Bệnh gì khi bị “chuột rút” về đêm?
Nếu để ý một chút thì người bệnh rất dễ nhận ra các triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn đầu của bệnh này là phù hai chi dưới kèm cảm giác nặng, chuột rút về ban đêm.
Theo một thống kê nghiên cứu do Trường ĐH Y Dược TPHCM chủ xướng, 77,6% bệnh nhân bệnh suy tĩnh mạch trước đó không hề biết gì về bệnh này.
Điều này nói lên thực trạng về bệnh lý tĩnh mạch ở nước ta, trong đó chủ yếu là bệnh nhân ít quan tâm, ngại đi khám, thầy thuốc coi nhẹ và bỏ sót các triệu chứng.
Cụ thể là 91,3% bệnh nhân không được điều trị và 8,7% được điều trị không đúng phương pháp (chủ yếu là sử dụng các loại thuốc chữa triệu chứng như Aspirin, lợi tiểu hoặc các loại đông dược).
Video đang HOT
Nếu để ý một chút thì người bệnh rất dễ nhận ra các triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn đầu của bệnh này là phù hai chi dưới kèm cảm giác nặng, chuột rút về ban đêm. Những triệu chứng này sẽ bớt khi bệnh nhân kê chân cao buổi tối, khi đi ngủ.
Khi bệnh nặng hơn thì xuất hiện các mảng rối loạn dinh dưỡng trên da và các tĩnh mạch dãn dần, nổi ngoằn ngoèo, có thể có những đợt viêm tắc tĩnh mạch với các triệu chứng nhiễm trùng toàn thân như sốt cao, môi khô, lưỡi dơ và tại chỗ tĩnh mạch bị viêm đỏ, bên trong lòng xuất hiện những cục thuyên tắc cứng…
Người bệnh cũng nên biết phẫu thuật để điều trị bệnh suy tĩnh mạch hiện có hai phương pháp chính: Lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị dãn (gọi là phương pháp Stripping) bằng một dụng cụ chuyên dùng cho phép rút các tĩnh mạch như chúng ta làm lòng gà và phương pháp Chivas (lấy các đoạn tĩnh mạch bị dãn của hệ thống xuyên).
Phương pháp Chivas là phương pháp điều trị khá triệt để và có tỉ lệ tái phát thấp nhất. Ngoài ra, người ta còn áp dụng phương pháp làm lạnh với nitơ lỏng âm 90oC để làm nghẹt lòng tĩnh mạch qua một ống thông trong lòng tĩnh mạch, tuy nhiên phương pháp này tỉ lệ tái phát khá cao (30% các trường hợp).
Việc điều trị bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới đòi hỏi sự kết hợp giữa dùng thuốc, phẫu thuật và tập vật lý trị liệu tại các trung tâm chuyên sâu về bệnh này như Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM, các khoa phẫu thuật mạch máu tại một số bệnh viện lớn khác.
Nhân loại đã bước sang một thiên niên kỷ mới với bao nhiêu thành tựu khoa học về y học đã đạt được, trong đó phải kể đến những thành tựu lớn trong nghiên cứu và điều trị các bệnh lý về mạch máu. Tuy nhiên, mấu chốt quan trọng nhất với mọi người là phòng bệnh vẫn cứ hơn chữa bệnh.
Với suy dãn tĩnh mạch, chúng ta nên quan tâm đến các phương pháp phòng ngừa rất đơn giản, như: Để chân cao khi nằm nghỉ, tập cơ mạnh hơn, tránh đứng hay ngồi lâu, mang vớ thun hay quấn chân bằng băng thun, sửa lại vị trí bàn chân đối với các dị tật, tránh béo phì, tập hít thở sâu, làm tăng sức bền của thành mạch máu bằng tập thể dục; ăn chế độ giàu vitamin, nhiều chất xơ để tránh táo bón…
PGS-TS-BS Nguyễn Hoài Nam (Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TPHCM)
Theo NLĐ
Vì sao chân hay bị tê?
Nếu như chân bạn hay bị chuột rút, sưng, tê và mỏi thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo máu lưu thông kém.
