Bệnh do muỗi cát
Muỗi truyền bệnh có nhiều loại khác nhau. Trong thời gian qua, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, giun chỉ bạch huyết… đã được nói đến nhiều. Riêng loài muỗi cát ít khi được đề cập.
Muỗi cát có đặc điểm “nhận dạng” rất riêng
Muỗi cát có tên khoa học là Phlebotomine sandflies hoặc Phlebotomus, chúng nhỏ khoảng 3mm, màu vàng trắng trên chân, cánh, thân đều có lông. Cánh muỗi hình bầu dục, đầu mút cánh hình mũi mác. Mắt to, đen, nổi rõ, rất dễ nhận biết. Loài muỗi này có chân dài với một kiểu bay nhảy khá đặc biệt như bay một đoạn ngắn rồi lại đậu. Trái với tất cả các loại côn trùng hai cánh chích đốt khác, hai cánh của loài muỗi cát không khép vào thân khi đậu nghỉ mà dựng đứng trên thân tạo thành hình chữ V.
Thời kỳ ủ bệnh do nhiễm Leishmania trung bình khoảng 3 tháng, ngắn nhất là 3 tuần, dài nhất là 18 tháng. Nếu bị mắc bệnh do nhiễm ký sinh trùng Leishmania không được điều trị sẽ có tỷ lệ tử vong cao trong vòng từ 3 – 20 tháng ở người lớn tỷ lệ tử vong chiếm 90 – 95%, ở trẻ em tỷ lệ tử vong có thể chiếm tới 75 – 85%. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong giảm xuống dưới 10%.
Muỗi cát sống hoang dại, trú ẩn ở các hốc cây, kẽ đá… đặc biệt hay gặp ở các tổ mối. Chỉ có muỗi cái mới hút máu người và các loại động vật. Ở Việt Nam, đã phát hiện muỗi cát ở Cẩm Bình (Hải Dương), Ghềnh (Ninh Bình), Đức Phổ (Quảng Ngãi)…
Muỗi cát thường đốt hút máu sau khi trời tối nhưng cũng có thể đốt vào ban ngày ở trong rừng khi có mây che phủ. Do muỗi có vòi ngắn nên chúng không thể đốt, hút máu người xuyên qua quần áo được.
Muỗi cát cái là trung gian truyền bệnh Leishmania cho súc vật thuộc các loài gặm nhấm như chuột, loài có nanh như chó, mèo, cáo… và nhiều loại động vật có vú, trong đó có cả con người.
Những bệnh do nhiễm Leishmania
Ký sinh trùng Leishmania có 3 thể và 3 chủng, mỗi chủng Leishmania gây ra một loại bệnh khác nhau.
Bệnh Kala-azar: gọi là bệnh sốt đen, còn gọi là thể Ấn Độ. Mầm bệnh là loại ký sinh trùng Leishmania donovani. Nguồn bệnh là người, tất cả mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh nhưng tỷ lệ bệnh được ghi nhận cao hơn ở người lớn. Bệnh thường có biểu hiện với các triệu chứng lâm sàng như sốt cao từ 39oC đến 40oC, sốt có dạng làn sóng. Gan, lách sưng to nhanh trong khoảng từ 3 – 6 tháng. Da bệnh nhân có màu sẫm, tóc giòn. Bạch cầu, hồng cầu giảm nhiều. Sau khi mắc bệnh, nếu bệnh nhân thoát chết, trên da người bệnh xuất hiện những nốt mụn gọi là thể Leishmaniod, trong nốt mụn chứa rất nhiều ký sinh trùng Leishmania.
Video đang HOT
Chukỳ sinh trưởng của muỗi cát và vòng truyền bệnh.
Bệnh Kala-azar trẻ em:
còn gọi là thể Địa Trung Hải. Mầm bệnh là loại ký sinh trùng Leishmania donovani infantum. Bệnh thường gặp ở trẻ em. Ngoài nguồn bệnh là người, còn có các loại động vật khác như chó, chuột, sóc, chồn, cáo… Bệnh thường được biểu hiện sớm với các vết loét ở da có đường kính khoảng 2cm sau đó xuất hiện các triệu chứng như bệnh Kala-azar ở người lớn như: sốt cao, sốt có dạng làn sóng gan, lách sưng to, da bị sẫm màu… nhưng ở vào giai đoạn sau không xuất hiện các nốt mụn Leishmaniod như thể bệnh ở người lớn.
Bệnh Leishmania phủ tạng Đông Phi: còn gọi là thể châu Phi. Mầm bệnh là loại ký sinh trùng Leishmania donovani archibadi. Nguồn bệnh là người và các loại động vật có vú hoang dại, động vật ăn thịt và động vật gặm nhấm. Bệnh xuất hiện những nốt mụn ở trên da, sau trở thành vết loét. Bệnh nhân bị sốt, gan, lách sưng to, da sẫm màu có thể có những nốt mụn Leishmaniod ở da sau khi bệnh lùi.
