Bệnh do virus
Thời điểm giao mùa không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng là đối tượng tấn công của sốt siêu vi do nhiễm các loại virus khác nhau.
Dù là bệnh thường gặp như viêm đường hô hấp hay tiêu chảy do virus… nhưng nếu không được điều trị kịp thời vẫn có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểmNhững ngày gần đây, các bệnh viện (BV) tại Hà Nội liên tục tiếp nhận nhiều ca bệnh nhi khá nặng vì thời tiết biến đổi khi chuyển mùa.
Rotavirus rình rập
Một bé trai 14 tháng tuổi vừa đến cấp cứu tại Khoa Nhi BV Bạch Mai, Hà Nội trong tình trạng hôn mê sâu. Dù được cấp cứu tích cực nhưng bé đã tử vong sau chưa đầy 2 giờ nhập viện.
Gia đình cho biết 2 ngày trước khi nhập viện, bé bị tiêu chảy kèm nôn nhiều và sốt. Khi bé tiêu chảy, gia đình có pha Oresol cho uống nhưng cháu lại nôn ra. Sang ngày thứ 2, gia đình mời bác sĩ đến nhà khám nhưng sau đó, bé vẫn tiêu chảy ồ ạt hơn 30 lần trong ngày. Đến cuối ngày thứ 2, thấy bé suy kiệt, gia đình vội vàng đưa vào BV cấp cứu. Lúc này, bé đã rơi vào trạng thái co giật, sốc trụy mạch.
Theo các bác sĩ, đây là ca tử vong do tiêu chảy khá hiếm gặp trong thời gian qua. Gần đây, điều kiện y tế lẫn việc xử trí bệnh này không quá phức tạp.
Một cháu bé mới 20 ngày tuổi nhưng đã phải nhập viện 8 ngày qua vì viêm phổi
Giới chuyên môn cho biết hiện nay cũng là thời điểm dịch tiêu chảy do Rotavirus bắt đầu xuất hiện. Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai, tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa thu – đông, đặc biệt là bé 3-24 tháng tuổi.
Virus gây tiêu chảy có thể xâm nhập cơ thể qua đường phân – miệng. Trẻ tiêu chảy phân lỏng, toàn nước, có lúc phân màu xanh, có thể có đờm nhớt; tiêu chảy và nôn ói có thể lên đến 20 lần/ngày.
Video đang HOT
“Thông thường, trẻ sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Trẻ có thể ho, sốt nên nhiều cha mẹ dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Nhiều cha mẹ còn tưởng trẻ bị tiêu chảy vì mọc răng, dẫn đến có trường hợp nhập viện trong tình trạng mất nước nặng, đe dọa tính mạng” – TS Dũng cảnh báo.
Biến chứng nguy hiểm là mất nước, mất muối quá nhiều, dễ dẫn đến trụy mạch nếu không được bù nước kịp thời. Cha mẹ nên cho trẻ uống dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì, không pha loãng hay đặc quá. Tuyệt đối không cho uống các loại nước ngọt, nước có gaz khi trẻ đang mất nước do tiêu chảy.
Nếu thấy trẻ mệt quá, bỏ bú, không ăn uống, không chơi, nằm li bì thì nên đưa đến BV. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy. Kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus mà còn làm giảm nhu động ruột dẫn đến tình trạng trướng bụng, thủng ruột, tắc ruột, thậm chí tử vong.
Chớ xem thường sốt virus
Thời điểm giao mùa không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng là đối tượng tấn công của sốt siêu vi do nhiễm các loại virus khác nhau. Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm, bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh biến chứng nguy hiểm khó lường, nhất là với trẻ em.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Khoa Khám bệnh tự nguyện BV Nhi Trung ương, người nhiễm virus thường sốt cao, kèm theo ớn lạnh, đau toàn thân, mệt mỏi, chán ăn, đôi khi có rối loạn tiêu hóa, viêm kết mạc…
Thời điểm giao mùa không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng là đối tượng tấn công của sốt siêu vi do nhiễm các loại virus khác nhau. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Đỗ Tuấn Anh, Khoa Nhi BV Bạch Mai, cho biết khoảng 2 tuần nay, số trẻ viêm phổi tăng mạnh, nhiều trường hợp bị nặng do biến chứng của sốt virus. Phần lớn trẻ ở độ tuổi rất nhỏ, dưới 6 tháng; cá biệt có cháu chỉ mới hơn 10 ngày tuổi đã bị viêm phổi nặng.
Theo bác sĩ Tuấn Anh, trẻ sơ sinh nếu bị viêm phổi thì diễn biến rất nhanh, có cháu chỉ vài giờ và dấu hiệu lại thường không điển hình, dễ bị bỏ qua. “Với nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi, thậm chí chỉ húng hắng ho, không sốt (hoặc chỉ hâm hấp) nhưng đã bị biến chứng viêm phổi rất nặng. Đáng lưu ý là trong số trẻ viêm phổi, có tới 70%-80% bị sốt siêu vi nhưng do cha mẹ chủ quan, tự điều trị hoặc không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đã dẫn tới biến chứng” – bác sĩ Tuấn Anh cảnh báo.
Các bác sĩ cho rằng cha mẹ có thể dễ dàng quan sát nhịp thở của con bằng cách vén áo để quan sát sự di động của lồng ngực hoặc bụng lúc trẻ nằm yên hay ngủ. Nếu thấy trẻ thở co lõm lồng ngực và thở rất nhanh, thậm chí chỉ cần ho nhiều, xuất hiện khó thở, thở rít, ngủ li bì…, cha mẹ cần đưa đi khám tại các cơ sở y tế.
Thời điểm giao mùa, không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng là đối tượng tấn công của sốt siêu vi do nhiễm các loại virus khác nhau.
Theo VNE
Mẹ khoẻ, tim con mới khoẻ
Sinh con, điều mà cha mẹ quan tâm nhất là đứa trẻ được khoẻ mạnh, lành lặn, không mắc một dị tật nào, đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh.
Bệnh tim bẩm sinh là dị tât của buông tim, van tim, vách tim và các mạch máu lớn, xảy ra từ lúc còn ở bào thai. Tân suât bênh tim bâm sinh chung trên thê giới là 8/1.000 trẻ ra đời còn sông.
Liên quan đến bất thường ở gene
Tim bắt đâu đâp từ rât sớm, vào khoảng tuân thứ 4 của thai kỳ và hoàn thiên vào tuân thứ 8, khi mà bào thai chỉ dài chừng 2,5cm. Những bất thường trong quá trình hình thành và phát triển của tim sẽ đưa đến bệnh tim bẩm sinh. Hiện tại, các nhà khoa học chưa xác định rõ ràng nguyên nhân gây ra bệnh, tuy nhiên, các yếu tố như môi trường sống độc hại, mẹ mắc bệnh mãn tính, dùng thuốc trong thai kỳ, bất thường cấu trúc gene (di truyền hoặc không di truyền)... được coi là có tác động đến việc tạo ra bệnh tim bẩm sinh.
Có khoảng 50% các trường hợp tim bẩm sinh liên quan đến bất thường cấu trúc gene. Trong đó, các nghiên cứu cho thấy khoảng 25% trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh liên quan đến những hội chứng bẩm sinh do đột biến gene như hội chứng Down (60% trẻ bị bệnh tim bẩm sinh kênh nhĩ thất có mắc hội chứng này), hội chứng Marfan (thường được gọi hội chứng tay vượn, là một hội chứng có tính chất di truyền, gây ra bất thường ở mô liên kết), hội chứng Williams (ảnh hưởng đến các động mạch do bất thường cấu tạo mô chun giãn ở thành động mạch), hội chứng Turner, hội chứng DiGeogre...
Một yếu tố cũng cần lưu ý là tuổi của mẹ khi mang thai. Nếu người mẹ trên 35 tuổi hoặc bố từ 50 tuổi trở lên, hoặc người mẹ quá trẻ (dưới 18 tuổi) thì thai nhi tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh do dễ gặp các vấn đề về gene hơn.
Nguy cơ từ môi trường sống
Môi trường sống tác đông nhiêu lên viêc hình thành bênh tim bâm sinh. Người ta thấy rằng trẻ tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh nói chung và tim bẩm sinh nói riêng nếu người mẹ có tiếp xúc với tia bức xạ, hoá chất độc hại khi mang thai, như phải làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm... (có các chất độc hại như thuỷ ngân, chì...), hoặc có tiếp xúc với các tia bức xạ ion hoá (chụp X-quang, chụp cắt lớp điện toán...) Nếu người mẹ dùng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cocain... khi mang thai cũng gây hại cho thai nhi và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Người mẹ mắc các bệnh chuyển hoá như tiểu đường, lupus đỏ..., hoặc bị nhiễm trùng trong ba tháng đầu thai kỳ như nhiễm virút (virút Rubella, virút Cytomegalovirus, virút gây bệnh Herpes...), vi trùng (giang mai...), ký sinh trùng (Toxoplasma...) cũng khiến cho con tăng nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh.
Những trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nặng và phức tạp sẽ chậm phát triển
Một yếu tố nguy cơ khác cần lưu ý là người mẹ sử dụng các loại thuốc bị coi là có thể gây độc cho thai như một số loại thuốc kháng sinh, hạ áp, chống co giật, chống trầm cảm... Các thuốc này trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng ở thai nhi. Tác dụng độc hại của thuốc đối với thai có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ nhưng thường gặp nhất trong ba tháng đầu.
Phòng ngừa khi mang thai
Phần lớn bệnh tim bẩm sinh có thể được điều trị và điều trị thành công. Những trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nặng và phức tạp sẽ chậm phát triển, có các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và nếu không được điều trị thích hợp, bệnh sẽ nặng dần rồi đưa đến tử vong. "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", người mẹ cần phòng ngừa bệnh tim cho trẻ bằng cách quan tâm đên những vân đê sức khoẻ trước và trong khi mang thai.
Trước khi mang thai, nêu người mẹ mắc các bênh lý chuyên hoá như tiểu đường, lupus đỏ... thì cân được điêu trị ổn định. Mẹ cũng nên chủng ngừa các bệnh có thể ảnh hưởng trên thai như sởi, quai bị, Rubella, thuỷ đậu trước khi mang thai ít nhất một tháng... Trong ba tháng đầu của thai kỳ, cố gắng tránh mắc các bênh do siêu vi gây ra như cảm cúm, sốt siêu vi... Cần giữ vệ sinh cơ thể tốt, tránh nơi đông người, tránh vào vùng đang có dịch bệnh. Nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn trái cây có vitamin C, uống nhiều nước. Không uống rượu hay dùng các chất kích thích như thuốc lá, càphê... trong suốt quá trình mang thai.
Môi trường sống của người mẹ cần được cải thiện, tránh để ô nhiễm. Tránh tiếp xúc với các tác nhân vât lý, hoá học, chât đôc (nguồn nước bị nhiễm khuẩn, thuỷ ngân, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu...) Cần hạn chế sử dụng thuốc trong quá trình mang thai và nếu bắt buộc dùng thì phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong thai kỳ, người mẹ cần khám thai định kỳ để được theo dõi và chăm sóc thai nhi tốt. Nếu nghi ngờ thai nhi mắc bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ có thể cho siêu âm tim bào thai kiểm tra lúc thai 20 tuần, từ đó có phác đồ điều trị thích hợp.
Theo ThS.BS Ngô Bảo Khoa (Sài gòn tiếp thị)