Bệnh giang mai trên người HIV
Giang mai là một bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục có tính chất nguy hiểm xếp thứ hai sau HIV. Tất cả bệnh nhân có biểu hiện bệnh giang mai nên được cung cấp xét nghiệm HIV và tất cả các bệnh nhân nhiễm HIV cần được thường xuyên sàng lọc giang mai.
Bởi giang mai có thể tăng cường việc lây nhiễm HIV thông qua việc tăng tỷ lệ loét bộ phận sinh dục. Phát hiện và điều trị giang mai có thể giúp giảm lây nhiễm HIV.
Tổng quan về bệnh giang mai
Bệnh giang mai: Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do một loại vi khuẩn hình xoắn Treponema pallidum như lò xo gọi là xoắn khuẩn giang mai gây ra. Bệnh giang mai là bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị đúng đắn, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của người bệnh, thậm chí ảnh hưởng đến cả thai nhi.
Lây nhiễm: Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi giao hợp không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn hay miệng), qua các vết xước trên da, niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai. Xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở đi, do xoắn khuẩn xâm nhập máu thai nhi qua dây rốn.
Giai đoạn giang mai
Giai đoạn 1
- Biểu hiện chính là vết loét giang mai tại bộ phận sinh dục như ở quy đầu (với nam), môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung (với nữ).
Vết loét có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ, đáy vết loét thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và không đau.
Nguồn ảnh: Internet.
- Vết loét này có thể tự mất sau 6 đến 8 tuần lễ kể cả không điều trị nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.
Giai đoạn 2: Thường bắt đầu sau khi có vết loét từ 6 đến 9 tháng, chủ yếu biểu hiện bằng các tổn thương trên da với các nốt ban màu hồng như hoa đào (đào ban), vết sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc.
Giai đoạn 3: Bệnh phát triển trong các phủ tạng như não, gan, cơ bắp tim mạch …, gây nên các bệnh cảnh khác nhau tùy bộ phận cơ thể bị nhiễm giang mai.
Bệnh giang mai trên bệnh nhân HIV
Tác động qua lại giữa bệnh giang mai và HIV
- Nguy cơ lây nhiễm HIV qua con đường tình dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là quan hệ với người bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có giang mai. Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là các bệnh có loét ở sinh dục (giang mai, herpes, HPV, hạ cam, …). Ở đâu có tỉ lệ các bệnh lây truyền qua đường tình dục cao ở đó có sự gia tăng HIV.
- Có thể nói giang mai vừa là bạn đồng hành, vừa là yếu tố nguy cơ, vừa là yếu tố chỉ điểm của HIV. Hay nói cách khác các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV đều có chung các yếu tố nguy cơ cao là quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục với nhiều người. Chính vì vậy người ta cũng coi HIV là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm nhất.
Chấn đoán bệnh giang mai trên bệnh nhân HIV
- Việc chẩn đoán bệnh giang mai có thể phức tạp hơn ở những bệnh nhân nhiễm HIV vì kết quả huyết thanh âm tính giả và dương tính giả cho T pallidum và biểu hiện lâm sàng không điển hình trong sự hiện diện của nhiễm HIV. Tuy nhiên, cần kiểm tra huyết thanh để xác định chính xác có bị giang mai hay không? Đồng thời đánh giá virut HIV trong cơ thể để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho cả hai bệnh một lúc
Nguồn ảnh: Internet.
- Việc kiểm tra cẩn thận và xác định chính xác giúp việc điều trị có hiệu quả cao hơn, tổn thương giang mai chính không đau, đặc biệt là liên quan đến trực tràng và âm đạo, thường không được chú ý, phát ban thứ bệnh giang mai, tổn thương da-niêm mạc và các triệu chứng toàn thân có thể tinh tế hoặc gây hiểu lầm mà không được điều trị kịp thời. Bệnh thần kinh trung ương có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào của giang mai, cần làm xét nghiệm kiểm tra dịch não tủy của các bệnh nhân giang mai trên bệnh nhân mắc HIV.
Điều trị bệnh giang mai trên bệnh nhân nhiễm HIV
- Penicillin G là phác đồ được khuyến cáo, dùng bất cứ khi nào có thể cho tất cả các giai đoạn của bệnh giang mai ở những bệnh nhân HIV. Không có lựa chọn thay thế với Penicillin G có sẵn để điều trị bệnh giang mai thần kinh, giang mai bẩm sinh hoặc giang mai trong thai kì.
