Bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh
Ngày 21 tháng 7 năm 2017 – Chantal, 27 tuổi ở quận Fresno, CA, phát hiện ra dương tính với giang mai khi mang thai 7 tháng. Đến khi cô được điều trị thì đã quá trễ với con trai mình.
Em bé sinh ra nặng 3,9kg vào giữa tháng 3 – bị mù một bên mắt và có thể sẽ gặp nhiều vấn đề sức khoẻ khác liên quan đến bệnh giang mai bẩm sinh.
Chantal cho biết: “Tôi đã nhìn thấy hình ảnh mắt của bé, võng mạc mắt phải có màu tím, còn mắt trái dường như bị rữa.”
Giang mai, thảm họa quá khứ tưởng như đã bị xóa sổ ở Hoa Kỳ thì nay đã trở lại với tỷ lệ đáng báo động ở tất cả các bang.
Theo bác sĩ M. Nael Mhaissen, chuyên gia bệnh truyền nhiễm nhi ở Bệnh viện Nhi đồng Valley, người đã điều trị cho Chantal và con trai chia sẻ: “Thật sự rất khó khăn khi phải nhìn những đứa trẻ vừa sinh ra đã mắc phải căn bệnh được phát hiện từ 500 năm trước.”
1. Tỷ lệ mắc bệnh đang tăng
Các cán bộ y tế công cộng đổ lỗi cho sự thiếu giáo dục, nghèo đói, và việc sử dụng ma túy có liên quan đến mại dâm đã gây ra dịch bệnh. Theo số liệu của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) thì giữa năm 2012 và 2015, tỷ lệ giang mai bẩm sinh tăng 46% từ 334 lên 487 trường hợp, tức là cứ 12,4 trường hợp trên 100.000 ca sinh nở trực tiếp, con số cao nhất kể từ năm 2001.
Ở Louisiana (83,9 trên 100.000 các ca sinh nở trực tiếp), California (28.5) và Maryland (25) là những nơi có tỉ lệ cao nhất vào năm 2015. Các bà mẹ người Mỹ gốc Phi và người Châu Mỹ Latinh bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với tỷ lệ mắc bệnh cao hơn lần lượt 8% và 3,5% so với các bà mẹ da trắng.
Beni Adeniji, MD, chuyên gia tiền sản ở Bệnh viện Thung lũng Children’s Hospital, trung tâm California nói: “Đây là những con số tỷ lệ cũ, và chúng ta đang phải đối mặt với thực tế mới.”
Bệnh giang mai rất dễ lây. Đó là do vi khuẩn gây ra và lây lan qua quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn hay miệng. Bệnh có thể truyền từ người mẹ bị nhiễm sang đứa trẻ chưa sinh.
Khi bị nhiễm bệnh rất dễ gia tăng mặc dù bệnh giang mai có thể điều trị dễ dàng với penicillin, một loại thuốc đã được phát hiện từ những năm 1940. Một liều tiêm penicillin duy nhất cho mẹ ngay sau khi chẩn đoán và trong vòng 30 ngày sau khi sinh thì trong hầu hết các trường hợp có thể làm giảm nguy cơ lây truyền cho mẹ và con. Nếu một em bé được sinh ra với căn bệnh này, các bác sĩ có thể điều trị nó với một đợt kháng sinh 10 ngày hoặc một liều tiêm.
Nghiên cứu CDC cho thấy trong số 458 bà mẹ mắc bệnh trong năm 2014, 100 người không nhận chăm sóc trước khi sinh và 44 người không nhận được thông tin về căn bệnh này.
Sarah Kidd, một chuyên gia dịch tễ học thuộc Phòng Phòng chống bênh tình dục của CDC cho biết: “Khi chúng ta bỏ lỡ cơ hội để sàng lọc và điều trị phụ nữ mang thai mắc bệnh tình dục, kết quả là những đứa trẻ sơ sinh bị bệnh giang mai. Thật sự rất kinh khủng”.
CDC khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai cần được xét nghiệm bệnh giang mai (cũng như HIV và viêm gan B ) trong lần khám đầu tiên. Ví dụ những người sống ở những khu vực có nguy cơ cao như Thung lũng trung tâm của California – nên được kiểm tra lại ở tuần 28 trong tam cá nguyệt thứ ba. Sau khi điều trị, phụ nữ vẫn có thể bị nhiễm bệnh và cần đảm bảo họ tiếp tục được xét nghiệm.
