Bệnh do rối loạn chuyển hóa đang gia tăng
Kinh tế phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Trước yêu cầu của sự phát triển thì công việc và áp lực cuộc sống cũng đè nặng trên vai mỗi người lao động, đặc biệt là lớp trẻ với công việc ít vận động, hoạt động trí não và làm việc nhiều với máy tính.
Chế độ ăn uống không cân đối (nhiều thịt), bia, rượu và khó kiểm soát. Thời gian làm việc nhiều, không có thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi và giải trí. Do vậy, chuyển hóa trong cơ thể cũng có nhiều thay đổi và dễ có sự rối loạn nếu không kiểm soát chế độ ăn uống và luyện tập mỗi ngày.
Các rối loạn chuyển hóa thường gặp
Rối loạn chuyển hóa lipid máu: Lipid máu gồm cholesterol, triglycerid, HDL-C và LDL-C các Apo A và Apo B. Nếu để tình trạng rối loạn thừa lipid máu kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch, bệnh viêm tụy cấp, bệnh mạch vành, bệnh goutte… làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, thậm chí cả tính mạng người bệnh.
Rối loạn chuyển hóa acid amin: Bệnh này gây ra là do chế độ ăn quá nhiều thức ăn chứa acid amin có nhân purin như thịt bò, thịt chó, thịt các loại thú rừng và các loại ngũ tạng động vật… uống nhiều bia, rượu. Quá trình chuyển hóa các acid amin có nhân purin và thoái hóa acid nucleic của cơ thể tạo ra acid uric.
Nồng độ acid uric máu tăng gây tình trạng lắng đọng các chất này tại các khớp và các mô mềm gây bệnh goutte. Acid uric được bài xuất qua thận nên khi lượng acid uric trong nước tiểu tăng quá mức bình thường có thể bị kết tủa và hình thành sỏi urat trong hệ tiết niệu…
Rối loạn chuyển hóa glucose: Tình trạng tăng glucose máu mạn tính sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Xét nghiệm đường huyết bình thường khi đói (bằng phương pháp hexsokinase) có trị số dưới 4,6 mmol/l, rất ít khả năng bị bệnh ĐTĐ; khi nồng độ glucose máu lúc đói dao động từ 4,7-5,5 mmol/l, bệnh nhân cần kiểm tra thêm xét nghiệm định lượng HbA1C để giúp phát hiện tình trạng tăng glucose máu trung bình trong thời gian 3 tháng kể từ thời điểm lấy máu làm xét nghiệm trở về trước. Nếu glucose máu trên 5,6mmol/l, bệnh nhân cần làm nghiệm pháp tăng glucose huyết để chẩn đoán sớm bệnh lý ĐTĐ.
Video đang HOT
Chú ý xét nghiệm glucose huyết để có kết quả chính xác thì mẫu máu sau khi lấy phải được phân tích ngay trong 1 giờ đầu hoặc có chất bảo quản glucose tránh hiện tượng giảm glucose máu do hiện tượng phân hủy glucose của vi khuẩn môi trường.
Ước tính trong những giờ đầu glucose máu giảm 7% mỗi giờ. Ngoài ra, để chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ, bệnh nhân cần định lượng insulin máu và peptid C để đánh giá tình trạng insulin của cơ thể. Insulin là một hormon của tuyến tụy có vai trò làm giảm glucose máu. Khi nồng độ hoặc chất lượng insulin giảm sẽ gây bệnh ĐTĐ type II (một bệnh khá phổ biến hiện nay).
Rối loạn chuyển hóa nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm.
Lời khuyên của thầy thuốc
Phát hiện sớm và điều trị sớm các bệnh lý do rối loạn chuyển hóa giúp bệnh nhân phòng bệnh kịp thời, hiệu quả điều trị bệnh sẽ cao hơn rất nhiều so với khi đã mắc bệnh nặng thì việc điều trị là rất khó khăn, tốn kém và thậm chí phải điều trị suốt đời.
Thực tế, những chế độ sinh hoạt trong đời sống có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, mọi người nên xây dựng cho mình một lối sống tích cực. Cụ thể: Xây dựng và duy trì thói quen rèn luyện thể dục hằng ngày: dành ít nhất 30 phút để tập luyện thể thao hoặc những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,…
Duy trì cân nặng hợp lý: giữ trọng lượng cơ thể ở mức cân bằng, phù hợp với chỉ số khối cơ thể BMI với từng cá nhân. Đối với những người bị béo phì, nên giảm khoảng 5-10% cân nặng cơ thể để nồng độ insulin được giảm bớt. Đồng thời hạn chế nguy cơ mắc phải một số bệnh lý như ĐTĐ hoặc tăng huyết áp.
Xây dựng thực đơn và chế độ ăn uống hợp lý: Những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ (chủ yếu có trong hoa quả và rau củ) thường rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, protein và chất đạm cũng rất cần thiết. Tuy nhiên, nên hạn chế những thức ăn giàu chất béo, ít cholesterol. Tuyệt đối không hút thuốc lá vì thuốc lá có khả năng làm cơ thể tăng đề kháng insulin. Bệnh nhân bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu hoặc ĐTĐ nên tích cực điều trị bệnh…
Đau bụng dữ dội sau bữa tiệc thịnh soạn vì bệnh nguy hiểm thường gặp
Sau buổi tiệc thịnh soạn với người thân, người đàn ông phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội, bụng chướng căng. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị viêm tụy cấp do rối loạn chuyển hóa.
Đó là trường hợp bệnh nhân B.T.Đ. (49 tuổi) nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện quận Thủ Đức sáng 27/10. Khi vào khoa Cấp cứu, bệnh nhân trong tình trạng đau bụng dữ dội, liên tục, bụng chướng và buồn nôn. Khai thác bệnh sử ghi nhận, tối hôm trước người bệnh đã ăn uống thịnh soạn cùng người thân.
Nhận thấy các triệu chứng của viêm tụy cấp, bác sĩ trực cấp cứu nhanh chóng thực hiện xét nghiệm, siêu âm để chẩn đoán xác định lý do vì sao bệnh nhân đau bụng dữ dội. Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số triglyceride lên đến 7470mg/dl rất cao. Trên thực tế, chỉ số triglyceride có thể tăng rất nhanh sau những bữa ăn có nhiều chất béo. Người bệnh được chẩn đoán viêm tụy cấp do tăng triglyceride nặng, may mắn chưa bị biến chứng suy tạng.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội được bác sĩ xác định bị viêm tụy cấp
Phân tích của Bác sĩ Nguyễn Văn Nhân, khoa Cấp cứu cho thấy, bình thường tuyến tụy sẽ tiết ra các men tụy để góp phần vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Các men này được tiết ra dưới dạng không hoạt động (tiền men) và chúng chỉ được hoạt hóa trở thành có tác dụng ở tá tràng.
Viêm tụy cấp là tiến trình tự hủy mô do chính men tụy gây ra. Chỉ số triglyceride nếu tăng vượt mức sẽ khiến các acid béo tự do tăng cao làm tế bào tụy tự tổn thương, tăng các chất trung gian của phản ứng viêm và các gốc tự do, hệ quả là viêm tụy. Biểu hiện thường thấy là đau bụng dữ dội, nôn mửa... Nếu dịch tiêu hóa rò rỉ ra ngoài tuyến tụy có thể ăn mòn các cơ quan nội tạng lân cận, gây suy đa cơ quan, đe dọa đến tính mạng.
Trước đây, những bệnh nhân viêm tụy cấp kèm suy chức năng tạng thường phải được lọc máu, thay huyết tương. Tuy nhiên, những năm gần đây, với chuyên môn, kỹ thuật nâng cao, đáp ứng được các ca bệnh phức tạp, bệnh nhân viêm tụy cấp do tăng triglyceride được điều trị nội khoa tích cực bằng cách tiêm insulin, truyền dịch, kiểm soát đau, dinh dưỡng và được theo dõi liên tục về nước tiểu.
Dung nạp quá nhiều chất béo, rượu bia sẽ khiến tuyến tụy bị rối loạn chuyển hóa gây viêm (ảnh minh họa)
Với phương pháp điều trị trên kết hợp kiểm soát khẩu phần dinh dưỡng, sau 48 giờ bệnh nhân đã đáp ứng tốt. Hiện, nam bệnh nhân dần bình phục, giảm đau, tiếp xúc tốt, huyết động ổn định, đang tiếp tục được bác sĩ theo dõi, điều trị.
Bác sĩ cảnh báo, viêm tụy cấp có biểu hiện đau gần giống với đau bụng cấp trong các bệnh lý dạ dày tá tràng, thường xuất hiện sau khi đã uống nhiều rượu bia làm cho người bệnh chủ quan không đi khám kịp thời. Nếu viêm tụy cấp không được phát hiện sớm, bệnh có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm như: hạ huyết áp, sốc, suy đa tạng, xuất huyết, nhiễm trùng tại tuyến tụy, suy hô hấp cấp, nang giả tụy. Tỷ lệ tử vong do viêm tụy cấp lên tới hơn 15%, đặc biệt nguy cơ tử vong vì viêm tụy cấp do rượu bia thường cao gấp 3 lần các nguyên nhân khác.
Thực tế tại Bệnh viện quận Thủ Đức mỗi dịp lễ tết thường tiếp nhận các ca bệnh viêm tụy cấp nhập viện cấp cứu. Viêm tụy cấp do tăng triglyceride gây rối loạn chuyển hóa thường xảy ra sau các bữa ăn thịnh soạn, chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đạm đặc biệt là sau những lần uống rượu bia. Để phòng ngừa nguy cơ viêm tụy cấp, ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động điều độ, cộng đồng nên hạn chế tối đa rượu bia và nói không với thuốc lá.
Các kiểu ăn tối sai lầm khiến bạn mắc đủ bệnh Ăn quá no dễ khiến bạn mắc tiểu đường trong khi bỏ bữa hoặc ăn muộn làm bạn bị sỏi mật, viêm loét dạ dày. Trong xã hội ngày nay, nhịp sống ngày càng nhanh hơn. Nhiều nhân viên văn phòng ăn uống tùy tiện vào bữa sáng và bữa trưa. Chỉ vào buổi tối, họ mới có thời gian chuẩn bị bữa...