- So với các bệnh nhân nhiễm HIV thì bệnh nhân nhiễm HIV kèm theo giang mai giai đoạn sớm có thể có nguy cơ cao biến chứng thần kinh và một tỷ lệ cao hơn trong thất bại điều trị với các phác đồ hiện nay. Không có phương pháp nào điều trị hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa giang mai thần kinh ở bệnh nhân nhiễm HIV hơn so với phương pháp điều trị cho những bệnh nhân không nhiễm HIV.
- Để đánh giá hiệu quả điều trị cần lấy huyết thanh vào ngày đầu tiên điều trị, đặc biệt là những bệnh nhân mắc giang mai sớm, không lấy mẫu huyết thanh khi đang trong thời gian điều trị và so sánh khi kết thúc điều trị.
Phòng tránh giang mai
- Có đời sống tình dục lành mạnh, không quan hệ tình dục với nhiều người, chung thủy một vợ, một chồng. Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục tránh lây nhiễm một số bệnh truyền qua đường sinh dục khác.
- Sử dụng bao cao su đúng cách trong những lần quan hệ tình dục. Không dùng bao cao su đã bị rách, bao cao su chỉ dùng một lần không dùng lại lần thứ hai.
- Nữ giới không nên mang thai khi đang mắc bệnh giang mai, vì sẽ gây nên một số biến chứng cho thai nhi như sẩy thai, thai chết lưu, và một số dị tật bẩm sinh khác. Nếu đang trong thai kỳ mà chẳng may bị giang mai nhưng điều trị không tốt thì nguy cơ truyền lây nhiễm cho đứa trẻ trong bụng là khó tránh khỏi, vì vậy có thể kham khảo ý kiến của bác sĩ xem có nên giữ cái thai hay không.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
Bệnh giang mai có thể có những triệu chứng không điển hình ở bệnh nhân HIV dương tính, nguy cơ nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng giang mai tại mắt và thần kinh. Việc phát hiện giang mai trên những bệnh nhân HIV và điều trị sớm là việc cần thiết để làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho người bệnh.
Theo Alobacsi
Video đang HOT
Người đàn ông mắc bệnh giang mai dù không quan hệ tình dục, thủ phạm khiến nhiều người bất ngờ
Ông Lưu năm nay 60 tuổi, gần đây ông bị suy sụp tinh thần khi phát hiện mắc bệnh giang mai nghiêm trọng. Ông Lưu la hét: "Đã rất lâu tôi không quan hệ tình dục, tại sao lại mắc bệnh giang mai?"
Gần đây, ông Lưu đã đến khám tại Khoa Da liễu của Bệnh viện Trung Sơn trực thuộc Đại học Hạ Môn. Bác sĩ phát hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân của ông Lưu có lớp vảy rất dày, một số trong số đó rơi ra và thậm chí hình thành một lớp da bị mủn.
Lòng bàn tay và bàn chân của ông Lưu xuất hiện nhiều ban đỏ, chẩn đoán mắc bệnh giang mai.
Ông Lưu nói với bác sĩ: "Tôi đã có những triệu chứng này trong vài tháng. Ban đầu, chỉ xuất hiện ban đỏ lớn và không có triệu chứng ngứa hay đau rõ ràng". Sau đó, ông Lưu được chẩn đoán bị dị ứng tại phòng khám địa phương, nhưng sau khi dùng thuốc, các triệu chứng không những không cải thiện mà ngày càng có nhiều dấu hiệu nghiêm trọng hơn.
Bác sĩ đề nghị ông Lưu làm xét nghiệm máu, và kết quả xét nghiệm thật đáng kinh ngạc, hóa ra là bệnh giang mai, hơn nữa lại là giai đoạn thứ hai của bệnh giang mai. Sau khi hỏi tỉ mỉ ông Lưu và người thân của ông, được biết ông Lưu không có quan hệ tình dục bừa bãi bên ngoài, thậm chí nhiều năm nay ông cũng không quan hệ tình dục, vậy con đường lây nhiễm bắt nguồn từ đâu?
Con đường lây nhiễm bắt nguồn từ việc trám răng
Theo như chia sẻ từ cuộc sống của ông Lưu, nguyên nhân lớn nhất có thể là do trám răng. Gần 10 năm nay, ông Lưu đã nhiều lần trám răng ở phòng khám địa phương, lần gần đây nhất là một năm trước. Phòng khám tư nhân điều kiện vệ sinh kém, và việc khử trùng các thiết bị sử dụng không được triệt để, và có chảy máu trong quá trình trám răng.
