Bệnh đột quỵ và những điều cần biết
Theo điều tra của tổ chứ y tế thế giới (WHO) bệnh đột quỵ là một trong 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu hiện nay, bên cạch các chứng bệnh về tim mạch và tai biến khác. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị sớm bệnh nhân có thể dễ dàng hồi phục và tránh các di chứng nặng nề.
Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) là khi có sự ngưng trệ đột ngột của dòng máu cung cấp cho não. Phần lớn là do đột ngột tắc nghẽn động mạch nuôi não. Nếu không được điều trị sớm thì những tế bào não sẽ bắt đầu bị hoại tử nhanh chóng. Hậu quả là để lại thương tật nghiêm trọng hoặc tử vong, nặng hơn là khi mô não đã bị hoại tử thì các cơ quan do não điều tiết trong cơ thể sẽ không hoạt động nữa. Đây là lý do vì sao đột quỵ là chứng bệnh gây thương tật vĩnh viễn hàng đầu.
Bệnh đột quỵ thường có triệu chứng và diễn tiến bệnh khá nhanh và đột ngột, nếu không lưu ý và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với người bệnh. Đa số bệnh nhân và gia đình không nhận biết được cơn đột quỵ đang xảy ra, hoặc không biết là cần cấp cứu ngay khi bệnh khởi phát. Do đó, họ mất nhiều thời gian cho những phương pháp dân gian như cạo gió, cắt lể… Những việc này chẳng những không có tác dụng gì mà còn làm giảm cơ hội chữa khỏi cho bệnh nhân.
Người có triệu chứng của bệnh đột quỵ thường có cảm giác tê rần ở vùng mặt, tay hoặc chân, đặc biệt là một bên cơ thể. Nặng hơn người bệnh sẽ cảm thấy nhức đầu dữ dội, suy giảm ý thức nhanh chóng và nôn mữa liên tục. Trong một số trường hợp, người bệnh vẫn còn tỉnh táo, nhưng đa số bị giảm sút tri giác (như lơ mơ, ngủ gà, có thể hôn mê). Bệnh nhân có thể liệt nửa người, liệt mặt và các cơ hầu họng (gây nuốt khó, sặc khi ăn uống, nói khó), tiêu tiểu không tự chủ. Nếu gặp phải những trường hợp này, điều tốt nhất là chúng ta nên đưa người bệnh ngay đến cơ quan y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Đột quỵ có thể để lại tổn thương lâu dài hay không tuỳ thuộc vào tính chất nghiêm trọng và phương pháp điều trị để làm ổn định não nhanh chóng như thế nào. Các loại thương tổn cũng tuỳ thuộc vào vùng não nơi mà đột quỵ xảy ra. Các vấn đề thường gặp sau khi một cơn đột quỵ bao gồm tê ở cánh tay hoặc chân, đi lại khó khăn, vấn đề về thị lực, khó nuốt, và khó nói chuyện cũng như khó hiểu được người khác nói gì. Những vấn đề này có thể là vĩnh viễn, nhưng nhiều người cũng đã phục hồi lại được hầu hết các khả năng của mình. Tuy nhiên chi phí điều trị và chăm sóc đối với người mắc bệnh đột quỵ là khá cao và tốn kém.
Để hạn chế tối đa những nguy cơ mà bệnh đột quỵ gây nên, chúng ta cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý giàu chất xơ và hạn chế các chất mỡ béo, bột đường một trong những nguyên nhân gây tăng lương cholesterol trong máu. Các chất béo có nguồn gốc từ động vật đặc biệt không tốt đối với các bệnh nhân có tiền sử về cao huyết áp hay tai biến mạch máo não, thay vào đó việc dùng các loại chất béo thay thế có nguồn gốc từ dầu thực vật có thể giúp giảm chỉ số cholesterol trong máu, là một trong những nguyên nhân đầu tiên gây nên các bệnh tim mạch và tại biến.
Video đang HOT
Cái Lân, ảnh web MD
Theo 24h
4 điều cần biết về cơ thể phụ nữ
Hiểu rõ về cơ thể mình là điều hết sức cần thiết ở cả nam giới và phụ nữ. Việc tìm hiểu này sẽ giúp chị em hiểu được cơ chế hoạt động và những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bản thân mình.
