Bệnh dịch hạch tái xuất tại Trung Quốc
Trung Quốc vừa thông báo một ca tử vong do mắc bệnh dịch hạch thể phổi ở tỉnh Cam Túc. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới.
Tồn tại hơn 2.000 năm qua, dịch hạch đã gây ra 4 trận đại dịch với số tử vong khủng khiếp trong lịch sử nhân loại. Ảnh: Amazone.
Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế Việt Nam, người mắc bệnh là nam, 38 tuổi, khởi phát bệnh vào ngày 14/7 với các triệu chứng sốt, ho. Bệnh nhân đã đi khám, nhập viện ngày 15/7 và được cách ly tại bệnh viện. Một ngày sau thì người bệnh tử vong. Kết quả xét nghiệm dương tính với dịch hạch.
Bệnh nhân làm nghề chăn nuôi và có tiền sử tiếp xúc với loài gặm nhấm. Bộ Y tế Trung Quốc đã thành lập Trung tâm điều hành khẩn cấp, điều tra thực địa và tiêu độc khử trùng môi trường, đồng thời theo dõi những người tiếp xúc gần với bệnh nhân.
Trước đó tháng 8/2009, Bộ Y tế Trung Quốc thông báo bùng phát chùm ca bệnh dịch hạch thể phổi tại thị trấn Ziketan, tỉnh Thanh Hải với 12 trường hợp nhiễm, trong đó có 2 ca tử vong.
Video đang HOT
Dịch hạch thể phổi là một trong 3 loại chính của dịch hạch, được chia theo loại nội tạng mà bệnh tấn công (gồm dịch hạch thể phổi, dịch hạch thể hạch bạch huyết – loại thường gặp nhất và dịch hạch thể nhiễm trùng máu), đều do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Dịch hạch thể phổi hiếm gặp nhất và cũng nguy hiểm hơn cả bởi có thể lây từ người sang người.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, dịch hạch thể phổi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới, bệnh nhân có thể chết trong vòng 24 giờ sau khi nhiễm. Người bệnh hít phải vi khuẩn hạch thể phổi khi chúng phát tán trong không khí, hoặc do mổ xẻ, ăn phải động vật nhiễm bệnh (thường là chuột), sau đó có thể truyền sang người khác khi ho mà không cần vật trung gian. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 4 ngày. Người nhiễm bệnh thường có triệu chứng sốt, đau đầu, suy nhược cơ thể, sau đó chuyển sang ho, đau ngực, khó thở, đôi khi ho ra máu.
Tại Việt Nam, những năm trước ghi nhận chủ yếu là dịch hạch thể hạch bạch huyết. Tuy nhiên, kể từ ca bệnh cuối cùng năm 2003 tại Tây Nguyên, đến nay qua giám sát chưa ghi nhận ca mới nào.
Phương Trang
Theo VNE
Những bài thuốc hay từ đậu tương
Theo Đông y, đậu tương có vị ngọt tính bình, có tác dụng kiện tỳ khoan trung, nhuận táo tiêu thủy. Trị cam tích tả lỵ, bụng trướng, dịch hạch, giải độc, lợi đại trường, tiêu thủy trướng...
Bài 1: Đậu tương 500g, tiết lợn sống 300g. Đậu tương sơ chế, ngâm nước cho mềm, tiết lợn luộc chín vớt ra thái miếng vừa ăn để riêng, cho đậu tương vào nước luộc tiết ninh nhừ, kế tiếp cho tiết vào đun sôi nêm gia vị vừa ăn. Bắc ra chia ăn nguội trong ngày. Trị chứng dạ dày tích nhiệt, nóng trong bụng, xót ruột, tâm trạng bồn chồn không yên. Ăn liên tục 7 - 10 ngày.
Bài 2: Đậu tương 250g, đậu phụ 200g, nấm hương 10g, gia vị đủ dùng. Đậu tương sơ chế ngâm nước cho mềm, chế nước đủ dùng đem ninh nhừ, nấm làm sạch, đậu thái miếng vừa ăn. Khi đậu tương nhừ cho tiếp nấm và đậu phụ vào đun sôi nhẹ nêm gia vị bắc ra ăn trong ngày. Ăn liên tục 2 - 3 liệu trình, nghỉ 7 - 10 ngày ăn tiếp, mỗi liệu trình 10 - 15 ngày. Bài thuốc thích dụng cho người tăng huyết áp, béo phì thể thấp trệ, mỡ máu cao, suy nhược cơ thể...
Bài 3: Đậu phụ 200g, giá đậu tương 250g, mộc nhĩ 20g, gia vị đủ dùng. Tất cả đem nấu canh hoặc xào ăn trong ngày, ăn liên tục 10 - 15 ngày. Món ăn thích hợp với người ăn kiêng giảm cân, người tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn lipit máu...
Bài 4: Đậu tương sống 100g giã nát chế nước chiết lấy dịch uống dùng trong các trường hợp ăn nhầm thức ăn độc, nấm mốc... Nếu uống vào mà bệnh nhân chưa thổ ra được thì dùng dùng đậu tương sống nấu nước đặc cho uống.
Bài 5: Đậu tương sống lượng đủ dùng giã nát đắp vào nơi bị bệnh có tác dụng cầm máu, hút dịch viêm và tăng bài tiết sữa trong các trường hợp viêm tắc tia sữa, ít sữa...
Bài 6: Giá đậu tương 500g phơi khô, sao vàng tán mịn. Ngày uống 3 lần mỗi lần một thìa cà phê, uống vào lúc đói, lấy rượu trắng chiêu thuốc, dùng liên tục trong 3 - 5 tháng. Có tác dụng tăng lưu lượng tuần hoàn giúp giảm độ khô nám của da, cải thiện sắc tố da ở người da đồi mồi, giảm thâm nám...
Bài 7: Đậu phụ 100g, nấm hương 100g, mộc nhĩ 100, măng tươi 10g, gia vị đủ dùng. Nấu canh ăn hằng ngày, có thể ăn kéo dài. Bài thuốc có tác dụng nâng cao miễn dịch làm giảm thiểu tác dụng ở bệnh nhân sử dụng thuốc kéo dài hoặc tác dụng phụ của hóa trị liệu, giúp người bệnh nâng cao đề kháng.
Theo y văn cổ để lại, nếu dùng đậu tương đơn thuần kéo dài không nên dùng liều cao, nếu ăn quá nhiều sinh nghẽn khí, sinh đàm, gây ho, làm nặng người, mặt vàng. Không dùng đồng thời với thịt lợn, dê và cá.
Lương y Chu Văn Tiến (Hội Đông y Vĩnh Tường)
Kiến thức
Thực phẩm cần tránh với người bệnh thủy đậu Vào mùa hè, một trong những căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm là bệnh thủy đậu, nhất là với trẻ em do khả năng miễn dịch còn yếu.Theo các chuyên gia, bệnh thủy đậu thường đi kèm với triệu chứng ngứa, mệt mỏi, sốt, dẫn đến làm suy nhược cơ thể. Vì thế, trong thời gian từ 10 đến 12 ngày ủ bệnh,...