Ông Lưu bị lây nhiễm bệnh giang mai khi đi làm răng không đảm bảo an toàn. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Khương Hiểu Dũng, Phó Khoa Da liễu của Bệnh viện Trung Sơn cho biết: "Giang mai là một bệnh tình dục thường thấy, hầu hết lây truyền qua quan hệ tình dục, nhưng cũng có khả năng lây truyền qua máu hoặc lây truyền từ mẹ sang con. Ông Lưu bị bệnh giang mai giai đoạn 2, chứng tỏ không phải ông Lưu mới bị lây nhiễm, thời gian nhiễm bệnh cũng phải được vài tháng".
Vì ông Lưu không có quan hệ tình dục trong nhiều năm, vậy có thể là do lây truyền qua máu. Theo quy luật phát triển của bệnh giang mai, khả năng nhiễm trùng răng là rất cao. Nếu bệnh nhân trước đó mắc bệnh giang mai, thiết bị được sử dụng sau khi trám răng sẽ bị nhiễm bẩn và sẽ được truyền cho bệnh nhân tiếp theo.
Theo bác sĩ Khương Hiểu Dũng: "Giống như ông Lưu, lây truyền bệnh qua đường máu, có thể không có các triệu chứng ở cơ quan sinh dục mà trực tiếp vào bệnh giang mai giai đoạn 2. Hiện tại, ông Lưu có một lượng lớn mầm bệnh giang mai ban đỏ và xói mòn trên cơ thể, tính lây truyền vô cùng mạnh."
Bác sĩ kiến nghị gia đình nhất định phải cách lý, để phòng ngừa lây truyền. May mắn thay, bệnh giang mai giai đoạn thứ 2 của ông Lưu thuộc giai đoạn sớm, nếu điều trị kịp thời, sau điều trị giũ gìn cẩn thận, hiệu quả rất tốt. Bác sĩ Khương Hiểu Dũng nhắc nhở, mọi người cố gắng tìm cơ sở y tế có giấy phép kinh doanh chính thức, đáng tín cậy để đảm bảo không bị truyền nhiễm, bằng không giống như ông Lưu thì vô cùng đáng tiếc.
Bệnh giang mai lây qua đường nào?
Xoắn khuẩn giang mai
Bệnh chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn. Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập qua da - niêm mạc của bộ phận sinh dục ít nhiều bị xây xát khi quan hệ tình dục sẽ gây bệnh tại chỗ (săng), đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan là bị nhiễm HIV/AIDS, bị các bệnh hay tổn thương ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục không bảo vệ (quan hệ tình dục miệng - sinh dục, quan hệ tình dục đồng giới...).
Bệnh giang mai có thể lây do truyền máu (tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma túy mà bơm tiêm không khử khuẩn) và gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bẩn như xăm mình, xỏ lỗ tai, làm đẹp răng... mà khi đó thiết bị không được khử trùng, nó có thể lây lan virus.
Biến chứng của giang mai
- Xoắn khuẩn giang mai có thể gây tổn thương tất cả các cơ quan quan trọng trong cơ thể.
- Bệnh giang mai tác động xấu đến da, niêm mạc, mắt đến các cơ quan nội tạng như gan, tim mạch, thần kinh.
- Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, bại liệt toàn thân, rối loạn tâm thần, viêm gan.
- Giang mai bẩm sinh có thể gây tử vong cho thai nhi hoặc dị dạng thai sau khi sinh.
Phòng chống bệnh giang mai
- Xây dựng lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ, một chồng.
- Thực hiện hành vi tình dục an toàn, có biện pháp bảo vệ
- Để phòng bệnh giang mai bẩm sinh cần phải phát hiện kịp thời và điều trị cho người mẹ nếu bị bệnh trong khi mang thai. Cần làm các phản ứng huyết thanh một cách có hệ thống cho tất cả các chị em phụ nữ có thai.
- Khi phát hiện bị bệnh cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị ngay, không được tự ý mua thuốc điều trị.
Theo Khám phá
Khi bệnh tình dục tấn công lên mắt Giang mai mắt là một tình trạng đi kèm giang mai, căn bệnh lây truyền qua đường tình dục "xưa như trái đất" nhưng đang trỗi dậy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Hội thảo Da liễu Khu vực phía Nam kỳ 1 -2019 được Bệnh viện Da liễu TP HCM tổ chức sáng 26-3, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn...