Bệnh do thừa muối
Muối rất quan trọng trong cuộc sống của con người: giúp cân bằng lượng nước trong cơ thể và có tác dụng hòa tan một số chất.
Khi thiếu muối kéo dài con người sẽ bị tử vong do rối loạn điện giải. Muối quan trọng là thế nhưng nếu dùng muối quá nhiều, chúng ta sẽ lĩnh những hậu quả khôn lường.
Gây yếu xương: Trong thành phần của muối, natri chiếm tới 40%. Việc hấp thu quá nhiều natri mỗi ngày khiến cơ thể bài tiết một lượng lớn canxi, đe dọa đến tỷ trọng và sức khỏe của xương cũng như nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Vì thế, nguy cơ mắc bệnh loãng xương sau đó là một tất yếu rất khó tránh khỏi, nhất là đối với phụ nữ. Vì vậy, càng hạn chế hấp thu natri bao nhiêu thì lượng canxi bị bài tiết ra ngoài cơ thể càng ít bấy nhiêu.
Tăng nguy cơ ung thư dạ dày: Những người có thói quen ăn quá mặn có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao gần gấp đôi so với những người bình thường khác. Nguy cơ này càng cao ở những người thường xuyên kết hợp ăn mặn với ăn chua, cay và uống nhiều bia, rượu.
Rối loạn cấu trúc ADN: Một trong những tác hại nguy hiểm nhất của muối ăn là phá vỡ cấu trúc chuỗi ADN khiến các cơ chế phục hồi tế bào trong cơ thể ngừng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả.
Gây sỏi thận: 70% số bệnh nhân sỏi thận có thói quen ăn mặn hơn nhiều lần so với những người khác. Các nghiên cứu khoa học thấy rằng, chất natri có tác dụng giữ nước, nên ngoài việc làm giảm sự thải các độc tố của cơ thể qua đường bài tiết, nó còn giữ lại các chất vôi và cặn cứng lâu ngày sẽ dẫn đến lắng đọng sỏi. Ngoài việc hạn chế muối, bạn nên giảm bớt lượng protein trong khẩu phần ăn.
Tăng nguy cơ bị tăng huyết áp: Bệnh tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nó diễn tiến âm thầm và thường kéo theo nhiều bệnh khác nguy hiểm hơn như đột quỵ, đau tim… Những người thường xuyên ăn mặn sẽ dễ mắc bệnh tăng huyết áp, đó là vì chất natri sẽ hút nước từ thành của động mạch vào trong mạch máu, làm cho động mạch bị thu hẹp trong khi lượng nước và áp suất lại tăng lên.
Để phòng bệnh tăng huyết áp, ngoài việc tránh lạm dụng muối trong bảo quản và chế biến các món ăn, còn phải hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn có nhiều natri như mì sợi, thức ăn chế biến và đóng gói sẵn, đông lạnh, thịt gia cầm làm sẵn, các món dưa chua, thức ăn nhanh như khoai tây chiên, phồng tôm… Tăng cường ăn rau và hoa quả để tăng lượng kali vốn có tác dụng giảm tăng huyết áp. Những người bị tăng huyết áp chỉ nên dùng tối đa 5g muối/ngày. Trường hợp dùng muối iod thì liều lượng còn phải thấp hơn nữa vì nó có độ mặn cao hơn muối biển.
Tăng nguy cơ bị stress: Đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy, nếu lượng muối trong các bữa ăn vượt quá tỷ lệ cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ bị stress, đó là vì natri sẽ làm tăng số lượng tế bào não nhận hormon norepinephrine – hormon truyền các tín hiệu thần kinh từ não tới tim (làm tim đập nhanh hơn), tới hệ tiêu hoá (làm cho mọi cơ quan tạm ngừng quá trình tiêu hoá) và tới các mạch máu (làm các mạch máu bị co thắt lại)… gây nên cảm giác lo lắng, hoảng sợ và dễ cáu gắt.
Tóm lại, mỗi ngày một người chỉ nên tiêu thụ khoảng từ 3 – 6g muối, tương đương với khoảng 1.200 – 2.000 microgram natri.
Theo PNO
Video đang HOT
Biểu hiện viêm loét dạ dày do vi khuẩn
Vi khuẩn đường ruột h.pylori (Helicobacter pylori) là loại vi khuẩn có trong bao tử và tá tràng gây loét hệ tiêu hóa. Tất cả chúng ta đều có thể nhiễm loại vi khuẩn này. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể gây ra các vết loét, thậm chí là ung thư dạ dày.
Triệu chứng
Đau bụng, dạ dày
Nóng vùng bụng
Dạ dày khó chịu
Cảm giác sưng phù lên
Hay ợ nóng
Nôn
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Nếu bạn có những triệu chứng trên thì nên tìm gặp bác sỹ ngay lập tứcđể kiểm tra xem có nhiễm khuẩn H.pylori không.