Dưới đây là 4 bí mật chị em nên biết về cơ thể mình.
1. Trứng và chu kỳ kinh nguyệt
Một phụ nữ có khoảng 400.000 trứng trong hai buồng trứng và thông thường chỉ có 1 quả trứng được "phóng thích" khỏi buồng trứng và "gặp gỡ" với tinh trùng, tham gia vào quá trình thụ tinh. Vào tuổi dậy thì, người phụ nữ bắt đầu có hiện tượng rụng trứng và mỗi tháng rụng một lần.
Khi rụng, trứng chỉ sống được 12-48 giờ, nếu không được thụ tinh nó sẽ tự hư hoại. Khoảng 2 tuần sau đó, những lớp màng dày của tử cung bắt đầu rơi rụng xuống và xuất hiện chu kì kinh nguyệt.
Sự rụng trứng thường xảy ra vào khoảng thời gian giữa hai chu kì kinh nguyệt, tức là vào khoảng 14-15 ngày sau khi bắt đầu có kinh. Khi trứng đã rụng, các noãn (trứng) đi vào ống dẫn trứng và "chờ" để được thụ tinh. Vì vậy, nếu bạn có quan hệ tình dục không sử dụng biên pháp phòng tránh thai trong thời gian này có thể dẫn tới viêc trứng được thụ tinh nhanh chóng.
Hiểu rõ cơ thể sẽ giúp chị em biết được cơ chế sinh sản của mình. Ảnh Internet
2. Thời điểm dễ "dính bầu" nhất
Thực tế thì tại bất kì thời điểm nào, người phụ nữ cũng có thể dinh bầu vì cơ chế rụng trứng không phải lúc nào cũng vào giữa kì kinh nguyệt và cũng không phải ai cũng như ai. Hơn nữa, tinh trùng của người đàn ông lại có sức sống dai dẳng đến vài ngày nên khó lường trước thời điểm tinh trùng sẽ thụ tinh với trứng.
Tuy nhiên, thời điểm rụng trứng vẫn là khoảng thời gian có xác suất thụ tinh thành công cao nhất. Khoảng thời gian này được xác định từ 5 ngày trước khi rụng trứng đến sau khi rụng trứng một ngày.
3. Sự thụ tinh
Sự thụ tinh xảy ra sau khi trứng gặp được tinh trùng của nam giới. Sau khi tinh trùng được phóng vào trong âm đạo, chúng bơi qua cổ tử cung và vào trong ống dẫn trứng để gặp trứng. Sự thụ tinh và thụ thai thường diễn ra cùng một lúc. Sau khi thụ tinh, tinh trùng và trứng kết hợp thành một hạt nhân duy nhất (gọi là hợp tử) và di chuyển vào trong tử cung.
Trong một số trường hợp, hợp tử bị tắc lại ở ống dẫn trứng và vẫn phát triển thì được gọi là chửa ngoài tử cung. Trường hợp này rất nguy hiểm và bắt buộc người mẹ phải phẫu thuật để bỏ thai.
Cũng có trường hợp, có nhiều hơn 1 quả trứng rụng và thụ tinh với tinh trùng hoặc một trứng thụ tinh với nhiều tinh trùng, phát triển thành thai đôi hoặc đa thai.
4. Sự mang thai
Việc hình thành một thai kỳ mất khoảng một ngày và nó chỉ hoàn thành cho đến khi một trứng đã thụ tinh thành công với tinh trùng, sau đó bám được vào màng tử cung của người phụ nữ.
Quá trình mang thai thông thường kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày (40 tuần kể từ ngày bắt đầu chu kì kinh cuối). Trong quá trình mang thai, sự phát triển của thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc của người mẹ (cả về dinh dưỡng lẫn sức khỏe tinh thần, đặc biệt là những kiêng khem cần thiết...).
Theo HN (Tri thức trẻ)
Những điều cần biết về bệnh tim bẩm sinh Theo Tổ chức Y tế thế giới, cứ 1000 trẻ em ra đời, thì 8 em trong số đó mắc bệnh Tim bẩm sinh... Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có thêm 10.000 trường hợp mang căn bệnh này... Vậy liệu chế độ dinh dưỡng cũng như môi trường sống của người mẹ khi mang thai có phải là nguyên nhân dẫn...