Video đang HOT
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh giang mai là những cơn đau ở bên ngoài bộ phận sinh dục, hậu môn, hoặc trực tràng. Đau cũng có thể xuất hiện trên môi và trong miệng. Nhưng nhiều trường hợp không có triệu chứng gì, đặc biệt ở phụ nữ. Những người không có triệu chứng đôi khi không biết mình bị bệnh và truyền bệnh cho người khác.
Một tương lai không chắc chắn
Chantal, người chỉ sử dụng tên đệm của cô vì lý do riêng tư, đã không được điều trị cho đến những tuần cuối cùng trước khi con trai chào đời, khi mọi thứ đã quá muộn cho cậu bé. Điều trị kháng sinh có thể ngăn chặn bệnh, nhưng nó không thể đảo ngược những tổn thương gây ra trước khi sinh.
Theo CDC, nếu không điều trị, 40% trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh sẽ chết non hoặc chết vì nhiễm khuẩn ngay sau khi sinh. Những người sống sót có thể bị tê liệt suốt đời, mất thính giác, mù, biến dạng xương và tổn thương não .
Giang mai đã gần như biến mất ở Hoa Kỳ vào năm 2000. Nhưng sau cuộc suy thoái năm 2008, một cuộc khảo sát tiến hành năm 2009 của NCSD (National Coalition of STD Directors) ước tính 69% các chương trình phòng chống bênh tình dục đã bị cắt giảm ngân sách, số phòng khám sức khoẻ giảm 10%.
Theo Jeffrey D. Klausner, giáo sư y khoa và y tế công cộng tại Trường Y khoa David Geffen của UCLA (Viện đại học Califonia), xu hướng này đã tiếp tục và các chương trình giáo dục giới tính cũng đã giảm đều trên toàn quốc.
Ông nói: “Vì bệnh giang mai bẩm sinh là một trong những loại bệnh có thể ngăn ngừa nhất, nó là một dấu hiệu cảnh báo sớm cho nguy hiểm đang đến gần của hệ thống y tế công cộng của chúng ta.”
Cuộc tranh luận hiện tại Quốc hội về việc có nên bãi bỏ đạo luật cải tổ y tế Obamacare và mối đe dọa làm cho hàng triệu người Mỹ không có bảo hiểm mà không được chăm sóc trước khi sinh, bệnh giang mai có thể trở lại.
Sau khi tỷ lệ nhiễm HIV tăng gấp 3 lần ở khu vực New Orleans, chính quyền Louisiana đã đưa ra cảnh báo về sức khoẻ vào năm 2016 cho tất cả các bác sĩ và nhân viên y tế để nâng cao nhận thức về cuộc khủng hoảng.
Deann Gruber, giám đốc phòng bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế Louisiana cho hay “Wow, chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy một trường hợp như thế này trong 20 năm qua”
Với sự giúp đỡ của CDC, Louisiana đã thành lập 9 khu vực y tế công cộng và các lực lượng y tế hoạt động tích cực. Gruber cho biết kết quả ban đầu năm 2016 đã giảm xuống, đây là chuyển biến tích cực và “chúng tôi thực sự hy vọng vào năm 2017.”
Nicholas Van Sickels, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm thuộc Trường Y Đại học Tulane, điều trị bệnh nhân nhiễm HIV thì khoảng 1/5 cũng có kết quả dương tính với giang mai. Ông nói: “Ở các tiểu bang miền Nam nước Mỹ có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất trong cả nước, và nơi mà có HIV, luôn có cả giang mai. Khi chúng ta nhìn thấy những tỷ lệ thực sự cao này, chúng ta nên kiểm tra tất cả mọi người ngay cả bà lão trong nhà dưỡng lão, công nhân đường phố, tất cả mọi người. Tôi thậm chí còn hỏi ý kiến mẹ tôi để được kiểm tra.”
Brian Barkemeyer, giáo sư nhi khoa chuyên khoa sơ sinh tại Trường Y Louisiana State University cho biết việc lạm dụng chất gây nghiện cũng là nguyên nhân gây bệnh. Ở California và Louisiana, các cán bộ y tế công cộng đang làm việc tích cực để kiểm tra giang mai 2 lần trong thời gian mang thai nhằm đảm bảo phụ nữ bị nhiễm bệnh thông báo cho bạn tình để họ cũng được điều trị.
