có thể kích thích nấm men phát triển - theo quan điểm của các chuyên gia y tế.
Thêm đường vào cà phê cho bữa sáng càng làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Caffeine làm cho lượng đường trong máu tăng nhanh hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho một số nấm men phát triển. Thay vào đó, hãy lựa chọn khởi đầu một ngày với sữa chua nguyên chất rắc hạnh nhân, quế và một chút dầu vanilla.
3. Mặc quần áo quá bó hoặc quá chật
Quần áo bó gây kích ứng, có thể làm giảm khả năng miễn dịch của da. Khi khả năng miễn dịch giảm xuống thì khả năng vi trùng và virus tấn công vào cơ thể tăng lên, trong đó có cả nấm men. Hơn nữa, nấm men lại rất "thích" môi trường bí bách, ít không khí. Do đó, các loại quần áo làm từ sợi tổng hợp không thoáng khí có thể tạo ra môi trường "hoàn hảo" cho nấm men trú ngụ bên trong.
Quần lót bông không có lớp lót càng giúp nấm men phát triển nhanh hơn. Tương tự, băng vệ sinh có mùi thơm hoặc bằng bông kém chất lượng cũng có thể gây kích ứng mô ở "vùng kín", làm cho chị em có xu hướng nhiễm trùng thường xuyên.
4. Bệnh chàm âm đạo
Khi nói đến có vảy chàm, phát ban ngứa, chúng ta thường nghĩ rằng nó chỉ có ở chân tay, nhưng thực tế ngứa và chàm có thể xuất hiện cả ở "vùng kín". Đó là nguyên nhân gây viêm mãn tính và kích ứng, do đó, ở một số người có thể phát triển thành bệnh nhiễm trùng nấm men.
5. Sử dụng bao cao su diệt tinh trùng
Các thành phần hoạt động trong hầu hết các chất diệt tinh trùng là nonoxynol-9 - một chất không "thân thiện" lắm với âm đạo của chị em. Chất diệt tinh trùng có thể làm cho chị em khó chịu và làm nhiễu loạn miễn dịch âm đạo, tạo điều kiện cho nấm men có cơ hội phát triển. Nếu bạn nghi ngờ chất diệt tinh trùng trong bao cao su là nguyên nhân gây nhiễm nấm thì hãy nói chuyện với bác sĩ sản phụ khoa để có biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Theo VNE
15 thực phẩm thông dụng dễ nhiễm bẩn nhất Bạn có thể luôn mua hàng ở những cửa hàng sạch sẽ, nhưng điều đó không có nghĩa là thực phẩm bạn mua cũng sẽ "sạch". Hãy xem danh sách những thực phẩm dễ nhiễm bẩn nhất hiện nay trên các quầy hàng. Thực phẩm thái sẵn Thực phẩm thái sẵn được xem là loại thực phẩm gây nguy cơ cao đối với...