Các trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng có thể bao gồm các triệu chứng:
Đau vùng bụng dữ dội
Khó nuốt
Nôn ra chất màu đen
Đi ngoài ra máu
Khi tình trạng nhiễm khuẩnđược chữa trị không phù hợp có thể dẫn đến các triệu chứng như:
Viêm dạ dày
Phần da bị nhiễm trùng dạ dày hở
Khối u ác tính trong tuyến ở dạ dày. Đây là loại ung thư rất khó để chữa trị và cứu chữa.
Nguyên nhân lây nhiễm
Vi khuẩn này rất dễ lây nhiễm và không khó để lan rộng. Chúng ta có thể mắc phải loại vi khuẩn này từ nước nhiễm khuẩn hoặc các vật chất khác bị nhiễm độc bởi nước bọt hay phân người bị bệnh. Phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch và thói quen chơi bẩn của từng người mà trẻ em rất dễ bị lây nhiễm loại vi-rus này. Chúng ta dễ dàng nhiễm khuẩn H.pylori nếu:
Sống với người có thói quen vệ sinh kém
Thức ăn không được nấu chin hoàn toàn
Nước uống không được đun sôi
Du lịch đến những quốc gia có hệ thống vệ sinh không đảm bảo
Nếu chăm sóc người bị nhiễm khuẩn thì nên đeo găng tay và khẩu trang, tránh động chạm các dung dịch hoặc vật dụng bị nhiễm khuẩn
Chữa trị
Khi có nghi ngờ nhiễm khuẩn H.pylori, bác sỹ sẽ xét nghiệm máu đầu tiên. Đây là phương pháp hiệu quả để xácđịnh có vi khuẩn này hay không.
Kiểm tra phân đi ngoài cũng là phương pháp rất hiệu quả để xác định H.pylori trong hệ tiêu hóa của người bệnh.
Khi phát hiện bị nhiễm khuẩn việc chữa trị bao gồm giảm a xít trong dạ dày và dùng kháng sinh. Khi điều trị bước một không thành công sẽ chuyển sang phương pháo điều trị khác.
Nhiều bệnh nhân đang tìm kiếm các cách chữa trị tạm thời từ thiên nhiên. Tuy nhiên cũng nên cẩn thận vì cũng có nhiều lời mời chào chữa bệnh là giả, không xác thực. sau đây là một số dược thảo và dược liệu bổ sung để chữa trị nhiểm khuẩn H.pylori.
Dầuô liu: Dầu ô liu chứa polyphenol có thể giết chết vi khuẩn H.pylori, mặc dùvẫn chưa có bằng chứng ghi lại chứng minh chỉdùng riêng dầu ô liu có thể chữađược bệnh. Dầu ô liu chất lượng cao tốt cho sức khỏe khi được sử dụng thích hợp và bạn nên sử dụng thường xuyên trong chế độ ăn của bạn.
Nước ép cải bắp: Cải bắp thường được sử dụng ở nước Nga để chữa những chỗloét, mụn, nhọt. bạn có thể dùng dụng cụép lấy nước để lấy nước ép cải bắp dễ dàng.
Dầu dừa: Dầu dừa được sửdụng như một tác nhân chống lại vi khuẩn hiệu quả. A xít lảuic trong dầu dừa có thể phá vỡcác cấu trúc tế bào của vi khuẩn và những loại ký sinh khác. Mặc dù nó là dầu bão hòa nhưng dầu dừa rất tuyệt vời để nấu nướng. các a xít béo trong dầu dừa có thể giúp chúng ta giảm cân, cải thiện sự trao đổi chất và tuyến giáp.
Cây việt quất: Có tác dụng chữa viêm nhiễm và loét đường ruột. chất sắc cótrong việt quất có thể tăng cường cho các mạch máu, ngăn cản sự hình thành các tụ máu vàcải thiện quá trình lưu thông. Bởi cây việt quất chứa các chất chống ô xi hóa mạnh nên nó có thể giúp cơ thể trừ tiệt các gốc tự do. Việt quất cũng chứa tannin giúp loại trừ tiêu chảy, một triệu chứng thường gặp khi nhiễm khuẩn H.pylori. ban nên uống 80 - 120mg việt quất hai lần 1 ngày.
Theo Dân Trí
Người Việt chết vì ung thư dạ dày gấp 4-5 lần các nước lân cận Tỷ lệ tử vong do ung thư vú tại nước ta thấp hơn khoảng 3 lần so với Indonesia, trong khi tỷ lệ tử vong của ung thư dạ dày lại cao hơn 4 đến 5 lần so với Lào, Philippines và Thái Lan. Đây là kết quả nghiên cứu bước đầu về bệnh ung thư tại 10 nước trong khu vực được...