Điều trị bệnh do Leishmania
Chẩn đoán bệnh do nhiễm Leishmania dựa vào các biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình như sốt có dạng làn sóng, gan, lách sưng to da sẫm màu, vết loét ở trên da hoặc có các nốt mụn Leishmaniod. Việc chẩn đoán ký sinh học cần căn cứ vào xét nghiệm máu, dịch vết loét, phương pháp huyết thanh miễn dịch, sinh học phân tử, sinh thiết hạch, gan, lách tủy xương để tìm ký sinh trùng… Điều trị bệnh do ký sinh trùng Leishmania bằng cách sử dụng các loại thuốc có dẫn chất của antimoin như stibophen, fuadrin, neoantimosan, stibosanun… hoặc diamidin, amphotericin B.
Theo SKDS
Cẩn thận 5 bệnh dễ phát triển trong mùa mưa
Ngoài những bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng... các bệnh dưới đây cũng đang là mối đe dọa sức khỏe của bạn trong những ngày nắng nóng mưa nhiều.
1. Bệnh sốt rét
Đây là môt trong những bênh nguy hiêm nhât xuât hiên vào mùa mưa. Bênh sôt rét do muôi Anophen cái gây ra. Muỗi mang mâm bênh từ người nhiêm bênh sang người khỏe mạnh. Khi bị sôt rét, người bênh có thê xuât hiên những triêu chứng như: sốt, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ...
Đê tránh muôi đôt gây bênh sôt rét, bạn cân chú ý tiêu diêt muôi, bọ, loăng quăng xung quanh nhà, nhât là ở những vũng nước đọng. Lưu ý đóng kín cửa khi về chiều và ban đêm đê tránh muôi vào nhà.
Khi ngủ, cân nằm màn đê giảm nguy cơ tiếp xúc với muỗi. Tôt nhât bạn nên dự trữ môt sô thuôc hạ sốt tại nhà đê phòng tránh sốt đột ngột trong đêm.
2. Bệnh tả
Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh tả vì nó ảnh hưởng đến ruột non. Bênh tả phát triên và lây lan nhanh chóng chủ yêu ở những khu vực kém vê sinh. Thời tiết ở Việt Nam nóng ẩm, nắng lắm mưa nhiều nên càng tạo điều kiện cho vi khuẩn dịch tả sinh sôi và phát triển mạnh mẽ.
Môt sô triêu chứng của bênh tả có thê bao gôm như: tiêu chảy nặng, phân lỏng thành nước, giảm cân nhanh chóng, chuột rút cơ bắp nghiêm trọng...
Trẻ em cân được chủng ngừa bênh tả trong 6 tháng đâu sau sinh. Đê phòng chông bênh tả, tôt nhât bạn nên chú ý giữ gìn vê sinh đô ăn, thức uông.
Nên ăn thực phâm nâu chín đê tránh vi khuân tả tăng lên khi vào cơ thê.
3. Thương hàn
Thương hàn là một bệnh gây ra bởi vi khuẩn salmonella và có đô lây nhiễm rất cao. Bệnh thương hàn thường có xu hướng phát triển do ăn phải thức ăn và nước uống bị ô nhiễm. Bạn cần lưu ý rằng ngay cả sau khi được chữa khỏi, một số bệnh nhân có thê vẫn còn vi khuân gây bênh bên trong túi mật.
Người bị bênh thương hàn thường có triêu chứng sốt kéo dài, đau đầu, đau bụng dữ dội, tiếp theo là táo bón hoặc tiêu chảy...
4. Cảm lạnh thông thường và cúm
Đây là những bênh trong chuôi các bênh truyên nhiêm thường xảy ra nhât trên thê giới. Bênh có thê do môt sô virus khác nhau gây ra và thường được gọi là nhiễm virus đường hô hấp trên.
Cảm lạnh thông thường và cúm có thể bao gồm ho, chảy nước mũi, hắt hơi...
Bệnh thường lây lan trong không khí và qua tiếp xúc, ví dụ như hít phải virus bênh trong không khí, tiêp xúc chung đô vât với người bị bênh...
Đôi với bênh cảm lạnh thông thường, viêc điêu trị cũng khá đơn giản, người bênh nên uống nhiều chất lỏng như nước, nước trái cây tươi, súp... Súc miệng bằng nước muối ấm, tránh hút thuốc và uống rượu cũng là một cách để phòng bệnh cảm lạnh.
5. Cúm H1N1
Mặc dù H1N1 không còn là môt đại dịch đáng lo ngại nữa nhưng viêc phòng tránh và phát hiên bênh vân hêt sức cân thiêt. Nêu thây bât kì triêu chứng cúm nào, bạn nên đi khám.
Thông thường, cúm H1N1 cũng có những triêu chứng ban đâu như bênh cúm thông thường. Chỉ qua xét nghiêm các bác sĩ mới kêt luân chính xác bạn có bị cúm H1N1 hay không.
Đê phòng tránh cúm H1N1, nên tránh xa những người có triêu chứng cảm lạnh và cúm, đeo khẩu trang khi tiêp xúc với người bênh
Theo cẩm nang gia đình
'Virus phụ nữ' tấn công đàn ông Các chuyên gia y tế cho biết, nam giới cũng có thể nhiễm virus HPV - thủ phạm hàng đầu gây bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Thạc sĩ Lê Thị Kiều Dung, Giảng viên Bộ môn sản ĐH Y dược TP HCM, cho biết virus HPV có thể tấn công 50% số người lớn đang độ tuổi sinh hoạt...