Nhưng thường thì những phụ nữ như Chantal có nhiều bạn tình. Hoặc, nếu họ là gái mại dâm, họ thậm chí không biết về người bạn tình của họ. Chantal mô tả con đường phía trước cho con mình : “Tôi không biết ai là người đã lây nhiễm cho tôi và tôi không thể nói với họ. Chúng tôi sẽ không để cho nó ảnh hưởng tới mình. Đó là quá khứ của tôi – chỉ thế thôi và chúng tôi sẽ vượt qua. Tôi muốn nhắn nhủ mọi người hãy luôn luôn sử dụng biện pháp bảo vệ, dù cho đó là với người bạn biết từ lâu. Hãy đi kiểm tra thường xuyên bởi bạn không bao giờ biết liệu mình có mắc bệnh hay không.”
Hà Anh
Theo WEBMD/SK&ĐS
Thái Lan: Căn bệnh "khó nói" gia tăng với tốc độ đáng lo ngại
Theo Bộ Y tế Thái Lan, từ đầu năm tới nay có tới gần 250 trẻ em sơ sinh ra đời mắc bệnh giang mai bẩm sinh vì bị lây nhiễm từ mẹ.
Hình minh họa
Tốc độ gia tăng chóng mặt
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Thái Lan Sukhum Karnchanapima, đây là một vấn đề nghiêm trọng liên quan sức khỏe cộng đồng. Ở Thái Lan, từ tỷ lệ nhiễm bệnh 2-3/100.000 người đến nay đã tăng lên 12/100.000 người bị nhiễm bệnh.
Riêng từ ngày 1/1 đến ngày 13/5/2019 có 3.080 người ở mọi lứa tuổi được chẩn đoán mắc bệnh giang mai. Trong số này có 40,42% người trong độ tuổi từ 15 đến 24 và khoảng 24,48% trong độ tuổi từ 25 đến 34.
Theo ông Sukhum Karnchanapimai, bệnh giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và cũng có thể lây lan qua máu. Dù có thể chữa khỏi nhưng bệnh nhân vẫn có khả năng tử vong nếu không phát hiện kịp thời.
Theo cảnh báo gần đây của Trung tâm STI, thuộc Cục kiểm soát dịch bệnh quận Bangrak ở thủ đô Bangkok, số ca mắc giang mai đang gia tăng với tốc độ đáng lo ngại, xuất hiện ở mọi giới tính, mọi lứa tuổi. Đặc biệt trẻ sơ sinh cũng nằm trong đối tượng mắc bệnh vì mẹ của chúng bị nhiễm bệnh và họ không nhận thức được sự nguy hiểm.
"Trong quá trình chăm sóc cho bà bầu, có giai đoạn mỗi tuần tôi phát hiện một trường hợp mắc giang mai. Thậm chí rất nhiều trường hợp mắc bệnh giang mai cũng dương tính với HIV", Tiến sĩ Thanyanan Kangvalyhroj thuộc Trung tâm STI chia sẻ.
Theo Bộ Y tế Thái Lan, độ tuổi lần đầu tiên quan hệ tình dục ở nước này đã giảm xuống 13-15 tuổi. Khoảng 50% trong số này được báo cáo là không sử dụng bao cao su. Một trong những nguyên nhân khiến căn bệnh "khó nói" gia tăng là do nhận thức của người dân. Ở Thái Lan, giang mai là chủ đề hiếm khi được mang ra thảo luận.
Tại các trường học từ cấp 2, cấp 3 và đại đọc, Thái Lan đều có các lớp về giáo dục giới tính. Tuy nhiên các thanh niên trẻ hầu như không tỏ ra quan tâm, một số cảm thấy xấu hổ, số khác thiếu ý thức có những lời nói nhạo báng và cười cợt. "Trong vấn đề giáo dục giới tính, nhiều thanh thiếu niên quá chủ quan về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, để rồi sau đó nhận "trái đắng"", ông Thanyanan Kangvalyhroj cho hay.
Theo Tiến sĩ Thanyanan Kangvalyhroj, nhóm bệnh nhân dễ bị mắc giang mai qua đường tình dục là trẻ vị thành niên đang trong độ tuổi trung học và đại học. Ví dụ điển hình nhất mà Trung tâm STI tiếp nhận là một bé gái 15 tuổi đã mắc giang mai khi mang thai đôi. Hay trường hợp của một thanh niên tên Mond, anh tìm đến phòng khám của Trung tâm STI khi nhận thấy có nhiều nốt đỏ phát ban.