Thường thì máu di chuyển khắp cơ thể, cho phép bạn chuyển động dễ dàng cũng như giúp duy trì trái tim hoạt động. Máu lưu thông chậm thường khiến cho chân bạn bị chuột rút, tê và sưng. Tình trạng này có thể do các một số bệnh tật hoặc có thể báo hiệu những vấn đề phát triển bất thường trong các mạch máu.
Bệnh mạch máu ngoại vi
Người mắc bệnh mạch máu ngoại biên được đặc trưng bởi các mạch máu hẹp nằm bên ngoài của tim và não. Tình trạng này càng trở nên xấu đi dưới tác động bởi nhiệt độ lạnh, căng thẳng cảm xúc... Điều này có thể dẫn tới những thiệt hại về cấu trúc các mạch máu, dẫn đến giảm lưu thông máu ở chân, cánh tay hoặc các bộ phận cơ thể khác.
Nhiều chuyên gia sức khỏe giải thích rằng bệnh mạch máu ngoại vi sẽ làm hạn chế lưu thông máu trong những động mạch dẫn đến tim, não và tứ chi. Thủ phạm chính là do chất béo tích tụ trong động mạch. Đây là nguyên nhân chính trong việc gây ra các vấn đề liên quan đến lưu thông mạch máu ngoại vi.
Viêm, suy tĩnh mạch
Việc tắc nghẽn dòng chảy của máu qua các tĩnh mạch như một cục máu đông cũng có thể dẫn đến suy tĩnh mạch. Thường thì van trong tĩnh mạch của chân sẽ tự động ngăn máu chảy sai hướng và thực hiện chức năng chuyển tiếp lưu lượng máu như một phần chức năng bình thường của tĩnh mạch.
Tuy nhiên nếu các van trong tĩnh mạch có vấn đề sẽ có thể ngăn chặn lưu lượng máu ở vùng này, gây ra sự rò rỉ trong các tĩnh mạch. Tình trạng này sẽ ngăn chặn quá trình lưu thông bình thường và là nguyên nhân gây sưng và mỏi chân.
Để khắc phục điều này bệnh nhân cần phải tập luyện thể dục nhiều hơn và quản lý trọng lượng cơ thể ổn định, đặc biệt ưu tiên những bài tập nâng chân.
Tiểu đường
Tiểu đường là một tình trạng mãn tính đặc trưng bởi mức độ cao của glucose trong máu. Biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường là vấn đề với lưu thông mạch máu. Đặc biệt biến chứng này càng tăng lên nếu bệnh nhân bị tiểu đường có chế độ ăn uống hoặc duy trì chất lượng cuộc sống không lành mạnh.
Nếu bạn đang bị tiểu đường, bạn nên quản lý lượng đường trong máu thông qua các loại thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ và lập kế hoạch dinh dưỡng hợp lý để làm giảm nguy cơ biến chứng. Ngoài ra, không quên tập thể dục hàng ngày nhằm quản lý trọng lượng và thúc đẩy tuần hoàn máu.
Xơ cứng động mạch
Đây là nguyên nhân bổ sung gây áp lực đến động mạch và hạn chế lưu lượng máu đến các cơ quan và mô trong cơ thể. Tình trạng này có liên quan đến xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn.
Trong trường hợp tổn thương thành động mạch, bệnh mạch máu ngoại biên cũng như suy tĩnh mạch và tuần hoàn kém từ quản lý bệnh tiểu đường thì việc lựa chọn lối sống không lành mạnh như chế độ ăn uống nhiều chất béo, mức độ cholesterol cao và ít tập thể dục sẽ khiến lưu thông máu không được cải thiện khiến hiện tượng này trở nên tồi tệ hơn.
Thảo Nguyên (Theo livestrong)
Điểm mặt những bệnh thường mắc mùa nắng nóng Thân nhiệt con người bình thường được duy trì trong một giới hạn hẹp, cho dù có những biến động lớn của điều kiện môi trường và hoạt động thể lực. Những biểu hiện thường đi kèm với các bệnh lý toàn thân là rối loạn điều hoà thân nhiệt, chuột rút, kiệt sức, trúng nóng... Cơ thể điều hoà thân nhiệt dựa...