Nhiều thanh thiếu niên bị cho là không quan tâm đến các khóa học giáo dục giới tính
Các kết quả xét nghiệm cho thấy anh đã mắc giang mai ở giai đoạn 3 và hoàn toàn không biết gì về căn bệnh này. "Tôi chưa bao giờ nghe nói đến căn bệnh này. Tôi chỉ mới phát hiện ra khi đọc được thông tin ở các tờ rơi dán trên tường", anh Mond chia sẻ.
Trước tình trạng này, Bộ Y tế Thái Lan đã chỉ đạo cho các giám đốc Sở Y tế giám sát chặt chẽ tình hình và có biện pháp ngăn chặn bệnh lây lan, kêu gọi mọi người tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng bao cao su, không quan hệ tình dục bừa bãi, đi xét nghiệm nếu thấy các dấu hiệu của bệnh.
Những điều cần biết về giang mai
Bệnh giang mai phát triển theo bốn giai đoạn chính. Giai đoạn 1 rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời. Khoảng 3-90 ngày sau khi nhiễm bệnh, bệnh nhân sẽ xuất hiện tổn thương da ở các điểm tiếp xúc, thường là ở bộ phận sinh dục. Tổn thương này là một dạng viêm loét, có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục kích, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ...
Các triệu chứng trên có thể tự biến đi sau 3-6 tuần lễ kể cả không điều trị nên nhiều người tưởng lầm rằng căn bệnh đã biến mất. Trên thực tế, vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển.
Giai đoạn 2 bắt đầu từ tuần thứ 4-10. Lúc này trên toàn cơ thể hoặc tứ chi bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân, xuất hiện nốt ban đối xứng, màu hồng như hoa đào, không ngứa. Cũng có thể xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc. Các triệu chứng khác thường gặp ở giai đoạn này bao gồm sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch.
Một số trường hợp hiếm gặp có thể kèm theo viêm gan, thận, viêm khớp, viêm màng xương, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng bồ đào, và viêm giác mạc kẽ. Các triệu chứng này thường tự biến mất sau 3-6 tuần.
Hết giai đoạn 2 người bệnh không phát hiện và chữa trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn ủ bệnh. Trong khoảng thời gian này, bệnh sẽ không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào và chỉ âm ỉ phát triển sang giai đoạn 3.
Giang mai ở giai đoạn này rất nghiêm trọng, sẽ xuất hiện trong vòng từ 10 đến 30 năm sau khi bị lây nhiễm. Các triệu chứng gồm tổn thương tim mạch và não, vấn đề trí nhớ, tê liệt, vấn đề thăng bằng và có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh giang mai gây nên những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng sinh sản.
Hiện vẫn chưa có vắc xin chủng ngừa với bệnh. Căn cứ vào mức độ bệnh của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng. Việc điều trị đúng thời điểm, đặc biệt càng chữa sớm càng tốt sẽ hạn chế sự tiến triển của bệnh, phòng tránh các biến chứng xấu do bệnh gây nên. Do vậy không nên quan hệ tình dục với một người bị bệnh để tránh lây truyền. Có thể sử dụng bao cao su , tuy nhiên vẫn có thể không an toàn tuyệt đối.
Không tiếp xúc với bệnh nhân khi cơ thể có những vết xước. Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn mặt, bàn chải răng, dao cạo, kim tiêm....
Giang mai được điều trị sớm thì khả năng khỏi hẳn lên đến 90%. Tuy nhiên, bệnh cũng rất dễ tái phát nếu bệnh nhân không tuân thủ nghiêm ngặt những quy trình điều trị và không thực sự kiên trì trị bệnh. Giang mai giai đoạn tái phát sẽ nặng hơn, khó điều trị hơn.
Mến Thương
Theo baophapluat
Bé trai 15 tuổi mắc giang mai vì quan hệ với người quen qua mạng Trong những năm gần đây, số lượng trẻ em mắc các bệnh lây qua đường tình dục ngày càng gia tăng. Ngoài bị lây nhiễm trong quá trình sinh hoạt, nhiều bé mắc bệnh do tự nguyện quan hệ tình dục. Nhiều năm khám bệnh lây qua đường tình dục (BLQĐTD), bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thanh Thơ - Phó trưởng...